Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự linh thiêng
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có từ khi nào?
Theo sử sách thì chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được xây dựng vào khoảng thế kỉ XI. Ngôi chùa này từng được vua Trần Nghệ Tông và vua Tự Đức đến cầu tự.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được xây dựng vào khoảng thế kỉ XI.
Chùa Địa Tạng Hà Nam có vị trí rất đẹp. Lưng tựa vào núi. Hai bên có Thanh Long và Bạch Hổ giúp cho không gian chùa thêm uy nghiêm.
Ban đầu, chùa được xây dựng với mục đích thờ cúng thần Phật. Cho đến 2015, chùa được Đại đức Thích Minh Quang cho tu bổ và thiết kế lại đẹp và ấn tượng hơn. Do đó bên cạnh hoạt động thờ cùng thì chùa Địa Tạng Phi lai còn là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách thập phương.
Trụ trì Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Chắc hẳn, khi đọc đến đây thì bạn sẽ tò mò muốn biết vị trụ trì hiện nay của Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là ai đúng không nào? Trụ trì của chùa hiện là Đại Đức Thích Minh Quang.
Trụ trì của chùa hiện là Đại Đức Thích Minh Quang
Chùa được tọa lạc tại vị trí nào ở Hà Nam?
Chùa Địa Tạng Phi Lai tọa lạc cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km. Hiện nay, chùa chính là điểm đến để mọi người cầu nguyện những điều may mắn cho gia đình, người thân. Là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tìm về chốn an yên, tìm đến sự tĩnh tâm sau những bộn bề của cuộc sống.
Chùa Địa Tạng Phi Lai tọa lạc cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km.
Vẻ đẹp kín đáo thầm lặng và kiến trúc độc đáo tại Chùa
Không gian thanh tịnh
Chiêm bái ngôi chùa này du khách sẽ được tìm thấy sự an yên trong tâm hồn khi được hòa vào không gian thanh tịnh nơi đây. Không gian sơn thủy hữu tình, núi non uy nghi và hùng vĩ, ao sen thơ mộng trong khuôn viên chùa. Tất cả đã tô điểm cho không gian ngôi chùa này thêm phần thanh tịnh và tuyệt đẹp.
Không gian thanh tịnh của chùa.
Kiến trúc hài hòa, độc đáo
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có lối kiến trúc mang nhiều nét khác biệt nhiều so với các ngôi chùa khác. Toàn bộ các công trình từ chính đến phụ trong khuôn viên chùa đều có những đường nét hài hòa và cân đối. Không chỉ đẹp mà còn mang cả giá trị văn hóa và lịch sử thu hút người xem.
Kiến trúc hài hòa, độc đáo.
Thời điểm đẹp nhất ở chùa mà bạn nên ghé thăm
Để có cơ hội tận hưởng bầu không khí mát mẻ thì du khách nên đến thăm chùa vào mùa hè. Khuôn viên xanh mát, những làn gió trong lành đem đến cho người lữ khách cảm giác thư thái vô cùng.
Vào dịp lễ Vu Lan Báo Hiếu, Lễ Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát hay Tết Trung Thu mọi không gian ở chùa đều được trang hoàng rất đẹp.
Cách di chuyển đến Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Có rất nhiều cách để đến với chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Bạn có thể trải nghiệm một trong những cách sau đây:
Xuất phát điểm đi từ Thanh Liêm
Xuất phát từ trung tâm huyện Thanh Liêm, hướng ra quốc lộ 1A khoảng 13km. Để tiếp tục đường đến chùa bạn có thể sử dụng Google Map để chỉ đường hoặc hỏi người dân địa phương chỉ giúp.
Có rất nhiều cách để đến với chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.
Xuất phát điểm đi từ Hà Nội
Với những ai xuất phát từ Hà Nội thì hãy ra bến xe Bát Giáp và đi tuyến Hà Nội – Ninh Bình. Khi xe di chuyển đến ngã tư Xuân Trường thì dừng lại. Từ bạn xuống xe sau đó đón xe ôm hoặc taxi đi tầm 7km nữa là đến Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.
Phương tiện xe khách
Nếu đi bằng xe khách thì tuyến xe cụ thể như sau:
Bến xe Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) -> hướng Ninh Bình -> Cây Xăng Kim Cường, Ngã tư Xuân Trường -> đi nhà xe Lâm -> Cây Xăng Kim Cường. Ngã tư Xuân Trường -> đi xe ôm chừng 7km là đến Chùa Địa Tạng Phi Lai.
Hoặc từ Bến xe Mỹ Đình -> Bạn đón xe đến cây xăng Xuân Trường (Thanh Liêm, Hà Nam). Tiếp tục đi xe ôm đến viếng chùa Địa Tạng.
Phương tiện xe ô tô
Với ô tô cá nhân thì bạn đi vào Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình rời ở điểm Phủ Lý – Hà Nam. Đến Quốc lộ 1A -> cây xăng Kim Cường -> Chùa Địa Tạng Phi Lai.
Khám phá cảnh vật khi ghé thăm Chùa
Không chỉ là nơi thờ cúng thần Phật, Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự hiện nay còn là nơi thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái vì cảnh quan tươi đẹp, yên bình và kiến trúc cực kỳ độc đáo.
Chùa có cảnh quan tươi đẹp, yên bình và kiến trúc cực kỳ độc đáo.
Các công trình kiến trúc nổi bật của chùa bao gồm:
Khổ Hải và 12 vòng tròn nhân duyên
Khi vào sân chùa, bạn sẽ thấy nền trải sỏi trắng. Cạnh sân đề biển “Khổ hải. Có 12 vòng tròn trước khu Tổ đường vẽ trên nền sỏi. Đây chính là biểu trưng cho 12 nhân duyên.
Khổ Hải và 12 vòng tròn nhân duyên
Tòa Tam Bảo
Trong chùa, Tòa Tam Bảo là công trình lớn nhất. Công trình này cũng chính là nơi thờ tượng Đức Địa Tạng.
Tượng Đức Địa Tạng
Tượng Đức Địa Tạng ở Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có dáng vẻ vừa hiền từ vừa uy nghiêm. Tượng được sơn sắc nâu, vàng và trắng chủ đạo. Cách phối màu hài hòa càng tôn nên sự uy nghiêm của đức Phật.
Tượng Đức Địa Tạng
Nhà thờ Tổ
Trong tổng thể kiến trúc của chùa còn có nhà thờ Tổ. Không gian này thờ tự 42 sư tổ trụ trì chùa. Ngoài ra, chùa còn có quần thể nhiều kiến trúc đặc sắc khác. Bao gồm: Điện Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông cùng Đức Thánh Hiền,… Chùa còn có khu nhà ở cho Tăng ni – Phật tử và khu giảng đường cho Tăng ni, Phật tử nghe giảng đạo và tổ chức khóa tu.
Nhà thờ Tổ của chùa
Gian trà thất nhỏ
Gian trà thất nhỏ để du khách thập phương tới trải nghiệm. Du khách có duyên ghé thăm chùa Địa Tạng Phi Lai có thể ngồi để thưởng trà và tìm sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.
Cổ vật triều đại Lý – Trần
Đặc biệt, tại Địa Tạng Phi Lai Tự vẫn còn lưu giữ lại nhiều cổ vật mang đậm dấu ấn lịch sử của các triều đại Việt Nam như: Lý, Trần,…. Đó là những viên gạch ngói có nhiều loại hoa văn như hình hoa sen, hình rồng, hình thần chim Garuda, hình công phượng,… Tất cả đều có giá trị văn hóa sâu sắc.
Một số cổ vật triều đại Lý – Trần
Các hoạt động bạn có thể tham gia tại Chùa Địa Tạng Phi Lai
Tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự khách thập phương có thể đến chiêm bái, cầu bình an. Hoặc bạn cũng có thể ham gia các khóa tu, tìm sự bình yên cho tâm hồn,…
Những ngày đầu năm
Nếu ghé thăm chùa vào những ngày đầu năm mới du khách sẽ được chiêm ngưỡng chùa Địa Tạng Phi Lai Tự rực rỡ với nhiều hoa tươi. Bao phủ không gian chùa là không khí đầm ấm của ngày Tết cổ truyền.
Ngày đầu năm mới chùa rực rỡ với nhiều hoa tươi.
Tháng 6 đến tháng 7
Còn nếu bạn đến chùa Địa Tạng Phi Lai vào khoảng tháng 6 – 7 thì có thể hoan hỉ tham gia các khóa tu mùa hè bổ ích và ý nghĩa. Vào tháng 7 Âm lịch chùa tổ chức Lễ Vu Lan, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát thu hút rất đông cư dân địa phương và du khách.
Dip Tết Trung thu 15/8 Âm lịch là thời điểm lý tưởng để bạn ghé thăm ngắm ánh trăng tròn buông dài tô điểm cho cảnh sắc chùa thêm lung linh và tuyệt đẹp.
Tháng 9 đến tháng 10
Từ tháng 9 – 10 hàng năm, nếu ghé thăm chùa Địa Tạng Phi Lai bạn sẽ được tham quan và tìm hiểu về văn hóa người dân địa phương thông qua hoạt động tái hiện cung cảnh chợ quê với nhiều mặt hàng đặc trưng.
Nơi linh thiêng để bạn tự chép kinh và tự cầu cho bản thân và gia đình
Từ 2018, trụ trì của chùa là Đại đức Thích Minh Quang đã phát động phong trào chép Kinh Bổn Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng trong sự kiện Lễ Vu Lan tại bản tự. Hoạt động này đã thu hút đông đảo Phật tử trong và ngoài nước tham gia. Cho đến nay, lượng kinh chép tay gửi về chùa đã lên tới hơn 5 vạn quyển.
Chùa có hoạt động chép kinh và tự cầu cho bản thân và gia đình.
Đại đức Thích Minh Quang ví von những quyển kinh chép tay có giá trị như trăm triệu tiền xây dựng. Do đó, dù bạn là ai, bạn đều có cơ hội để lại công đức xây dựng chùa bằng hình thức chép kinh cầu nguyện. Đây cũng là một cách cầu bình an cho bản thân và gia đình.
Nhiều góc “sống ảo” với khung cảnh tuyệt đẹp
Chưa dừng lại ở đó, Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự còn nổi tiếng là một địa điểm sống ảo được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Tham quan, vãn cảnh chùa bạn sẽ được thỏa sức tạo dáng chụp ảnh tại khuôn viên thơ mộng trong chùa như: Ao sen, vườn cây, khu vực các công trình kiến trúc,…Tất cả đều hứa hẹn đem đến cho bạn một bộ nhớ điện thoại đầy ắp những tấm ảnh xinh xắn.
Chùa có nhiều góc “sống ảo” với khung cảnh tuyệt đẹp
Những lưu ý khi ghé thăm Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Hà Nam
- Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là nơi linh thiêng và tôn nghiêm do đó khi đến đây bạn không nên ăn mặc trang phục quá ngắn, hở hoặc màu mè.
- Nếu đã hữu duyên và đến được với ngôi chùa này bạn nên thành tâm cầu bình an, sức khỏe cho mình và người thân.
- Không tùy chạm vào bất cứ đồ vật nào của chùa.
- Không được dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ, bàn ghế trong chùa.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Nên xin phép với ban quản lý nhà chùa trước khi quay phim, chụp hình.
- Nên có các hành động chắp tay, cúi chào sư thầy, sư cô khi gặp trong chùa.
Mặc trang phục phù hợp khi viếng chùa.
Tóm lại:
Trần Thanh – Content Writer
Đăng bởi: Ngân Ròm
Từ khoá: Hoà mình với vẻ đẹp yên bình tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nổi tiếng tại Hà Nam
Để lại một bình luận