Chùa Tam Chúc Hà Nam là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đầy yên bình của Việt Nam. Không những vậy, đây còn là ngôi chùa lớn nhất thế giới hiện nay, mang lại những trải nghiệm thích thú cho du khách Tour chùa Tam Chúc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và lưu ý để các bạn có một chuyến Tour du lịch tâm linh trọn vẹn nhất nhé!
Cổng chùa Tam Chúc Hà Nam
Hà Nam vốn được biết đến như một miền đất hứa với cuộc sống yên bình và con người chân chất, hiền hậu. Mặc dù không phải là một tỉnh thành phát triển tại Việt Nam, Hà Nam vẫn sở hữu rất nhiều những thắng cảnh tuyệt đẹp thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch mỗi năm. Trong một vài năm trở lại đây, Hà Nam càng trở nên hấp dẫn khách du lịch hơn khi sở hữu địa danh chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới hiện nay. Nếu bạn đang muốn tìm một địa điểm du lịch vừa để vãn cảnh, thư giãn vừa để trải lòng mình thì hãy đến với tour chùa Tam Chúc 1 ngày nhé!
Chùa Tam Chúc ở đâu?
Chùa Tam Chúc nằm tại thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam là cầu nối giữa 2 ngôi chùa nổi tiếng là chùa Bái Đính và chùa Hương. Chùa có vị trí vô cùng đặc biệt, phía trước là hồ Lục Nhạc, sau là núi Thất Tinh với khung cảnh say mê lòng người. Hồ còn sở hữu 6 hòn đảo nhỏ mà theo tương truyền, chính là 6 chiếc chuông mà thượng đế đã ban tặng cho vùng đất yên bình này.
Đến chùa Tam Chúc Hà Nam như nào?
Chùa Tam Chúc Hà Nam cách thành phố Phủ Lý chừng 10km và quãng đường di chuyển cũng vô cùng dễ dàng. Có 2 cách phổ biến nhất được nhiều người lựa chọn khi tham quan du lịch chùa Tam Chúc.
Đi bằng xe khách, taxi hoặc phương tiện cá nhân
Lựa chọn di chuyển bằng xe khách hoặc ô tô sẽ giúp bạn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nam. Sau khi chạy thẳng theo hướng quốc lộ 1A đến thành phố Phủ Lý thì bạn có thể rẽ hướng tiếp vào quốc lộ 2B. Sau đó, bạn tiếp tục di chuyển thêm 12km nữa để đến thị trấn Ba Sao. Theo như kinh nghiệm của nhiều người, tại thị trấn Ba Sao bạn có thể bắt xe ôm với giá chỉ 20 ngàn đồng để vào đến tận cổng chùa.
Xe limousine
Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền cho chuyến tham quan chùa Tam Chúc, thì xe limousine 9 chỗ cũng là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng. Xe sẽ đón ở Hà Nội rất nhiều khung giờ và địa điểm để du khách có thể lựa chọn. Tùy từng thời điểm xe sẽ vào thẳng cổng chùa hay đến thành phố Phủ Lý Hà Namsẽ có xe trung chuyển. Giá vé chỉ 110.000 VNĐ/chiều cho toàn bộ hành trình.
Hà Nội đi chùa Tam Chúc:
- 44 Lý Thường Kiệt: 7h30; 8h30; 10h30
- Rạp xiếc Trung Ương: 7h40; 8h40; 9h40
- 38 Phố Vọng: 7h50; 8h50; 9h50
- Big C Thăng Long (57 Nguyễn Quốc Trị): 8h00; 9h00; 10h00
- VP Đồng Tầu Thịnh Liệt: 8h00; 9h00; 11h00
Chùa Tam Chúc về Hà Nội: 14h30; 15h30; 16h30
Quý khách có thể book vé xe ô tô Hà Nội – Hà Nam – Tam Chúc theo số điện thoại: 0913351608
Đi theo tour chùa Tam Chúc
Nếu ngại tự bắt xe, tự mua vé hay muốn có hướng dẫn viên đi cùng thuyết minh để hiểu thêm về cảnh điểm thì bạn cũng có thể lựa chọn đi theo các hành trình tour Tam Chúc như tour chỉ đi riêng chùa Tam Chúc trong 1 ngày hoặc các tour du lịch tâm linh kết hợp với những ngôi đền, chùa gần đó.
Chùa Tam Chúc có những thắng cảnh nào?
Điện Tam Thế
Công trình đầu tiên mà bạn phải trầm trồ thán phục khi đặt chân vào chùa Tam Chúc Hà Nam là điện Tam Thế – một trong 3 chính điện của chùa Tam Chúc Hà Nam (cùng với điện Pháp Chủ và điện Quan Âm). Điểm chung của cả 3 điện này là những bức phù điêu được điêu khắc thủ công từ đá lấy từ miệng núi lửa Indonesia. Mỗi bức phù điêu lại là một câu chuyện kể về cuộc đời của Đức Phật. Điện Tam Thế có diện tích khá lớn, rộng tới 5100m2 với sức chứa lên tới 5000 người cùng lúc. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật nổi tiếng được đúc đồng đầy tỉ mỉ. Trọng lượng của mỗi bức tượng lên tới 80 tấn. Sau mỗi bức tượng là một chiếc lá bồ đề được dát vàng đầy tinh xảo.
Điện Giáo Chủ
Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.
Điện Pháp Chủ chùa Tam Chúc có thiết kế mái cong hai tầng, cao 31m với mặt sàn rộng tới 3.000m2. Bên trong chùa Tam Chúc Hà Nam còn có một bức tượng Phật khổng lồ bằng đá, nặng tới 200 tấn và cũng là bức tượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Điện Quan Âm
ư
Điện Quan Âm chùa Tam Chúc thờ Đức Phật nghìn mắt nghìn tay – cũng chính là bức tượng phù điêu mà bạn bắt gặp khi vừa đi qua cổng Tam Quan. Bức tượng Đức Phật được tạc bằng đá núi lửa Indonesia có đường nét tỉ mỉ và tinh xảo hơn hẳn những bức tượng mà bạn từng thấy.
Chùa Ngọc
Chùa Ngọc, hay còn nổi tiếng với xứng danh Đàn Tế Trời chùa Tam Chúc, là một trong những thắng cảnh nổi bật nhất trong quần thể ngôi chùa này. Chùa Ngọc Tam Chúc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh. Để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa này, du khách du lịch chùa Tam Chúc cần phải trải qua thử thách 200 bậc thang đá tựa như đường lên chốn tiên cảnh. Chùa Ngọc sở hữu 3 pho tượng Phật làm từ đá Granite được nhập khẩu hoàn toàn từ Ấn Độ. Bên cạnh đó, trong chùa cũng có 1 pho tượng Phật được làm từ ngọc vô cùng quý hiếm.
Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc chính là khu vực thờ hoàng hậu nhà Đinh tên là Dương Thị Nguyệt. Trước khi dẹp loạn 12 sứ quân, tương truyền rằng Đinh Bộ Lĩnh đã tới để để chiêu mộ quân sĩ, sau này khi lên ngôi hoàng đế, ngày đã cho xây dựng đền thờ cho hoàng hậu của mình tại đây.
Vườn Cột Kinh
Vườn Cột Kinh (hay còn gọi là 32 cột Kinh) tiếp tục là một điểm đến không thể bỏ lỡ đối với du khách du lịch chùa Tam Chúc. Tại đây, người ta cho xây dựng 99 chiếc cột đá, mỗi chiếc cao 13,5m và có trọng lượng lên tới 200 tấn. Tại mỗi cột lại được khắc lên những bài kinh để du khách tour du lịch chùa Tam Chúc có thể tụng kinh cầu nguyện. Công trình này được xây dựng dựa trên ý tưởng Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình với quy mô hoành tráng, không hề kém cạnh.
Vẻ đẹp yên bình của chùa Tam Chúc không chỉ là niềm tự hào khôn xiết đối với người dân Hà Nam mà còn là niềm tự hào chung của cả dân tộc ta. Hy vọng với những chia sẻ phía trên của chúng tôi, các bạn sẽ có một tour chùa Tam Chúc 1 ngày trọn vẹn và ý nghĩa nhất. Hồng Anh (Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)
Đăng bởi: Trần Lệ
Từ khoá: Một ngày yên bình tại chùa Tam Chúc Hà Nam
Để lại một bình luận