Ăn gì khi đến Lạng Sơn?

Ăn gì khi đến Lạng Sơn?

Lạng Sơn được biết đến không chỉ là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, nhiều danh lam thắng cảnh mà nơi đây còn là một vùng đất với rất nhiều món ăn ngon, đậm đà hương vị quê hương. Lạng Sơn có nhiều đặc sản hấp dẫn, từ món mặn đến món ngọt, món chính đến món ăn vặt mà du khách đến đây nhất định nên dành thời gian thưởng thức. Ăn gì khi đến Lạng Sơn? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngon nổi tiếng của Lạng Sơn khi có dịp ghé thăm vùng đất này nhé!

Bánh áp chao – Lạng Sơn

Bánh áp chao là loại bánh đặc sản của Lạng Sơn. Đến Lạng Sơn mà chưa thử qua bánh áp chao thì chẳng khác nào chưa đến. Bánh áp chao được coi là món ngon đặc sản Lạng Sơn “best” khi trời bắt đầu lạnh.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Bánh áp chao – Lạng Sơn

Bánh áp chao được làm từ thịt vịt thôi nhưng cách chế biến lại vô cùng độc đáo. Thịt vịt trước hết được lọc xương rồi luộc sơ qua. Tẩm ướp đầy đủ các loại gia vị rồi bọc bột ở phía ngoài. Lớp bột mỏng vừa đủ để bao trọn được thịt và chiên lên bột không bị vỡ ra. Bột được làm từ bột nếp và thêm chút bột gạo tẻ mới đủ độ dai mà ăn không bị ngán.

Bánh áp chao chiến đến độ thì vàng đều và tỏa ra mùi thơm hấp dẫn. Cắn miếng đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được vị vừa giòn vừa dẻo của bột nếp. Cắn đến miếng thứ hai là thấy được vị ngon ngọt của miếng thịt vịt chín đều. Để đỡ ngán, người Lạng Sơn hay ăn kèm bánh áo chao với rau sống và nước chấm chua ngọt. Cho thêm vài lát dưa món vào nữa là đúng bài.

Bánh coóng phù – Lạng Sơn

Có cái tên khá lạ tai nhưng coóng phù khá giống với món bánh trôi nước của người miền xuôi. Loại bánh này có nguồn gốc từ cộng đồng người Tày tại Lạng Sơn. Cách làm coóng phù cũng tương tự như bánh trôi. Người ta dùng gạo nếp xay thành bột nước, nhào cho dẻo. Đặc biệt, bột càng lọc kỹ, bánh càng dẻo dai, không vỡ nát lúc sôi lửa.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Bánh coóng phù – Lạng Sơn

Ngoài khu vực chợ đêm Kỳ Lừa, lang thang khắp chốn trong thành phố Lạng Sơn, người ta lại thấy thấp thoáng biển bán coóng phù nằm rải rác. Sẽ thật đáng tiếc và thiếu sót nếu có dịp về với xứ Lạng mà lỡ mất thứ quà chỉ xuất hiện trong ngày đông.

Phở chua – Lạng Sơn

Đặc sản xứ Lạng này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó. Hiện nay, phở chua có bán ở một số vùng miền núi phía Bắc, nhưng chỉ có sản phẩm của Thất Khê, Lạng Sơn, là có tiếng hơn cả.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Phở chua – Lạng Sơn

Phở chua gồm hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Phần khô trước hết phải kể đến bánh phở. Cũng vẫn là thứ bánh phở quen thuộc nhưng cái khác ở đây là bánh phở được làm se lại sao cho vừa dẻo vừa dai. Tiếp đó là món khoai tây thái chỉ và miếng doang được thoa qua mỡ sao cho thật giòn và vàng rộm lên. Gan lợn thái mỏng bằng nửa lòng bàn tay rán cháy cạnh. Thịt lợn ba chỉ loại ngon và dạ dày lợn đem quay trong chảo mỡ. Riêng vịt quay thì nên chọn mua tại các nhà hàng chuyên nghiệp nổi tiếng ở Thất Khê. Phần nước phở gồm: nước báng tỏi, dấm, đường, mì chính…

Chính thứ nước hỗn hợp này làm cho người ăn không không cảm thấy ngấy. Còn nước lèo chính là thứ nước múc từ bụng con vịt quay, vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp trước khi quay.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Phở chua – Lạng Sơn

Toàn bộ phần nguyên liệu được chuẩn bị từ trước và chờ đến khi khách gọi mới bắt đầu trộn. Khâu trộn là khâu cuối quyết định sự thành công của món phở chua. Phải trộn lượng nước vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều.

Những thứ trang điểm cho món phở chua gồm có lạc rang giã dập, các loại rau thơm, hành khô, dưa chuột và vài lát lạp xưởng thái mỏng. Ngoài ra còn có thêm thứ gia vị đặc biệt mà người địa phương quen gọi là xúng xàng (Xúng xàng hay còn gọi là lạp xường là món để dành ra giêng mới ăn. Không giống lạp xường vẫn treo lủng lẳng ở các cửa hiệu dưới xuôi, xúng xàng có thể to bằng cổ tay, nguyên liệu, hương vị hoàn toàn tự nhiên, chủ yếu lấy từ rừng như mắc mật, mắc khén, đinh hương… rất hấp dẫn, lại lành bụng, là món ăn thuộc loại đặc sản) tạo ra một hương vị rất lạ. Phở chua là món ăn hàn thực nên nó được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè. Phở chua được coi là món ăn đặc sản đáng tự hào của người Lạng Sơn, bởi vậy nó là món không thể thiếu trong các dịp đón khách quý tới nhà.

Phở vịt quay – Lạng Sơn

Bạn từng nghe nói các món phở bò, phở gà rồi phải không? Lên Lạng Sơn, chúng ta sẽ có dịp thưởng thức món phở mới lạ: phở vịt quay. Vịt quay phải chọn giống vịt bầu của vùng Thất Khê, sau đó tẩm ướp các loại gia vị một cách hài hòa, bôi một ít mật ong phía ngoài để khi quay xong da vịt có màu vàng nâu óng ánh. Mang vịt vào quay trên than hồng rồi nhúng vào chảo ngập dầu và vớt ra để ráo. Tiếp đó là chặt vịt thành những miếng vừa ăn rồi bày ra đĩa.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Phở vịt quay – Lạng Sơn

Nước vịt quay chảy ra từ bụng vịt dùng làm nước chan ăn với phở thật tuyệt. Phở vịt ở đây là thương hiệu được yêu thích nhất ở Lạng Sơn hấp dẫn nhiều du khách thưởng thức, thịt vịt béo ngậy, dai chắc mà không nhũn, phở thơm thơm, nước dùng thanh ngọt ăn rất vừa miệng.

Xôi cẩm – Lạng Sơn

Xôi lá cẩm xứ Lạng có màu tím nhờ nước luộc thứ lá gọi là lá cẩm, rộ nhất vào tháng tư tháng năm. Lá cẩm sau khi luộc sẽ được lấy nước đem ngâm với nếp qua một đêm. Hạt nếp trắng tinh sau khi ngâm sẽ chuyển sang màu tím mà nhiều người thường đùa nhau đó là vì đã bị “thuốc tím” bám vào. Màu của xôi cẩm cũng chính là màu của hạt nếp sau khi được ngâm.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Xôi cẩm – Lạng Sơn

Xem Thêm  Du lịch đảo Cô Tô – Hòn ngọc xanh của Biển Đông 3 ngày 2 đêm như thế nào?

Đồ xôi cẩm cũng đơn giản như đồ xôi gấc, xôi đỗ. Khi đồ, để có thêm vị đậm đà bạn có thể cho vào một chút muối trắng, trộn đều, hoặc nạo thêm một ít cùi dừa trộn vào nếp để có vị béo. Nếu muốn, bạn cũng có thể dùng đỗ xanh bỏ vỏ đồ cùng xôi cẩm để tạo nên màu xanh và màu tím trên đĩa xôi. Mùi hương bốc lên khi đồ xôi cẩm cũng rất đặc biệt so với mùi thơm của những loại xôi khác, có lẽ là vì hương lá cẩm thấm vào xôi. Xôi cẩm ngon nhất khi ăn tại nhà, tự tay chế biến mới là hoàn hảo.

Nhắc đến cơm lam người ta thường hay nhớ đến những vùng đất nổi tiếng như Hoà Bình , Sơn La, Cao Bằng… nhưng nếu đã một lần đến Bắc Sơn, Lạng Sơn được thưởng thức món cơm lam của bà con dân tộc Tày ở đây thì chắc chắn bạn sẽ không thể quên được cái hương vị đậm đà riêng của nó.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Cơm lam Bắc Sơn – Lạng Sơn

Khác với ở vùng đồng bằng thường nấu cơm bằng nồi niêu, món cơm ở vùng cao có thể được nấu trong những ống nứa và được gọi bằng cái tên “cơm lam”. Đơn giản thì đây là cách gọi thân thuộc của người dân miền núi với cách nấu cơm bằng ống nứa. “Lam” có thể hiểu là dùng ống nứa để nấu thức ăn như cơm, cá suối, thịt … Cách nấu dân dã này mang lại vị ngon hấp dẫn hơn hẳn so với nấu cơm trong nồi. Đó cũng là nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tại nhiều vùng cao của đất nước ta

Bánh chưng đen Bắc Sơn – Lạng Sơn

Bánh chưng đen (hay còn gọi là bánh chưng cẩm) được gói theo hình trụ dài giống bánh tét miền Nam hay bánh gù của người Giáy. Tuy nhiên, món bánh đặc trưng của người Tày ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) có màu đen bóng rất lạ mắt, quyện chặt vào từng hạt nếp chắc mẩy và khiến không ít người phải tò mò.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Bánh chưng đen Bắc Sơn – Lạng Sơn

Bánh chưng đen phải được gói thủ công. Bánh dài khoảng 30 cm, đường kính 6 – 7cm và dùng lạt dài cuốn chặt. Trước khi luộc bánh, người ta đem ngâm qua nước lạnh một lần, xếp vào nồi đổ nước cho ngập mặt lá, đun khoảng 4 – 5 tiếng thì vớt ra.

Khi thưởng thức, người dân lấy chính sợi lạt quấn quanh thân bánh để cắt thành từng khoanh. Nhìn từ bên ngoài, bánh dẻo quánh, nhân vàng ươm màu đỗ, thơm lừng mùi hành mỡ, hạt tiêu, mùi lá dong. Chỉ cần nhìn thôi, thực khách cũng đủ ngây ngất và có cảm giác như bị mê hoặc bởi thứ đặc sản vùng cao.

Bánh ngải – Lạng Sơn

Nằm trong danh sách những đặc sản nhất định phải nếm thử khi tìm về xứ Lạng là món bánh ngải, thức quà dân dã của người Tày chứa đựng cả tấm lòng yêu mến khách đường xa.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Bánh ngải – Lạng Sơn

Từ lâu, ngải cứu đã nổi tiếng là vị thuốc quý giá, chữa được nhiều loại bệnh khác nhau, thế nhưng lại chẳng hề dễ ăn chút nào. Ấy vậy mà người dân tộc Tày trên mảnh đất Lạng Sơn vẫn có thể sử dụng nó để làm ra món bánh vô cùng độc đáo, vừa bắt mắt, vừa thơm ngon, dâng lên tổ tiên vào dịp Tết thanh minh, hay mừng mùa lúa chín để bày tỏ lòng thành kính.

“Tiếng lành đồn xa”, dần dần nó trở thành đặc sản trứ danh “nuông chiều” khẩu vị của cả những thực khách khó tính nhất, cắn một miếng dẻo thơm bỗng thấy vấn vương tơ lòng, bảo sao dân “sành ăn” cứ một mực nói rằng lên xứ Lạng mà không thử bánh ngải thì phí cả nửa chuyến đi.

Bánh cuốn trứng – Lạng Sơn

Khách du lịch khi có dịp ghé đất Lạng Sơn nhất định nên thưởng thức bánh trứng cuốn một lần. Không cầu kỳ, cao sang nhưng bánh cuốn trứng lại là món ngon đặc sản Lạng Sơn mang hương vị dân dã cực kỳ hợp với khẩu vị của người Việt.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Bánh cuốn trứng – Lạng Sơn

Gạo được xay thành bột mềm mịn rồi tráng mỏng thành lớp vỏ trong suốt. Để trên nổi hấp chừng 30 giây cho bột chín tới rồi sau đó đập một trái trứng ngay giữa bề mặt. Đợi trứng chín tái, dùng một chiếc đũa tre kheo léo cuộn lớp vỏ lại cho đẹp mắt. Rải thêm một lớp thịt nạc băm nhuyễn xào với hành ngò vào trước đường cuốn cuối cùng vậy là hoàn thành rồi.

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn thưởng thức càng nóng lại càng ngon. Bánh dẻo, thơm thơm ngậy ngậy ăn hoài không chán. Ăn bánh cuốn Lạng Sơn thì đương nhiên phải chấm với nước chấm Lạng Sơn thì mới phải vị. Đa phần người dân bản địa xứ Lạng thích dùng nước chấm làm bằng giấm hơn. Vị thanh thanh của giấm hòa quyện cùng với vị béo ngậy của trứng sẽ khiến thực khách muốn ăn hoài.

Thưởng thức bánh cuốn trứng mấy lúc trời vào mùa là thú vui, thói quen của người xứ Lạng. Bạn đến Lạng Sơn cũng nên thử qua thú vui này nhé.

Bánh cao sằng – Lạng Sơn

Bánh cao sằng là một đặc sản xứ Lạng, rất được người Hoa ưa chuộng. Nó mang đầy đủ tinh hoa của sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa (một nền ẩm thực có bề dày truyền thống) và ẩm thực Việt Nam.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Bánh cao sằng – Lạng Sơn

Gạo sau khi ngâm thì đem xay thành bột, cho thêm ít bột lọc để tạo độ trong cho bánh, rồi nhào bột cho nhuyễn nhưng không được để bột quá nhão. Sao đó, bột được đổ vào khuôn và hấp cách thủy, khi bánh gần chín thì dưới nước thịt kho dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy cho bánh.

Phần nhân bánh là thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị, hành củ xắt nhuyễn rồi cho vào chảo đến khi thơm rồi cho thịt xào săn. Khi ăn, bánh cao sằng thường được ăn kèm với rau sống, bạn có thể thêm chút ớt và nước dùng riêng nếu muốn.

Bánh cao sằng có độ dai, dẻo, thơm ngon của thịt lợn cùng các gia vị đã được tẩm ướp tạo nên một món bánh vô cùng ngon, bổ dưỡng, mang đến một hương vị riêng của vùng đất Lạng Sơn.

Ếch hương – Lạng Sơn

Du khách đến Lạng Sơn sẽ được nghe những câu chuyện về đặc sản “tiến vua”, loài ếch hương quý sống trên vùng rừng núi Mẫu Sơn. Ếch hương ở đây được nhiều du khách gọi là ếch đại gia, ếch vương, ếch công nương. Còn người Dao đỏ địa phương vẫn thường gọi là “Tồng Keng”, theo tiếng dân tộc có nghĩa là ếch lớn.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Ếch hương – Lạng Sơn

Xem Thêm  Review Bonjour Sapa Hotel Tất Tần Tật Từ A-Z Đầy Đủ Nhất

Trên bàn nhậu ở Mẫu Sơn, nếu đem đĩa ếch hương chiên giòn lên, những sản vật khác như cá hồi, gà sáu cựa hay thịt hun khói đều được dời qua một bên để đĩa ếch chiếm vị trí trang trọng nhất. Bởi ếch hương rừng là “vua” của ẩm thực Mẫu Sơn.

Lạp xưởng tươi – Lạng Sơn

Lạp xưởng Lạng Sơn là một trong những loại lạp xưởng ngon nhất được nhiều người yêu thích. Hương vị đặc trưng của nó luôn khiến người thưởng thức nhớ mãi không thể quên được. Món lạp xưởng này được chế biến từ thịt nạc vai đã qua tẩm ướp, nhồi vào lòng non đã sơ chế rồi đi phơi dưới trời nắng hoặc hong lạp xưởng trên bếp than hoa cho đến khi khô cũng được.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Lạp xưởng tươi – Lạng Sơn

Lạp xưởng sau khi phơi hoặc hong xong sẽ có bề mặt se khô lại và màu đỏ tươi đặc trưng rất hấp dẫn. Lạp xưởng tươi rán rất ngon, khi rán chỉ cần cho rất ít mỡ rồi rán nhỏ lửa để vàng đều là được. Lạp xưởng tươi thái miếng mỏng ăn với cơm, xôi đều rất ngon miệng.

Vịt quay – Lạng Sơn

Nói đến ẩm thực Lạng Sơn là phải kể đến món vịt quay ngon nức tiếng. Vịt quay Lạng Sơn đòi hỏi người đầu bếp phải tỉ mỉ trong các khâu làm vịt.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Vịt quay – Lạng Sơn

Ban đầu, vịt sau khi được làm sạch lông sẽ được tẩm ướp hương liệu, hành, sả, hạt tiêu, quả móc mật, nhồi vào trong bụng và khâu lại. Phần da bên ngoài thì tẩm mật ong và để khoảng 10 phút cho ngấm đều gia vị, rồi vịt sẽ được quay trên bếp than hoa là ngon nhất.

Một phần rất quan trọng với món vịt quay Lạng Sơn này đó là phần nước chấm được làm cũng rất cầu kì. Trước tiên, nước tương xay được cho ra bát cùng một chút đường, nước lọc rồi khuấy đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Bột năng được khuấy đều với nước để không bị vón cục. Hành, tỏi được phi thơm, cho nước tương vừa sơ chế ở trên vào đun đến khi sôi thì nhỏ lửa xuống.

Đến khi nước tương chuyển màu thì bột năng được cho từ từ vào, đun đến khi hỗn sền sệt là được. Để nước chấm có độ ngậy, người ta cho thêm mỡ vịt quay vào và khuấy đều, khi nguội cũng có thể vắt thêm nước cốt chanh.

Vịt quay – Lạng Sơn

Vịt quay Lạng Sơn có lớp da màu vàng ươm, nhìn rất bắt mắt, ăn kèm với một số loại rau thơm sẽ càng làm món ăn thêm hấp dẫn. Thịt vịt thơm ngon kết hợp với nước chấm đậm đà được pha kì công như vậy tạo nên một món ăn làm say đắm lòng người. Có thêm chai bia nữa thì đúng là, quên đường về luôn.

Lợn quay – Lạng Sơn

Lợn quay là một món ăn đặc sản của Lạng Sơn, đây là món ăn đặc sản không thể thiếu trong các bàn ở Lạng Sơn và không chỉ ngon mà còn chế biến cầu kì và mang hương vị riêng của xứ Lạng.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Lợn quay – Lạng Sơn

Để làm lợn quay, người ta chọn những con tầm 20-35kg hơi, loại to quá thì béo, mỡ nhiều ăn sẽ ngấy. Loại nhỏ dưới 20kg thì chưa thành thịt, nhão và không có vị thơm. Người Lạng Sơn hay nuôi giống lợn móng cái (lợn ta hay còn gọi là giống lợn ỉn) có xương nhỏ, chắc thịt và nạc nhiều nên thịt quay thơm ngon; nếu chọn được giống lợn này để quay thì càng ngon.

Thịt lợn cả con được cạo lông làm sạch từ thủ lợn đến chân giò, cạo trắng cả con nhưng không để da lợn bị xước rách, để khi quay chín da lợn không bị vỡ làm mất nước ngọt và mùi thơm của thịt. Lợn làm sạch lông, đem mổ moi hết nội tạng để tẩm ướp gia vị. Lấy muối tiêu xát đều trong bụng lợn cho đủ độ ngấm, rồi lấy lá mác mật (một loại quả vừa để ăn vừa làm gia vị được) loại bánh tẻ và lá non rửa sạch cả cuống và lá để ráo nước rồi cho vào bụng lợn. Dùng một chiếc xiên bằng gỗ hoặc bằng cây hóp xiên từ khấu đuôi lên thẳng mồm con lợn, sau đó lấy lạt buộc chặt cây gỗ và xương sống con lợn, lấy lạt buộc kín bụng con lợn lại.

Để cho lợn quay có bì vàng xẫm thật ngon, người ta dùng mật ong hòa với giấm bôi kĩ một lượt lên toàn thân con lợn. Sau đó mang con lợn ra quay trên đống than củi đang cháy hồng, chú ý quay thật đều sao cho con lợn không có chỗ sống, chỗ chín.

Lợn quay – Lạng Sơn

Quay một con lợn 30kg hơi cũng phải mất 2-3 tiếng, vừa ngồi quay lợn vừa bôi đều mật ong pha giấm trên con lợn và lấy que nhọn chọc dầu vào da con lợn để bì không bị nứt trong khi quay. Khi lợn chín tới, người ta dùng vải thấm nước lã lau qua mình con lợn một lượt rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Bỏ lợn ra khoảng 1 tiếng cho bớt nóng và để khi chặt thịt miếng thịt bày ra đĩa không bị nát. Đĩa thịt lợn quay vàng xộm thơm lừng ngon lành đến ứa nước miếng. Cắn miếng thịt quay có vị ngọt của thịt chín tới, vị thơm của lá mác mật, vị ngậy của thịt nướng, miếng thịt được tẩm ướp đậm đà, ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Cá Hồi Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Nhiều chuyên gia hải sản đã đánh giá rằng Mẫu Sơn có điều kiện khí hậu, nguồn nước vô cùng phù hợp cho việc nuôi cá hồi, cá tầm… Hơn nữa, chất lượng cá hồi được nuôi tại Mẫu Sơn tốt, cho hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt cá thơm ngon màu sắc đẹp không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào đang được nhập khẩu và đang tiêu dùng tại Việt Nam.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Cá Hồi Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Tuy nhiên, sau nhiều lần học hỏi, cải tiến kỹ thuật, người dân ở Mẫu Sơn đã nuôi cá hồi thành công. Việc thử nghiệm nuôi cá hồi thành công không chỉ giúp mang thứ ẩm thực thượng hạng có nguồn gốc từ Châu Âu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch, mà còn giúp tạo cho Mẫu Sơn một điểm tham quan mới.

Khâu nhục – Lạng Sơn

Khâu nhục bắt nguồn từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam qua sự biết tấu của người dân tộc Tàu, Nùng và theo thời gian, nó đã chiếm được cảm tình trong lòng thực khách và trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Khâu nhục – Lạng Sơn

Khâu nhục gây chú ý ngay từ cái tên lạ tai. Nó xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa: “khâu” có nghĩa là hấp đến mềm gục, còn “nhục” có nghĩa là thịt => “khâu nhục” có thể hiểu là “thịt được hấp nhừ”. Nguyên liệu chính để làm nên món Khâu nhục là thịt ba chỉ được cắt thành miếng to khoảng 0.5kg.

Xem Thêm  Ngõ chợ Đồng Xuân – Thiên đường ăn vặt ở Phố Cổ

Thịt được luộc sơ qua cho vừa chín tới, rồi tẩm gia vị gồm giấm, xì dầu để thịt có màu bóng mượt bắt mắt, rồi lấy tăm tre chọc sâu lên lớp bì, mục đích là để bì để tăng khả năng hấp thụ nước cho mềm.

Sau đó thịt được quay, vừa quay vừa quét mật ong rừng cho vàng bì. Bên cạnh thịt ba chỉ thì còn có thêm khoai môn chiên giòn, cùng với rau muối mặn băm nhỏ => trộn đều với tương đen, xì dầu và húng lìu, tỏi. Cuối cùng, thịt được hấp cách thủy khoang 3 – 4 giờ cho thịt chín nhừ, mềm sụn là được.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Khâu nhục – Lạng Sơn

Khâu nhục ăn cùng cơm trắng hoặc xôi là ngon nhất. Thịt lợn ngọt mềm cùng lớp bì vàng rộm ngon mắt, mùi thơm ngào ngạt của món ăn này đảm bảo sẽ đánh thức vị giác của mọi thực khách. Khâu nhục làm ra cần một quá trình dày công, vì vậy mà nó cũng đem đến một vị ngon xứng đáng với vị trí đặc sản của Lạng Sơn.

Măng ớt – Lạng Sơn

Cùng là trái ớt, những búp măng nhưng mỗi vùng miền lại có cách chế biến, cách ăn khác nhau. Ở vùng này nó chỉ là gia vị, nhưng ở vùng khác lại là món chủ lực “đưa cơm”. Nếu ai đã từng đến Lạng Sơn, sẽ không thể “làm ngơ” trước một đặc sản của vùng này, đó là món măng ngâm ớt cùng mắc mật tươi.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Măng ớt – Lạng Sơn

Người Lạng Sơn xem món măng ớt và mắc mật ngâm là món ăn quen thuộc có thể ăn cùng cơm, phở hoặc bất cứ món ăn gì hàng ngày. Thường thì khoảng tháng 6, tháng 7 mắc mật vào vụ chín, lúc ấy măng trên rừng cũng vào độ ngon nhất sau những cơn mưa đầu hè. Người ta sẽ chọn loại măng mai hoặc măng vầu no tròn, thái miếng. Mắc mật chín vừa độ và ớt loại quả nhỏ. Tất cả cùng ngâm với giấm, tạo ra một loại hương vị đặc biệt chỉ có ở vùng địa đầu tổ quốc này.

Nem nướng Hữu Lũng – Lạng Sơn

Ở Việt Nam chẳng thiếu địa phương có nem nướng ngon. Tuy nhiên nem nướng Hữu Lũng lại có một đặc trưng rất riêng cuốn hút người ăn. Nem nướng Hữu Lũng mang phong cách làm nem của người miền núi.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Nem nướng Hữu Lũng – Lạng Sơn

Món nem này nếu nhìn bề ngoài chẳng khác mấy so với nem chạo, nem thính khá nổi tiếng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhưng cũng như món bánh cuốn, món nem ở từng địa phương lại chứa trong đó một thứ “đặc sản” đặc trưng riêng. Nó toát ra từ hình dáng, nguyên liệu và hương vị của món ăn.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Nem nướng Hữu Lũng – Lạng Sơn

Nem nướng Hữu Lũng to bằng cổ tay người lớn, dài ước chừng một gang tay, được bọc bởi 3 lớp lá chuối xanh bên ngoài buộc lạt tre. Bên trong nem gồm thịt lợn (phần nạc vai, ba chỉ lách không quá mỡ), bì lợn thái mỏng. Thịt phải mua lúc lợn mới mổ, còn hồng tươi, mang về thái bằng dao sắc, mỏng. Bì lợn cũng luộc sơ, thái thật mỏng.

Thông thường một chiếc nem gói khoảng 0,3 kg thịt lợn, thịt mua về được rửa sạch, thái con chì, bì lợn luộc chín, cạo sạch lông thái nhỏ, trộn cả phần thịt và bì với bột thính (loại bột chuyên làm nem thính), nêm thêm gia vị, gói lại bằng lá chuối tươi và buộc lạt, không nên buộc lạt quá chặt sẽ làm cho nem cứng khi nướng nem sẽ không chín đều.

Bánh mỳ nướng – Lạng Sơn

Người Việt Nam mình rất nổi tiếng với các món bánh mỳ. Lạng Sơn cũng góp sức cho menu các loại bánh mỳ ở Việt Nam trở nên đặc sắc bằng món ngon đặc sản Lạng Sơn: bánh mỳ nướng “non lửa” xiên thịt nướng. Người dân ở đây đã sáng tạo trong cách chế biến để cho ra đời một hương vị rất riêng không nơi đâu có được. Mỗi chiếc bánh mì đều được nướng qua 2 công đoạn. Trước hết, người ta phết đều một lớp dầu ăn mỏng lên toàn bánh rồi nướng trên than hoa cho giòn đều. Sau đó, để tăng thêm hương vị, ta phết thêm một lớp hỗn hợp dầu hào và mật ong rồi nướng thêm khoảng 30 giây là được.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Bánh mỳ nướng – Lạng Sơn

Bánh giòn vừa phải, ăn lúc nóng là ngon nhất. Lúc ăn phải chấm thêm với nước chấm thì mới cảm nhận được trọn vẹn hương vị. Nước chấm cũng được chế biến vô cùng đặc biệt theo công thức riêng của môi nhà. Ở Lạng Sơn bạn sẽ cảm nhận được vị cay xe xé, tê tê nơi đầu lưỡi khi ăn bánh mỳ là do trong món ăn có thêm chút mắc khén xay nhỏ có mùi thơm không thể trộn lẫn.

Bánh mì nướng Lạng Sơn được bán quanh năm nhưng ngon hơn cả là vào mùa đông. Thời tiết se se lạnh mà cầm được ổ bánh mì nóng hổi trong tay thì phải nói là ngon tuyệt cú mèo. Ghé Lạng Sơn đừng quên tìm một hàng bánh mỳ và gọi 1 suất để thưởng thức vị ngon của món ăn này nhé!

Quýt Bắc Sơn – Lạng Sơn

Quýt vàng Bắc Sơn được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông ở đây. Mùa quýt chín vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau, cũng là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Sản phẩm quýt Bắc Sơn chủ yếu bán cho các thương lái đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh, các vùng lân cận và chợ.

ăn gì khi đến lạng sơn?

Quýt Bắc Sơn – Lạng Sơn

Là loại cây ưa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, thích hợp với thời tiết lạnh và khô mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên quýt Bắc Sơn sinh trưởng tốt nhất trong các khe núi, thung lũng thuộc vùng núi đá, độ cao 500 – 700 m so với mực nước biển.

Vùng núi Bắc Sơn sở hữu đất đai tương đối màu mỡ, chủ yếu là feralit nâu đỏ hoặc màu vàng nên là nơi hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để tạo ra thứ quýt ngon với hương vị thanh mát hiếm có.

Ăn gì khi đến Lạng Sơn? Trên đây là những món ăn đặc sản Lạng Sơn nổi tiếng nhất. Có những món rất dễ ăn nhưng cũng có những món với nhiều người tương đối khó ăn. Tuy nhiên, nếu thử ăn thêm vài lần có thể bạn sẽ rất thích đấy. Nếu bạn có dịp du lịch Lạng Sơn thì đừng quên thưởng thức những món đặc sản Lạng Sơn nổi tiếng mà chúng tôi giới thiệu trên đây nhé.

Đăng bởi: Trần Thị Bình

Từ khoá: Ăn gì khi đến Lạng Sơn?

Xem Thêm Những Bài Viết Về Du Lịch Lạng Sơn Tại Đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tận hưởng không gian yên bình tại khu phố cổ Geneva Old Town – Thuỵ Sĩ

Tận hưởng không gian yên bình tại khu phố cổ Geneva Old Town – Thuỵ Sĩ

Tọa lạc tại trung tâm thành phố Geneva, khu phố cổ Geneva Old Town…

Du lịch Chiang Rai Thái Lan – tất tần tật những kinh nghiệm cần biết

Được biết đến là thiên đường du lịch Thái Lan, thành phố Chiang Rai hấp…
Ghé thăm thành phố Naples – nơi giao thoa văn hoá & lịch sử nước Ý

Ghé thăm thành phố Naples – nơi giao thoa văn hoá & lịch sử nước Ý

Là một trong những thành phố lâu đời bậc nhất, thành phố Naples luôn…
Bảo tàng Anne Frank House Hà Lan – ngôi nhà bí ẩn của bé gái Do Thái

Bảo tàng Anne Frank House Hà Lan – ngôi nhà bí ẩn của bé gái Do Thái

Gắn liền với câu chuyện cảm động vượt thời gian, bảo tàng Anne Frank House…