Tỉnh Đắk Nông là vùng đất hội tụ hơn 40 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có truyên thống và nét văn hóa riêng. Vì vậy, đặc sản và các món ngon Đắk Nông cũng rất đa dạng. Với các dân tộc như M’Nong, Mạ, Ê Đê các món ăn được chế biến khá đơn giản, chủ yếu là luộc, nướng hoặc nấu canh. Và một điều khá dễ nhân thấy là các món ăn ở đây là sự kết hợp giữa các nguyên liệu với nhau, thể hiện được sự đoàn kết của cả một cộng đồng. Ngoài ra, nhiều đồng bào các dân tộc ở nơi khác đến Đắk Nông lập nghiệp, sinh sống và mang theo những món ăn đặc sản của dân tộc mình, từ đó tạo nên sự phong phú đa dạng của ẩm thực nơi đây.
Dưới đây là danh sách các mon ngon ở Đắk Nông làm du khách phải thương nhớ, nếu có dịp đến với vùng đất Tây Nguyên này thì nhớ thưởng thức các món ăn được giới thiệu có kèm địa điểm ăn uống dưới đây nhé.
1. Cá Lăng Sông Sêrêpốk
Sông Sêrêpốk là một dòng chảy qua địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Dòng sông không chỉ cung cấp lượng nước tưới tiêu dồi dào mà còn là nơi sinh sống của loài cá lăng, một loài cá đặc sản vô cùng nổi tiếng. Cá lăng là loài cá đuôi đỏ, da trơn, sống ở nhiều nơi của Tây Nguyên nhưng có lẽ do hợp với môi trường sinh thái tại sông Sêrêpốk nên thị cá lăng rất đặc biệt so với nơi khác.
Các lăng Sông Sêrêpốk có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: om, hấp, xào tỏi, cháo,… tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẫu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Cá lăng nấu lẩu phải chọn cá còn tươi, không sử dụng cá ướp lanh. Khi nồi lẩu sôi, cho cá và các loại rau ăn kèm. Khi thưởng thức du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt, bùi của thịt cá hòa trộn cùng vị chua thanh của các loại gia vị như bài thuốc không thể thiếu một vị nào. Để nồi lẩu thêm ngon hơn thì phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và không thể thiếu rau thì là để nước lẩu thơm hơn, ngọt hơn.
- Địa chỉ: 126 Quốc Lộ 14, Xã Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
- Địa chỉ: số 112, QL14, thôn 7, Hòa Phú, Tp. BMT, Đắk Lắk
2. Muối Kiến Vàng
Muối kiến vàng là một loại muối ngon, được chế biến từ xác của những con kiến sống trên cây cao. Để có được loại muối ngon này, người ta phải vào rừng sâu, dùng một cái sào thật dài khua bắt kiến. Cách chế biến cũng đơn giản, sau khi bắt về sẽ tiến hành rang kiến lên để loại bỏ bụi bẩn rồi cho ớt, muối hột vào rang cùng. Khi thưởng thức sẽ có vị mặn, ngọt cay đồng điệu kèm chút vị chua từ núi rừng rất đặc trưng.
Để thưởng thức muối kiến vàng, du khách nên ăn kèm với bò một nắng – đặc sản trứ danh của Phú Yên. Thịt bò được tẩm ướp gia vị đậm đà, sau đó mang đi phơi nắng cho săn lại rồi đem vào bảo quản. Khi ăn chỉ cần đêm nướng chín trên than hồng. Xé từng miếng thịt bò nóng hổi, thơm phức rồi chấm cùng với muối kiến vàng sẽ tạo hương vị khó cưỡng. Thịt bò dai, đậm đà gia vị cùng với hương vị mặn, cay, chua của muối kiến làm món ăn trở nên rất hấp dẫn.
3. Cơm Lam
Nói đến món ngon Đắk Nông thì không thể không nhắc đến món cơm lam dẻo, thơm ngon, vị bùi, mang đậm hương vị của núi rừng cao nguyên. Cơm lam Đắk Nông là cơm được làm từ gạo dẻo hoặc gạo nếp, khi nấu không cho vào nồi mà cho vào ống tre, giang, nứa…Mặc dù được làm từ loại gạo dẻo hay gạo nếp nhưng khi dùng cơm lam, người ăn không hề biết ngán và dù ăn kèm với những món ngon khác như gà nướng, bò nướng thì mùi cơm lam vẫn không thể lẫn vào đâu được.
Để có được món cơm lam ngon đúng điệu thì cần phải có sự tỉ mỉ và cẩn thận, phải biết cách chọn nếp, chọn ống và đặt lên bếp than, canh bếp… Trước hết, người chế biến phải chọn loại nếp dẻo thơm, sau đó ngâm gạo cho mềm khoảng vài tiếng, hoặc qua đêm. Để tạo hương thơm cho cơm, nhiều người còn dùng lá thơm cho vào ngâm cùng. Còn loại ống tre thì phải là loại không quá non, không quá già. Sau đó là cho gạo vào ống, và bịt miệng ống bằng ít lá rừng hoặc lá chuối. Tiếp theo là nướng trên than hồng. Cơm lam khi thưởng thức sẽ được ăn kèm với các món ăn khác như gà nướng, bò nướng thì mùi cơm lam vẫn không thể lẫn vào đâu được.
- Địa chỉ: Nhà hàng Hoàng Anh, Đường Mạc Thị Bưởi, P. Nghĩa Thành, TX.Gia Nghĩa
4. Lẩu Lá Rừng Tây Nguyên
Lẩu lá rừng là món ngon, đặc sản nổi tiếng ở Đắk Nông. Mỗi loại lá rừng đều được lựa chọn kỉ lưởng để đảm bảo không có độc tố và khi ăn lẩu sẽ không có tác dụng phụ. Món ăn độc đáo này đã có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc đúc kết lại. Là một món ăn dễ chế biến và chứa đựng những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt với sức khỏe. Có khoảng 10 loại lá rừng được dùng để nấu lẩu, cùng với những loại là này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.
Dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn xanh đã thấm vào từng chiếc lá để du khách có thể cảm nhận một cách ddafayd dủ nhất về Tây Nguyên. Các loại lá rừng dùng để ăn lẩu có thể kể đến như: lộc vừng ăn chát nhưng điều vị tốt, lá đinh lăng có tác dụng hoạt huyết, dai sức, sâm đất thì mát, giải nhiệt rất tốt; lá kim căng thì giúp ăn ngon ngủ tốt. Ngoài ra, còn rất nhiều loại lá khác như hồng ngọc, diếp cá, rau sướng, mã đề, quế, húng, thuyền đất… cũng có nhiều tác dụng như giải độc, cân bằng cơ thể.
- Địa chỉ quán: Quán ăn Hoàng Ngân, Ngã 3 Hồ Vịt, QL 14, TX. Gia Nghĩa
5. Rượu Cần
Trong các dịp lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, với họ là tin tương, là do Trời sai thần linh xuống trần gian dạy con người cách làm rượu. Rượu cần Tây Nguyên được uống bằng cần, trong rượu có nhiều thứu, ngon hay dở là do người làm cũng như các hợp chất có đầy đủ hay không. Ngày nay, rượu cần không chỉ dành cho các đồng bào Tây Nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè chở đi bán tại các làng miền xuôi. Nếu du khách có dịp đến vùng đất này thì nhớ thưởng thức loại rượu đặc biệt này nhé.
Sự hấp dẫn của rượu cần còn nằm ở sự nghiêm ngặt trong cách chế biến. Nguyên liệu chế biến rượu cần có thể dùng ngô, sắn, gạo nếp, gạo tẻm hạt bo bo… Nhưng ngon nhất vẫn là gạo nếp, và dùng trong những dịp đặc biệt. Làm rượu cần rất đơn giản, chỉ cần bỏ men vào cơm ủ trong ché (ghè) độ bốn năm hôm là thành rượu. Lúc nào uống thì cho thêm nước lã vào chứ không cất như rượu, rượu để lâu ngày uống càng ngon. Thưởng thưc rượu cần thể hiện sự đoàn kết, yêu thương, mọi người có thể uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi thịt trâu nướng mà không sợ mất vệ sinh.
- Địa chỉ: Bon Bu Sóp, Đắk Nia, Gia Nghĩa, Đắk Nông.
6. Canh Thụt Đọt Mây
Canh thụt đọt mây là món đặc sản Đắk Nông của người M’nông, Mạ, phổ biến ở vùng phía nam tỉnh như Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk Glong, Đắk Song. Món ăn thường dùng để đãi bạn bè, khách quý và dùng trong các lễ hội. Ngoài đọt mây, nguyên liệu nấu canh thụt còn gồm rau nhíp, măng, thịt hoặc cá suối, ít con mối và vài con dế dũi… Hương vị của món canh thụt được làm nên nhờ các loại rau rừng.
Món canh thụt đọt mây được chế biến từ nhiều nguyên liệu gồm: lá bép, đọt mây, cà đắng, ớt xiêm rừng, cá suối hoặc thịt động vật…. Đọt mây sau khi lấy từng rừng về sẽ làm sạch và chỉ lấy phần đọt non phía trên. Ngoài ra, nguyên liệu không thể thiếu với canh thụt là cá hoặc thịt. Cách nấu canh là cho tất cả nguyên liệu chuẩn bị vào ống lồ ô tươi, bịt kín đầu. Ống lồ ô được để ngiền trên lửa và quay tròn cho canh chín đều. Khi thưởng thức món canh thụt này, du khách sẽ cảm nhận được mùi thơm của lá bếp, vị cay của ớt, vị bùi, béo của đọt mây. Đặc biệt, khi thưởng thức miếng đầu tiên, du khách sẽ cảm nhận được vị đắng của dọt mây, nhưng vị ngọt nhanh chóng lan tỏa, kích thích sự thèm ăn.
7. Măng Chua Rừng
Một món ăn khác cũng rất nổi tiếng tại Đắk Nông là măng chua, một món ăn dân dã, mộc mạc của đồng bào dân tộc. Tuy không phải là món ăn cao sang, măng chua mộc mạc như bản chất của người dân tộc Tây Nguyên và để lại trong lòng mỗi du khách một cảm giác thật ngon, thật lạ vì chính bản chất bình dị, tự nhiên vốn có. Măng tươi được giã dập mang ủ trong chum sành khoảng 2 tuần đến khi đủ chua thì mang ra chế biến với cá trê, thịt gà. Một hủ măng chua chính là món quà đặc sản của Đăk Nông để du khách mua về cho người thân và gia đình.
Để có được món măng chua đặc sản vùng Tây Nguyên, người dân phải lặn lội vào rừng, rúc vào những bụi tre đầy gai để có thể lấy được mụt măng non về làm măng chua. Măng được dùng làm măng chua phải là măng mai, măng tre, và măng giang. Măng sau khi được làm sạch được thái mỏng và ngâm với nước pha loãng có ít muối trong khoảng thời gian 2-3 ngày cho lên men. Sau cùng là cho thêm ớt và ủ trong chậu sành khoảng 2 tuần là men chua đã chín và có thể thưởng thức.
8. Cà Đắng
Cà đắng trước đây là loại cà hoang, mọc dại nhiều trên rừng, trên các nương gẫy, hiện nay cà được nhiều bà con trồng nhiều trong vườn nhà cũng như các đồng ruộng, ra quả quanh năm, trái cà dài và to hơn cà pháo của người Kinh. Cũng giống như đặc sản Gia Lai, ở Đắk Nông cũng có món cà đắng. Cà đắng xuất hiện nhiều trong các bữa cơm của người đồng bào dân tộc, như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc… Nếu du khách mạnh dạn thưởng thức được đũa đàu tiên của món cà đắng, thì sau đó sẽ cảm nhận được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vit mặn của cá khô, tôm hoặc tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.
Loại cà này có vị đắng nhẹ, và có thể ăn sông nên rất thích hợp cho những ai thích ăn sống. Vì là cà đắng nên sẽ có vị đắng, nhưng sau đó sẽ ngọt dần. Với sự kỳ lạ của món ăn, cà đắng trở thành món đặc sản ở Đắk Nông, mang màu sắc, hơi hướng rất riêng của vùng đất bazan địa ngàn, hùng vĩ. Nếu có dịp đến với Đắk Nông, hãy thưởng thức ngay món ăn này nhé.
9. Gỏi Lá
Gỏi lá rừng Tây Nguyên như một bản hòa tấu của vị chua, ngọt, đắng, mát, chát, bùi, the, thơm, cay, nồng, ngậy, béo… ăn mãi không ngán. Nguyên liệu chính của món ăn này không phải là rau xanh hay rau thơm mà là lá cây thuần túy, không có độc tính và rất ngon. Món gỏi này có tới 50 loại lá, rau khác nhau từ quen đến là và rất lạ. Một số loại lá có thể kể tên là: cải cay, diếp cá, húng quế, quế, mã đề, lá lốt, sung, đinh lăng, ổi, mơ, sâm đất, tram, chó đẻ răng cưa, vừng, hồng ngọc… Phần lớn có thể dọn món khi chỉ đủ 40 loại lá đổ lại nhưng nhất thiết không thể thiếu lá sung, đinh lăng và lá mơ lông.
Các món khác ăn kèm không thể thiếu để làm tăng hương vị cho món ăn bao gồm: da heo thái mỏng trộn thính, tôm sông rang, thịt ba chỉ và nước chấm bỗng rượu vốn đã được khử mùi qua một chút dầu nóng và trộn đều với trứng vịt làm thành một hỗn hơp có độ sền sệt và màu đỏ bắt mắt. Ngoài ra, món nay có nhiều loại lá vì thể có nhiều loại sẽ có dược tính. Và khi ăn các loại lá ở dạng nguyên liệu tươi này chắc chắn sức khở được bồi bổ, bách bệnh tiêu tan, vạn tật tiêu trừ – một lý do khiến gỏi lá trở nên hấp dẫn.
10. Khoai Lang Tuy Đức
Tuy Đức là một huyện biên giới ở Đăk Nông nổi tiếng với khoai lang, đây cũng là một đặc sản ở Đắk Nông có thể mua về làm quà. Trước đây, khoai lan là một thực phẩm để chống đói, nhưng giờ đây trở thành đặc sản mà không có tỉnh thành nào cạnh tranh nổi. Xuất xứ của sản phẩm này là từ những năm đầu mới thành lập tỉnh, người dân xã Đắk Búk So (huyện Đắk R’lấp nay thuộc địa bàn huyện Tuy Đức) đã đưa giống khoai lang Benzen có nguồn gốc từ Nhật Bản về trồng. Do phú hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên khoai lan Tuy Đức đạt năng suất cao, mang hương vị đặc trưng riêng, thơm ngon, bùi, ngọt, hàm lượng tinh bột cao và rất được người dùng ưa chuộng.
Khoai lang được huyện Tuy Đức cho xây dựng thương hiệu, đảm bảo được sự an toàn, sạch và chất lượng nên có giá trị cao. Chính vì thế mà khoai lang hở huyên Tuy Đức không còn là đặc sản nữa mà là bộ mặt của huyện. Nhiều doanh nghiệp thu mua để sản xuất các mặt hàng như bánh, mứt, kẹo… và xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Du khách đến tham quan có thể thưởng thức tại chỗ hoặc mua về làm quà rất phù hợp.
11. Cà Phê Đức Lập
Cà phê Đức Lập là sự lựa chọn sáng suốt dành cho du khách khi khám phá Đắk Nông. Đức Lập là tên cũ của huyện lỵ Đắk Mil, một địa phương có đất đai, thổ những rất phù hợp với cây cà phê, mặt khác người dân địa phương nơi đây có kinh nghiệm lâu đời trong việc chăm sóc, thu hoạch và chế biến nên cà phê Đức Lập có chất lượng rất cao. Để có hạt cà phê chín thành quả, người nông dân Đắk Nông phải mất rất nhiều thời gian để chăm sóc, bón phân, tỉa cành và làm cỏ… sau đó mới đến vụ thu hoạch, qua quá trình sơ chế mới tạo nên hạt cà phê thơm ngon như ngày hôm nay.
Cà phê Đức Lập có hương vị thơm nồng nàng đầy mê hoặc, khi thưởng thức du khách phải giữ cho tâm trí thật thoải mái, thật bình tĩnh, trong không gian yên tĩnh và bình lặng mới có thể cảm nhận được vị tuyệt vời của thức uống này. Sau đó thưởng thức từng ngụm cà phê thật chậm rãi để vị của nó thấm và tan vào đầu lưỡi, chắc chắn sẽ mang đến một cảm giác thú vị. Hiện nay ở Đắk Nông cà phê Đức Lập đã tạo ra một dấu ấn riêng trên thị trường Việt Nam, đây sẽ là món quà ý nghĩa dành tặng người thân, gia đình, bạn bè khi đến vùng đất này.
12. Bơ Sáp
Đắk Nông nổi tiếng với bơ sáp và được xem là thương hiệu của vùng đất Tây Nguyên. Đặc điểm của loại bơ này là trái dài như quả lê, quả đu đủ, vỏ trải mỏng trơn tru, bơ khí chín có màu xanh, vàng xanh hay đỏ tím, đỏ sẫm tùy giống; vỏ hạt mỏng, mặt ngoài hạt trơn láng. Nhờ khí hậu hiện hòa, đất đỏ bazan rất phù hợp với nhiều loại cây trồng. Vì thế bơ Tây Nguyên sớm trở thành món đặc sản của vùng miền của vùng đất Cao Nguyên này.
Hiện nay bơ sáp không chỉ là đặc sản của Đắk Nông mà còn là nguồn mang lại kế sinh nhai cho người dân nơi đây. Bơ sáp Đắk Mil là giống bơ cho năng suất, chất lượng tương đối cao. Bơ sáp Đắk Mil chủ yếu được trồng xen kẻ với cà phê, tiêu nhưng vẫn phát triển tươi tốt và tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Hiện nay, bơ sáp được đưa vào diện cây ăn quả chủ lực của huyện và cần được nhân rộng mô hình để cải thiện và phát triển đời sống người dân nơi đây.
Ở trên là danh sách đặc sản, món ngon Đắk Nông mà du khách có thể thưởng thức và mua về làm quà cho người thân và bạn bè. Hi vọng với những gợi ý trên du khách sẽ có thêm nhiều lựa chọn ẩm thực đa dạng và phong phú khi du lịch Đắk Nông.
Xem thêm:
Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Đắk Nông Tự Túc Chi Tiết Từ A – Z tại danh mục miền Trung trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.
Để lại một bình luận