Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Kinh Nghiệm Du Lịch
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Kinh Nghiệm Du Lịch
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Miền Bắc Sapa
Kinh nghiệm phượt Sa Pa tự túc mới nhất

Kinh nghiệm phượt Sa Pa tự túc mới nhất

Kinh nghiệm phượt Sa Pa tự túc mới nhất

bởi NHP
18/08/2020
trong Sapa
0

Kinh nghiệm phượt Sa Pa là điều mà tất cả những ai đang có ý định khám phá chốn thiên đường này phải trang bị cho mình trước khi đi. Ở bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách đi phượt Sa Pa hoàn toàn tự túc nhé. Những bạn nào đi theo tour thì cũng có thể tham khảo vì bạn có thể lựa chọn tour nào phù hợp với những điểm đến hay điều bạn yêu thích. Mời các bạn cùng mình tìm hiểu nha!

"<yoastmark

Mục lục

  1. Giới thiệu chung về Sa Pa
  2. Kinh nghiệm chọn thời điểm phượt Sa Pa
  3. Kinh nghiệm di chuyển đến Sa Pa
    1. 1. Kinh nghiệm đi Sa Pa bằng xe khách
    2. 2. Đi Sa Pa bằng tàu hoả
      1. 2.1. Giá tàu hoả đi Sa Pa
  4. Kinh nghiệm đi lại ở Sa Pa
    1. 1. Thuê xe máy tự lái
    2. 2. Thuê xe ôm riêng
    3. 3. Đi bộ
  5. Kinh nghiệm ăn uống ở Sa Pa
    1. 1. Cá hồi, cá tầm Sa Pa
    2. 2. Rau tươi Sa Pa
    3. 3. Lợn cắp nách
    4. 4. Các món nướng
    5. 5. Thắng cố
  6. Những điểm du lịch ở Sa Pa
    1. 1. Đỉnh Fansipan
    2. 2. Núi Hàm Rồng
    3. 3. Thác Tình yêu Sa Pa
    4. 4. Nhà thờ đá Sa Pa
    5. 5. Đèo Ô Quý Hồ
    6. 6. Bản Tả Phìn
    7. 7. Bãi đá cổ Sapa
    8. 8. Bản Lao Chải – Tả Van
    9. 9. Bản Cát Cát

Giới thiệu chung về Sa Pa

Sa Pa là điểm nhấn về du lịch của tỉnh Lào Cai. Vào những năm 1905, người Pháp đã tìm ra một khu vực đắc địa để triển khai xây dựng khu nghỉ dưỡng. Nơi này trước đó có tên là Sa Pả theo cách gọi của người dân H Mông. Từ Sa Pả có nghĩa là Bãi Cát theo ngôn ngữ của họ. Khi người Pháp đến đây, họ đặt lại tên theo tiếng Pháp là Chapa, người Việt phát âm là Sa Pa.

Cũng có một nghiên cứu khác về cái tên Sa Pa. Người ta cho rằng, sau khi đại uý Đờ Cha Pa tiến quân tiêu diệt quân Thái Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc dành thắng lợi, Bộ chỉ huy Pháp đã lấy tên ông để đặt cho một ngôi làng Mông ở đó coi như thưởng công. Cách phát âm Ch trong tiếng Pháp lại giống với S trong tiếng Việt nên người ta dần gọi là Sa Pa.

Nhắc đến Sa Pa, người ta nghĩ ngay đến những bức tranh phong cảnh tuyệt sắc với núi non trùng điệp, săn mây, thác nước trắng muốt, ruộng bậc thang, không khí trong lành, chinh phục đỉnh cao, văn hoá dân tộc ít người…

Thuê trang phục người Mông
Thuê trang phục người Mông

Kinh nghiệm chọn thời điểm phượt Sa Pa

Sa Pa như một cô thôn nữ đẹp trọn vẹn không tỳ vết. Cô ấy đẹp mọi nơi, mọi lúc… Mỗi thời điểm, Sa Pa lại có điểm thu hút khách du lịch khác nhau

  • Tháng 3 -5 hoặc 9 – 11: Trong khoảng thời gian này, mình thấy hợp lý nhất để đi phượt. Những ngày này, trời nắng khô vào ban ngày. Ban đêm thì lạnh.
  • Tháng 4 – 5: Đây là mùa nước đổ. Nếu các bạn muốn ngắm nhìn ruộng bậc thang như những chiếu gương thì lý tưởng quá rồi. Đây là thời gian người dân đưa nước vào ruộng chuẩn bị cấy. Mặt nước phản chiếu lên như những chiếc gương lóng lánh rất đẹp nha.

Có thể bạn muốn xem bài này: Sapa tháng 5 đẹp như một bức tranh thuỷ mạc

  • Từ tháng 9 – 10: Đây là mùa lúa chín, mùa găt. Thời điểm này được các nhiếp ảnh gia săn đón ráo riết. Và các phượt thủ cũng không ngoại lệ. Cả cánh đồng ruộng bậc thang lúc này được khoác một tấm Hoàng Bào lớn lấp lánh, quyền quý. Nếu muốn chiêm ngưỡng cảnh này, bạn nên đi phượt Sa Pa và tầm giữa hoặc cuối tháng 9 nhé. Nếu đến tháng 10 thì một số ruộng đã được gặt xong.
  • Vào tháng 12 – 2: Thời tiết rất lạnh và có thể có băng tuyết. Trải nghiệm khoảng trời Âu ngay tại Việt Nam là điều rất nhiều phượt thủ săn đón. Bên cạnh đó, đây cũng là mùa hoa đào, hoa đỗ quyên nở rộ.
Ruộng bậc thang Sa Pa
Ruộng bậc thang Sa Pa

Kinh nghiệm di chuyển đến Sa Pa

Với cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay ở nước ta, việc di chuyển trở nên rất dễ dàng. Sự đa dạng về phương tiện vận chuyển hành khách đi Sa Pa là một tín hiệu đáng mừng cho vùng đất sương mù này. Để di chuyển đến Sa Pa, các bạn có thể lựa chọn các phương tiện ví dụ như tàu hoả, xe bus (bus ngồi, bus giường nằm), xe Limousine 9 ghế, hay thuê xe riêng. Với phượt thủ muốn off-road bằng xe máy thì khỏi phải bàn. Tuy nhiên, với thời gian lái xe dài trên 6 tiếng kết hợp với địa hình ở Sa Pa thì chắc chắn bạn cần có một cua-rơ chuyên nghiệp và chiếc xe máy đủ khoẻ nhé.

Có một điểm chung là dù bạn ở nơi đâu thì Hà Nội cũng là nơi trung chuyển thuận lợi nhất. Tất nhiên là loại trừ những bạn ở gần Sa Pa hơn. Nếu bạn ở miền Nam hay miền Trung muốn đi Phượt Sa Pa thì cách nhanh nhất là bay ra Nội Bài, Hà Nội. Sau đó di chuyển đến Lào Cai rồi Sa Pa. Từ Hà Nội đi, khoảng cách là 376 km. Thời gian di chuyển dao động từ 6 tiếng trở lên.

1. Kinh nghiệm đi Sa Pa bằng xe khách

Lượng khách du lịch đến với Sa Pa vào mùa cao điểm rất đông. Thông thường mỗi ngày có đến hơn 60 chuyến xe khách đi Sa Pa từ Hà Nội của các hãng xe nổi tiếng như New Enjoy, Sapa Limousine VIP, Eco Sapa, Fansipan Express, Queen Cafe, Inter Bus Lines, Sao Việt, Green Bus, Sapa Express…

Xe khách đi Sa Pa sớm nhất xuất phát lúc 05:30 tại bến. Và chuyến xe muộn nhất là 23:55 đêm hằng ngày. Thời gian di chuyển vào khoảng 6 tiếng. Bạn sẽ có khoảng nửa tiếng nghỉ ở trạm trên cao tốc. Giá vé xe khách đi Sa Pa trung bình khoảng 250,000đ/người. Giá rẻ nhất là 180k và cao nhất là 450k.

Để mua vé online, các bạn có thể mua trên các trang mạng online. Ví dụ như mình tìm trên trang Sáo Diều đi từ Hà Nội đến Sa Pa ngày 29 tháng 8 thì ra 1 loạt các xe cho các bạn lựa chọn nè: https://saodieu.vn

Xe khách Hà Nội đi Sa Pa
Xe khách Hà Nội đi Sa Pa

2. Đi Sa Pa bằng tàu hoả

Đi Sa Pa bằng tàu hoả sẽ rất an toàn, gợi lại những hoài niệm. Nhiều cung đường uốn lượn sẽ đem lại cho bạn cảm giác thích thú. Thậm chí những chỗ an toàn, bạn có thể thò đầu ra cửa sổ và bấm những cú shot độc lạ rồi check in FB. Nhưng các bạn phải để ý thật kỹ trước khi thực hiện nhé. Với phương tiện tàu hoả, bạn có thể lựa chọn ngồi ghế hay khoang có 2, 4, 6 giường nằm…Hiện nay mình thấy có những khoang tàu VIP rất sang chảnh đó. Nếu được cùng gấu ở khoang đó cùng ngắm cảnh, cùng nhau nghe tiếng xình xịch của tàu thì tuyệt vời biết mấy. Đó sẽ có thể là trải nghiệm không bao giờ quên.

Nếu đi Sa Pa bằng tàu hoả thì bạn sẽ đi các chuyến đêm nhé. Tàu sẽ chạy từ khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ tại ga Trần Quý Cáp Hà Nội. Sáng hôm sau là các bạn sẽ tới Sa Pa. Thời gian tới nơi khoảng 6 giờ sáng. Thời gian quá đẹp cho một chuyến đi đúng không nào? Các bạn vừa tiết kiệm được một đêm khách sạn, vừa tiết kiệm được thời gian.

Đi Sa Pa bằng tàu hoả
Đi Sa Pa bằng tàu hoả

2.1. Giá tàu hoả đi Sa Pa

Nếu các bạn mua ghế ngồi thì có 2 loại. Loại 1 là ngồi ghế cứng. Giá cho loại ghế này là khoảng 150k 1 người. Nếu ngồi ghế mềm thì giá là 280k 1 người.

Nếu bạn muốn thoải mái hơn thì lựa chọn giường nằm nhé. Đa phần mọi người lựa chọn loại 4 hoặc 6 giường trong 1 cabin. Cabin 6 giường thì giá khoảng 480k 1 giường. Cabin 4 giường thì giá khoảng 560k 1 giường. Lưu ý đây là giường đơn nên mỗi người chỉ được nằm 1 giường thôi bạn nhé.

Cabin tàu Sa Pa 4 giường
Cabin tàu Sa Pa 4 giường

Bạn nào muốn sang chảnh thì chọn loại cabin 2 người 1 cabin 1 giường. Giá cho loại cabin tốt nhất này là khoảng 3,200k 1 người.

Nếu các bạn có ý định đi phượt Sa Pa thì nên đặt vé trước. Thông thường các đơn vị lữ hành sẽ ôm hết các vị trí đẹp. Nếu bạn mua chậm thì sẽ phải thông qua họ và tất nhiên giá cũng tăng thêm đôi chút.

Một điều các bạn cần chú ý khi đi tàu hoả đi Sa Pa nhé. Đó là an ninh trên tàu không được tốt lắm đâu. Lý do là có quá nhiều người trên tàu mà các toa lại thông nhau. Các bạn phải đặc biệt chú ý đến tài sản của mình nhé đặc biệt là điện thoại, máy ảnh, ví…

Kinh nghiệm đi lại ở Sa Pa

Khi đến nơi rồi, việc đi lại ở Sa Pa như thế nào mình nghĩ những phượt thủ đã có kinh nghiệm phượt Sa Pa nắm rất rõ. Nhưng với những bạn mới thì mình xin nêu ra những cách phổ biến nhất như sau:

1. Thuê xe máy tự lái

Nếu các bạn muốn nhâm nhi, tự do trải nghiệm một cách chậm rãi thì đây là một lựa chọn hoàn hảo. Với lựa chọn này, bạn sẽ thoải mái lái xe đi loanh quanh các điểm du lịch ở Sa Pa. Rồi bạn có thể ở lại từng điểm bạn thích bao lâu cũng được mà không phụ thuộc ai. Tuy nhiên với địa hình ở Sa Pa thì bạn cũng cần có một lái cứng đi cùng nhé. Giá thuê xe máy tự lái ở Sa Pa khoảng 120k 1 xe/ngày. Sau đó bạn tự đổ xăng rồi đi nhé. Bạn cần chú ý lấy số điện thoại chủ xe để liên lạc khi cần thiết ví dụ như hỏng hóc hay…hết xăng. Trước khi nhận xe, mũ bạn cũng nên check qua tình trạng xe, mũ và xác nhận với chủ nhé. Tốt nhất là cứ chụp vài shot về tình trạng xe bên ngoài cho chắc.

Thuê xe máy tự lái ở Sa Pa
Thuê xe máy tự lái ở Sa Pa

2. Thuê xe ôm riêng

Nếu bạn không muốn tự lái, ngại tìm đường thì việc thuê xe ôm riêng để đi lại ở Sa Pa là lựa chọn tối ưu. Việc này giúp rút ngắn thời gian tìm hiểu hay chuẩn bị xe pháo. Đôi khi các bác xe ôm ở đây lại là hướng dẫn viên chuyên nghiệp ấy chứ. Vì họ là dân bản địa nên cái gì cũng biết mà. Giá thuê xe ôm lại rẻ lắm. Chỉ từ 100k là bạn có thể đi đến 4,5 điểm gần nhau rồi. Và xong tour, nếu hài lòng thì bạn nên tip cho họ một chút để khích lệ nhé! Mình cũng làm dịch vụ nên khi nhận được tip từ khách hàng là mừng lắm. Mặc dù số tiền đôi khi chỉ 1-2$ nhưng mình vẫn cảm thấy rất vui và yêu nghề hơn. Không chỉ vì giá trị vật chất của nó mà cao hơn hết là giá trị tinh thần. Mình nhận được tip có nghĩa khách hàng nói với mình rằng mình đang làm rất tốt. Và điều đó sẽ giúp mình cũng như những người làm dịch vụ nói chung làm việc hăng say hơn!

3. Đi bộ

Đi bộ vô cùng tốt cho sức khoẻ. Chẳng phải tự nhiên mà mấy anh Tây lên Sa Pa chơi chỉ thích đi trekking vào bản. Từ trung tâm thị trấn Sa Pa đến các bản khá gần. Nên việc đi trekking vào bản là việc hoàn toàn có thể làm được. Bạn vừa được rèn luyện sức khoẻ, vừa được lang thang ngắm nghía vô tư. Lúc về nếu mệt quá thì bạn vẫn có thể thuê xe ôm hay taxi về cơ mà. Nếu có gấu đi cùng thì gấu sẽ cõng bạn về thôi! Đó là với những điểm gần. Còn các điểm ở xa mà các bạn vẫn muốn trekking thì nên kết hợp sử dụng xe ôm hay thuê taxi đến gần điểm. Sau đó đi bộ vào. Đi bộ sẽ khá mệt và mất nước, các bạn nhớ mang theo nước uống hoặc nước điện giải nhé.

Đi bộ phượt Sa Pa
Đi bộ phượt Sa Pa

Kinh nghiệm ăn uống ở Sa Pa

Sa Pa không chỉ đẹp ở cảnh núi non hùng vĩ, những thảm mây lững lờ trước mắt mà còn đẹp cả ở văn hoá ẩm thực. Sau đây mình xin chia sẻ Kinh nghiệm ăn uống của mình ở Sa Pa nhé!

1. Cá hồi, cá tầm Sa Pa

Cá hồi, cá tầm ở Sa Pa khác với cá ở nơi khác. Chúng thường có thịt chắc, thớ săn hơn và lại không có mỡ. Để thưởng thức món này, người ta thường làm gỏi hoặc nước trên than củi. Bên cạnh đó bạn cũng có thể ngồi nhâm nhi Cá hồi, cá tầm Sa Pa cùng bạn bè bằng cách nấu lẩu.

Cá hồi, cá tầm Sa Pa
Cá hồi, cá tầm Sa Pa

2. Rau tươi Sa Pa

Rau tươi ở Sa Pa không khác về giống. Tuy nhiên chúng lại có hương vị đặc trưng của xứ lạnh. Một số loại ra tiêu biểu như súp lơ trắng, xanh, su su… Nếu bạn nào đã từng đi du lịch Tam Đảo thì chắc cũng đã thưởng thức su su rồi. Với những loại rau này, cách chế biến đơn giản và lành nhất là luộc rồi chấm muối vừng. Bạn cũng có thể đem xào cùng tỏi thơm nức rồi thưởng thức nhé!

Rau cải ngồng Sa Pa
Rau cải ngồng Sa Pa

3. Lợn cắp nách

Với những bạn có Kinh nghiệm phượt Sapa thì chắc chắn đã từng gặp cảnh anh thanh niên xách chú lợn tung tăng đi ra chợ bán! Lợn cắp nách là đặc sản của dân tộc Mông. Lợn thường được thả ở vườn, tự do lên nương rẫy, đồi, núi nên rất khoẻ, thịt săn chắc như tập gym. Trong lượng mỗi chú lợn ở đây chỉ khoảng 5 kg. Và khi xuất chuồng, chủ của chúng có thể cắp vào nách và đi ra chợ bán. Đó là lý do tại sao người ta gọi là lợn cắp nách.

Để chế biến lợn cắp nách, người dân ở đây thường đem quay với than hồng và thưởng thức cùng rượu Táo Mèo truyền thống.

Lợn cắp nách Sa Pa
Lợn cắp nách Sa Pa

4. Các món nướng

Với thời tiết đặc thù ở Sa Pa thì các món nướng rất được ưa chuộng. Vì trời rét nên người ta thường có thói quen nhóm lửa sưởi ấm. Và nhân tiện họ sẽ nướng cả thế giới xung quanh họ :D. Họ thường nướng trứng gà, trứng vịt, thịt lợn xiên, rau…

Khi đến thị trấn Sa Pa vào buổi đêm, ở khu quảng trường, nhà thờ đá, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hàng quán nướng. Không chỉ người dân ở đây, bản thân mình cũng là một fan hâm mộ của đồ nướng. Với cái lạnh Sa Pa mà được cắn một miếng thịt nóng hổi thì còn gì bằng…

5. Thắng cố

Những ai có kinh nghiệm phượt Sa Pa hay đâu đó khu vực Tây Bắc thì chắc chắn đã từng thử món thắng cố huyền thoại! Ăn 1 miếng rồi chạy mất dép… ăn miếng thứ 2 thì nhăn mặt… ăn miếng thứ 3 thì đòi ăn cả bát! Thắng cố là như vậy đó. Mùi vị của nó khá hôi và khó ăn. Tuy nhiên khi đã quen rồi thì sẽ nhớ mãi không quên. Món thắng cố được nấu tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất cầu kỳ. Người ta thả hết lòng, ruột non, ruột già, lục phủ ngũ tạng của lợn vào nồi và nấu cùng xương, tiết ngựa. Một số nơi còn thêm cả ngô, rau, gừng, vỏ quýt, hoa hồi, lá chanh vào để tăng thêm hương vị và giảm độ hôi nồng.

Thắng Cố Sa Pa - Kinh nghiệm phượt Sapa
Thắng Cố Sa Pa

Những điểm du lịch ở Sa Pa

Với những bạn đang có ý định đi phượt Sa Pa thì chắc chắn đang đắn đo nên đi những đâu trong lịch trình của mình. Ở đây mình xin liệt kê một số điểm phổ biến nhất mà hầu như ai cũng có thể đi được. Còn những điểm ở xa trung tâm, đi sâu vào bản thì cần có người có kinh nghiệm phượt Sa Pa đi cùng bạn nhé. Vì càng đi sâu hơn thì cần phải có kinh nghiệm hơn để đảm bảo an toàn.

1. Đỉnh Fansipan

Trước kia, chinh phục được đỉnh Fansipan là chinh phục được chính mình. Trước khi lên đường, người ta cần dành ít nhất 1 tháng để rèn luyện sức khoẻ, kỹ năng đi rừng. Và rồi khi đặt chân lên nóc nhà Đông Dương, họ sẽ vui mừng khôn siết và tận hưởng thành quả của mình với khung cảnh như thiên đường trước mắt.

Còn giờ đây, chỉ với 600k/người là bạn có thể đặt chân tới đây rồi :)) . Tất nhiên vẫn phải đi bộ chút nhưng không đáng kể…

Đỉnh Fansipan - Kinh nghiệm phượt Sapa
Đỉnh Fansipan

2. Núi Hàm Rồng

Đây là điểm du lịch quốc dân ở Sa Pa vì nó nằm ngay thị trấn. Giá vé vào là 70k 1 khách. Hầu như ai đi du lịch Sa Pa cũng đến đây check in. Ở đây người ta trồng rất nhiều loại cây và hoa đầy đủ màu sắc sặc sỡ. Mà đặc biệt điểm này vô cùng dễ đi (ai cũng có thể đi được) nên rất phù hợp cho những thánh lười nhưng thích sống ảo!

Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng

3. Thác Tình yêu Sa Pa

Thác Tình yêu Sa Pa nằm cách thị trấn 12km cùng cung đường lên Ô Quý Hồ. Đây là một trong những con thác đẹp nhất Sa Pa mà bất kỳ ai cũng sẽ đặt chân đến nếu có kinh nghiệm phượt Sa Pa rồi. Trên đường đến đây bạn cũng sẽ đi qua một con thác nữa đó là Thác Bạc.

Kinh nghiệm phượt Sapa
Thác Tình yêu Sa Pa

4. Nhà thờ đá Sa Pa

Nhà thờ đá Sapa được xây dừng từ năm 1895. Đây được coi là công trình cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp còn nguyên vẹn tại Sapa. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, chế độ nhưng nhà thờ vẫn đứng đấy hiên ngang như một biểu tượng của Sapa.

Phía trước nhà thờ là khu quảng trường, nơi biểu diễn văn nghệ cuối tuần, trên vỉa hè là nơi những người phụ nữ dân tộc Dao, H’Mông ngồi bày bán thổ cẩm.

Nhà thờ đá Sa Pa
Nhà thờ đá Sa Pa

5. Đèo Ô Quý Hồ

Nếu như bạn muốn trải tầm mắt để ngắm nhìn núi non trùng điệp, những cung đường uốn lượn. Đèo Ô Quý Hồ là một lựa chọn hoàn hảo. Đặc biệt khi hoàng hôn gần buông, rất nhiều phượt thủ đến đây để chiêm ngưỡng.

Kinh nghiệm phượt Sapa
Đèo Ô Quý Hồ

6. Bản Tả Phìn

Bản Tả Phìn là điểm trekking (đi bộ) hấp dẫn hàng đầu khi đi phượt Sa Pa. Đây là ngôi làng người Dao Đỏ sinh sống. Khách du lịch khi đến đây sẽ được tìm hiểu nét văn hoá của người dân tộc Dao, ngắm nhìn những bộ trang phục truyền thống, mua quà lưu niệm. Và đặc biệt bản Tả Phìn rất nổi tiếng với những bài thuốc lá. Nếu bạn đau nhứng sương khớp hay muốn trải nghiệm tắm lá thì bạn đã đến đúng chỗ rồi. Người Dao Đỏ rất giỏi trong việc này. Phụ nữ ở đây sau khi sinh sẽ được tắm lá thuốc. Chỉ sau vài ngày là có thể lên nương làm việc bình thường. Trẻ sơ sinh cũng được tắm để tăng cường đề kháng.

Hiện nay ở một số khách sạn hay nhà dân ở bản Tả Phìn cũng cung cấp dịch vụ tắm lá. Khi đi phượt Sa Pa bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm này nhé.

Bản Tả Phìn
Bản Tả Phìn

7. Bãi đá cổ Sapa

Bãi đá cổ Sa Pa là khu di tích các khối đá có khắc hoa văn và ký tự cổ, tại vùng đất thung lũng Mường Hoa thuộc các xã Mường Hoa, Sử Pán và Tả Van, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Bãi đá cổ có diện tích khoảng 8 km². Ở đây, người ta tìm thấy hơn 150 tảng đá lớn được khắc những hoa văn, hình thù lạ. Cho đến nay các tảng đá đó vẫn là bí ẩn với các nhà khảo cổ kỳ cựu hay với những người có Kinh nghiệm phượt Sa Pa lâu năm. Đó là nền văn minh xa xưa không dễ gì để tìm hiểu.

Kinh nghiệm phượt Sapa
Bãi đá cổ Sapa

8. Bản Lao Chải – Tả Van

Bản Lao Chải – Tả Van là nơi sinh sống của người Mông, Dao, Giáy, Tày. Bản nằm cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 7km. Khác với sự nhộn nhịp ở thị trấn, bạn sẽ tìm thấy ở đây sự thanh bình, tĩnh lặng. Trước mắt bạn làm những thửa ruộng bậc thang trên những sườn đồi chênh vênh. Vào mùa lúa chính, bản làng như khoác một tấm áo mới óng ánh, quyền quý.

9. Bản Cát Cát

Bản Cát Cát nằm ngay dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Đây là nơi sinh sống của đồng bào người dân tộc H’Mông cách thị trấn Sapa chừng 3km theo hướng về phía đỉnh Fansipan. Người ta biết đến bản Cát Cát với biệt danh ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Bắc. Ở đây có nền văn hóa độc đáo, kiến trúc đặc trưng truyền thống, khung cảnh thơ mộng.

Trên đây là Kinh nghiệm phượt Sa Pa tự túc mới nhất mình cập nhật để các bạn tham khảo nhé. Mình hi vọng sẽ nhận được nhiều phản hồi của các bạn bằng cách để lại bình luận, ấn vào nút đánh giá bài viết 5 sao ở trên cùng và chia sẻ nữa ạ. Sự ủng hộ của các bạn sẽ là động lực để mình viết tiếp những bài sau hihi!

À, khi đi phượt Sa Pa các bạn chú ý mang đủ quần áo, khăn, găng tay giữ ấm nhé. Mình mang cả bình nước giữ nhiệt nữa. Chúc các bạn có một chuyến phượt viên mãn!

 

0/5 (0 Reviews)
Tag: kinh nghiệm du lịch sa pa

Có thể bạn thích

Sapa tháng 5 đẹp như một bức tranh thuỷ mạc

Sapa tháng 5 đẹp như một bức tranh thuỷ mạc

07/05/2020
627
Kinh nghiệm du lịch Sapa chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch Sapa chi tiết nhất

24/04/2020
679
Những điểm tham quan du lịch Sapa nổi tiếng

Những điểm tham quan du lịch Sapa nổi tiếng

24/04/2020
616
Tải thêm

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN

Xem nhiều trong tháng

Kinh nghiệm du lịch Thung Nai

Kinh nghiệm du lịch Thung Nai Hoà Bình

bởi Độc giả
23/08/2020
0
687

Kinh nghiệm du lịch Kim Bôi Hoà Bình chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch Kim Bôi Hoà Bình chi tiết nhất

bởi NHP
13/08/2020
2
1.1k

Review Legacy Yên Tử - MGallery: Trải nghiệm cuộc sống Hoàng Gia

Review Legacy Yên Tử – MGallery: Trải nghiệm cuộc sống Hoàng Gia

bởi NHP
14/08/2020
0
732

Kinh nghiệm du lịch thung lũng tình yêu bản Còi Đá Quảng Bình

Kinh nghiệm du lịch thung lũng tình yêu bản Còi Đá Quảng Bình

bởi NHP
10/08/2020
0
670

Délices Cafe

7 quán café nhạc Acoustic ở Hải Phòng

bởi NHP
22/04/2020
0
635

Kinh nghiệm du lịch Y Tý: cao nguyên đẹp không tỳ vết

Kinh nghiệm du lịch Y Tý: cao nguyên đẹp không tỳ vết

bởi NHP
14/08/2020
0
675

Kinh nghiệm du lịch núi Chứa Chan Đồng Nai

Kinh nghiệm du lịch núi Chứa Chan Đồng Nai

bởi NHP
20/05/2020
1
650

Kinh nghiệm du lịch Kỳ Co Eo

bởi Độc giả
09/01/2021
0
613

Kinh nghiệm phượt Sa Pa tự túc mới nhất

Kinh nghiệm phượt Sa Pa tự túc mới nhất

bởi NHP
18/08/2020
0
957

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội

bởi NHP
13/08/2020
1
762

KINH NGHIỆM DU LỊCH MIỀN BẮC

  • Kinh nghiệm du lịch A Pa Chải
  • Kinh nghiệm du lịch Mai Châu
  • Kinh nghiệm du lịch Mẫu Sơn
  • Kinh nghiệm du lịch Minh Châu
  • Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu
  • Kinh nghiệm du lịch Móng Cái
  • Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải
  • Kinh nghiệm du lịch Na Hang
  • Kinh nghiệm du lịch Nghĩa Lộ
  • Kinh nghiệm du lịch Ngọc Chiến
  • Kinh nghiệm du lịch Ngọc Vừng
  • Kinh nghiệm du lịch Quan Lạn
  • Kinh nghiệm du lịch Sapa
  • Kinh nghiệm du lịch Sìn Hồ
  • Kinh nghiệm du lịch Tà Xùa
  • Kinh nghiệm du lịch Tam Cốc
  • Kinh nghiệm du lịch Tam Đảo
  • Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên
  • Kinh nghiệm du lịch Thung Nai
  • Kinh nghiệm du lịch Tràng An
  • Kinh nghiệm du lịch Vân Long
  • Kinh nghiệm du lịch Xuân Sơn
  • Kinh nghiệm du lịch Y Tý
  • Kinh nghiệm du lịch Yên Tử

KINH NGHIỆM DU LỊCH MIỀN TRUNG

  • Kinh nghiệm du lịch Nam Du
  • Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc

KINH NGHIỆM DU LỊCH MIỀN NAM

  • Kinh nghiệm du lịch Bãi Lữ
  • Kinh nghiệm du lịch Bảo Lộc
  • Kinh nghiệm du lịch Bình Ba
  • Kinh nghiệm du lịch Bình Hưng
  • Kinh nghiệm du lịch Buôn Ma Thuột
  • Kinh nghiệm du lịch Cam Ranh
  • Kinh nghiệm du lịch Huế
  • Kinh nghiệm du lịch Măng Đen
  • Kinh nghiệm du lịch Mũi Né
  • Kinh nghiệm du lịch Nha Trang
  • Kinh nghiệm du lịch Ninh Thuận
  • Kinh nghiệm du lịch Phan Rang
  • Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết
  • Kinh nghiệm du lịch Phong Nha
  • Kinh nghiệm du lịch Phú Yên
  • Kinh nghiệm du lịch Pleiku
  • Kinh nghiệm du lịch Pù Luông
  • Kinh nghiệm du lịch Quảng Trị
  • Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn
  • Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn
  • Kinh nghiệm du lịch Sông Cầu
  • Kinh nghiệm du lịch Tam Kỳ
  • Kinh nghiệm du lịch Tây Giang
  • Kinh nghiệm du lịch Tây Nghệ An
  • Kinh nghiệm du lịch Thiên Cầm
  • Kinh nghiệm du lịch Vĩnh Hy
  • Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm
  • Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Xanh
  • Kinh nghiệm du lịch Cửa Lò
  • Kinh nghiệm du lịch Cực Đông
  • Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt
  • Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng
  • Kinh nghiệm du lịch Đắk Nông
  • Kinh nghiệm du lịch Đảo Phú Quý
  • Kinh nghiệm du lịch Điệp Sơn
  • Kinh nghiệm du lịch Đông Giang
  • Kinh nghiệm du lịch Đồng Hới
  • Kinh nghiệm du lịch Hải Hòa
  • Kinh nghiệm du lịch Hải Tiến
  • Kinh nghiệm du lịch Hội An
  • Kinh nghiệm du lịch Kon Tum
  • Kinh nghiệm du lịch La Gi
  • Kinh nghiệm du lịch Lý Sơn

© 2020 Kinh Nghiệm Du Lịch - chia sẻ kinh nghiệm du lịch miễn phí

DMCA.com Protection Status

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Liên hệ

© 2020 Kinh Nghiệm Du Lịch - chia sẻ kinh nghiệm du lịch miễn phí
DMCA.com Protection Status