Du lịch miền Tây mùa này, chúng ta sẽ được trải nghiệm những chuyến thám hiểm qua những cánh đồng lầy lội, nơi mà có thể tìm thấy các loài động thực vật đặc trưng. Hãy chọn cho mình một tour Miền Tây ngay trong mùa nước nổi, để có thể đắm mình với sự thơ mộng và yên tĩnh của thiên nhiên. Bỏ lại cuộc sống xô bồ của đô thị, mang về cho mình những kỷ niệm thú vị và đáng nhớ. Hơn thế nữa, du khách cũng có thể khám phá và thưởng thức các đặc sản địa phương trong mùa nước lũ đặc biệt này. Cùng Kinhnghiemdulich.vn điểm qua một số món ăn ngon mà bạn có thể trải nghiệm tại miền tây trong mùa này nhé.
Cá linh
Lẩu cá linh ( ảnh: sưu tầm).
Cá linh xuất hiện vào mùa nước nổi ở các tỉnh đầu nguồn khu vực ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp. Vào đầu mùa nước là thời điểm cá linh ngon nhất, người dân vùng lũ gọi là cá linh non bởi cá còn nhỏ, thịt cá mềm và ngọt. Cá linh được người dân miền Tây chế biến thành nhiều món ăn như lẩu mắm cá linh, cá linh kho lạt, cá linh chiên bột,…
Cua đồng
Một số món ăn từ cua đồng (ảnh: sưu tầm).
Du lịch miền tây vào mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long là thời điểm cua sinh sôi nảy nở nhiều trên đồng ruộng. Người dân cũng tranh thủ bắt cua đồng bán để kiếm thêm thu nhập.
Theo đông y, thịt cua đồng ngọt lạnh, tính hàn, ít độc hay sinh phong, có vị mặn, mùi tanh. Đặc biệt, càng cua đồng to, nhiều thịt có giá thành rất cao. Cua đồng được chế biến thành các món ăn như bún riêu cua, bánh canh cua, lẩu cua đồng, càng cua rang muối.
Bông súng, bông điên điển
Canh chua bông súng (ảnh: sưu tầm).
Vào mùa nước nổi, khi con nước dâng lên tràn ngập cánh đồng thì bông súng ma cũng dài theo, người dân cũng thu hoạch bông súng để tăng thêm thu nhập. Bông súng được chế biến thành nhiều món ăn dân dã như nấu canh chua, trộn gỏi, chấm sống cùng mắm kho… Cũng chính vì thế mà dân gian xưa thường ví von “Muốn ăn bông súng mắm kho, thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.
Các món ăn từ bông điên điển (ảnh: sưu tầm).
Bông điên điển là sản vật đặc trưng của miền Tây vào mùa nước nổi. Trước đây loại cây này mọc hoang dã ở vùng ngập nước, ao đầm, hay được trồng theo bờ ranh đất trống.
Vị hơi ngọt, thơm ngon, bông điên điển là nguyên liệu không thể thiếu trong món lẩu mắm, canh chua cá, bún cá. Giờ đây, bông điên điển còn được kết hợp chế biến thành các món ăn lạ miệng như gỏi, bánh xèo…
Ốc bươu đen
Món ăn chế biến từ ốc bươu (ảnh: sưu tầm).
Ốc bươu đen sống ở vùng nước ngọt trong các kênh, rạch, đồng ruộng. Mùa nước, ốc nổi trên mặt nước người dân dùng xuồng bơi trên những cánh đồng để vớt ốc. Thịt ốc có vị ngọt và thơm được chế biến thành các món ăn đậm chất miền tây như ốc luộc sả, ốc hấp tiêu, ốc nướng, ốc nhồi thịt hấp… Tuy dân dã nhưng những món ăn từ ốc luôn xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng ở các thành phố lớn.
Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui (ảnh: sưu tầm).
Cá lóc có thịt chắc, ngọt, xuất hiện nhiều vào mùa nước. Ngoài canh chua cá lóc nổi tiếng, loại nguyên liệu này có thể nướng trui kiểu dân dã mang đậm hương vị đồng quê. Con cá sau khi được làm sạch ruột sẽ được xiên vào que tre, cắm xuống đất rồi phủ rơm lên và đốt. Yêu cầu khó nhất là để cá không bị khét hoặc sống. Phải phủ rơm vừa đủ, rơm ít cá sẽ sống, khi ăn có mùi tanh còn rơm nhiều quá cá khét thì ăn bị đắng. Cá lóc nướng trui ngon nhất khi vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bọc bởi lớp vảy cháy xém. Ngon nhất là ăn cuộn bánh tráng, kèm các loại rau thơm, chuối xanh, dưa chuột, khế và chấm nước mắm me. Nếu như không book cho mình một tour du lịch miền Tây để có thể một lần trải nghiệm cá lóc nướng trui chuẩn vị thì quả là một sự đáng tiếc.
Ba khía muối
Ba khía muối (ảnh: sưu tầm)
Hình cảnh con ba khía rất thân quen với người dân vùng sông nước miền Tây và đã đi vào bữa cơm thân thuộc của nhiều gia đình miền sông nước. Về bí quyết để chọn ba khía ngon, người ta thường bẻ ngoe, nếu thấy đầy thịt là ngon, còn ngoe trống rỗng là ba khía muối lâu ngày tiêu hết thịt hay còn gọi là bị bủng. Ba khía muối là đặc sản nổi tiếng ở Bạc Liêu. Ba khía được gỡ bỏ vỏ, trộn đều với tỏi ớt, đường và chanh, chỉ đợi tầm 30 phút cho ngấm là ăn được. Món ăn đẫm vị ngọt của đường, vị chua của chanh, vị cay nồng của tỏi ớt, chỉ cần ăn với cơm trắng cũng đủ ngon.
Chuột Đồng Nướng Lu
Chuột đồng nướng lu (ảnh: sưu tầm).
Nếu không phải dân miền Tây, nghe thấy thịt chuột nhiều người sẽ không dám ăn. Nhưng thực tế đây là những chú chuột đồng, chuyên ăn lúa gạo nên không mang nhiều vi khuẩn như chuột cống. Thịt chuột có thể nướng tẩm ướp các loại gia vị như muối ớt, sả… Cách đặc biệt nhất ở miền Tây chính là nướng lu. Chuột để nướng lu phải là những chú chuột đã ăn no lúa chín, béo múp, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị, sau đó móc từng con vào lu. Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Thịt thơm, mềm và da rất giòn, ngon.
Xem thêm những thông tin về du lịch miền Tây tại Công ty Kinhnghiemdulich.vn:
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VIỆT
Trụ sở chính: 217 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hà Nội: 44 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 028 73056789 Hotline: 1900 1177
Website: – Email: [email protected]
Đăng ngày: 24/07/2024
Để lại một bình luận