Phú Thọ có lễ hội gì?

Phú Thọ có lễ hội gì?

Là nơi ra đời của Nhà nước và Kinh đô Văn Lang – Kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam, Phú Thọ có kho tàng tri thức dân gian phong phú về mỹ thuật, nghề thủ công, y học, ẩm thực… và độc đáo hơn cả là hệ thống các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa cội nguồn dân tộc. Lễ hội Phú Thọ mang nhiều yếu tố của lễ hội người Việt nhưng lại mang những sắc thái văn hóa cổ đặc sắc của vùng trung du với nét văn hóa gốc. Những lễ hội này vừa là nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa thể hiện được những gì tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Phú Thọ có lễ hội gì? Dưới đây là một số lễ hội truyền thống tại Phú Thọ mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hằng năm từ mùng 6 – 10/3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng gồm 2 phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ là nghi thức dâng hương, hoa, lễ vật của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh, thành phố được tổ chức long trọng trên đền Thượng. Phần Hội diễn ra xung quanh khu vực núi Hùng, gồm các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian như: Đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm; hát Xoan, hát ghẹo, hát chèo, kịch nói…

Ngày nay, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã vượt ra ngoài phạm vi một lễ hội, trở thành ngày lễ trọng đại, ngày hội văn hóa của cả nước, kết nối và nuôi dưỡng sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc. Người dân ở địa phương có di tích (đình, đền, miếu…) thờ Hùng Vương và các nhân vật lịch sử liên quan thời kỳ Hùng Vương tự nguyện tổ chức hoạt động tế lễ, rước kiệu về Đền Hùng, chuẩn bị các lễ vật từ đặc sản của địa phương để dâng cúng các Vua Hùng.

Lễ hội bơi Chải Bạch Hạc – Phú Thọ

Lễ hội bơi Chải Bạch Hạc được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm tại phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Đây là hình thức phục hiện có tính nghi lễ và nghệ thuật về việc luyện tập thủy quân, thể hiện tinh thần thượng võ trong truyền thống đánh giặc giữ nước từ thời Hùng Vương.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội bơi Chải Bạch Hạc – Phú Thọ

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày: Ngày đầu bơi dạo để kiểm tra chải; ngày thứ hai các giáp đưa kiệu xuống chải bơi ra sông Hồng đón các thần về; ngày thứ ba bơi chính để đọ sức giữa các giáp. Mỗi đơn vị đua một thuyền, kiểu dáng thuyền hoàn toàn giống nhau, chỉ khác màu sắc.

Lễ hội bơi chải Bạch Hạc ngày nay đã được mở rộng ra các địa phương trong tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh lân cận. Hằng năm, trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng, lễ hội bơi chải Bạch Hạc được tổ chức tại thành phố Việt Trì đã thu hút được hàng vạn đồng bào và du khách về tham dự, tạo điểm nhấn hấp dẫn trong ngày hội vùng đất Tổ.

Lễ hội làng Hùng Lô – Phú Thọ

Lễ hội làng Hùng Lô được tổ chức từ mùng 9 – 13/3 âm lịch hằng năm tại xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì).

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội làng Hùng Lô – Phú Thọ

Phần lễ gồm các nghi thức: Dâng lễ vật lên Vua Hùng gồm bánh chưng, bánh giầy, hoa quả và những vật phẩm của dân làng làm ra.

Sau phần lễ, dân làng tổ chức rước kiệu vào Đền Hùng. Đoàn rước kiệu có từ 200 đến 400 người ăn mặc trang phục lễ hội truyền thống rước 4 cỗ kiệu sơn son thếp vàng, đục chạm rất tinh vi.

Xem Thêm  Thanh Thủy Resort – Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng tại Phú Thọ

​Phần hội với các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Trong đó, nhiều trò chơi dân gian được tái hiện lại như cờ người, chọi gà, bịt mắt đánh trống, thi gói nấu bánh chưng nhanh, liên hoan văn nghệ, thi đấu bóng chuyền hơi nam – nữ. Lễ hội làng Hùng Lô mang đậm nét văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia.

Lễ hội Hát Xoan xã Kim Đức – Phú Thọ

Lễ hội Hát Xoan được tổ chức từ mùng 1 – 5 Tết âm lịch tại xã Kim Đức, thành phố Việt Trì. Đây là lễ hội tiêu biểu phản ánh nét sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính chất cửa đình của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Hát Xoan xã Kim Đức – Phú Thọ

Với cách diễn xướng độc đáo, nội dung phản ánh các mối quan hệ xã hội, gia đình, làng xóm và tình cảm gắn bó với quê hương đã nói lên tính nhân văn, nhân bản sâu sắc của cư dân làng Kim Đức thể hiện trong lễ hội hát Xoan. Trong những ngày diễn ra lễ hội, nhiều trò diễn dân gian cũng được tổ chức như gói bánh chưng, giã bánh giầy, múa sư tử…

Lễ hội giã bánh giày đình Mộ Chu Hạ – Phú Thọ

Lễ hội giã bánh giày đình Mộ Chu Hạ – phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì được tổ chức vào mùng 9, mùng 10 tháng Giêng. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của Vua Lê Đại Hành trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội giã bánh giày đình Mộ Chu Hạ – Phú Thọ

Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của nhân dân ta, một lần Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cho quân sĩ rút lui đến làng Mộ Chu Hạ thì trời tối, người ngựa đều mệt mỏi. Vua cho quân sĩ nghỉ ngơi, sáng hôm sau dân làng giã bánh giầy dâng Vua để mang theo làm lương thực (hôm đó là ngày mùng 10 tháng Giêng), nhờ những chiếc bánh giầy ấy mà quân sĩ sung sức đánh giặc.

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, bánh giày làng Mộ Chu Hạ vẫn được người dân gìn giữ nguyên vẹn về hình dáng, hương vị và được dâng lên các Vua Hùng trong lễ Giỗ Tổ hằng năm. Tục giã bánh giầy truyền thống làng Mộ Chu Hạ đã trở thành nét đẹp văn hoá, truyền thống trên quê hương đất Tổ.

Lễ hội rước ông Khiu bà Khiu – Phú Thọ

Lễ hội rước ông Khiu bà Khiu tổ chức vào mùng 3 – 4 tháng Giêng và ngày 22 – 23/2 âm lịch tại đình Thanh Đình – xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì. Lễ hội tổ chức nhằm mục đích cầu mong một cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mọi người luôn yêu thương đùm bọc nhau.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội rước ông Khiu bà Khiu – Phú Thọ

Lễ hội rước ông Khiu bà Khiu là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống, được gìn giữ từ bao đời nay của người dân xã Thanh Đình. Hằng năm, cứ mỗi dịp xuân về là người dân nơi đây lại rộn ràng với các lễ hội và sự ghé thăm của du khách thập phương, trong đó lễ hội rước ông Khiu bà Khiu thu hút sự chú ý hơn cả.

Lễ hội Đền Văn Luông và lễ hội cướp Bông, ném Chài – Phú Thọ

Lễ hội Đền Văn Luông, phường Vân Phú, thành phố Việt Trì được tổ chức vào các thời điểm: Hội chính từ mùng 3 tháng Giêng; Hội lệ vào mùng 4/9, mùng 10/10 âm lịch.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đền Văn Luông và lễ hội cướp Bông, ném Chài – Phú Thọ

Lễ hội là một diễn xướng văn hóa dân gian nhằm diễn lại tích xưa: Thánh Tản Viên sau khi lễ tết bố vợ đã về núi Tản bằng đường thủy. Thông qua lễ hội dân làng có dịp để thao luyện nghề săn bắn nhằm ngăn chặn thú dữ phá hoại mùa màng, bảo vệ cho cộng đồng có cuộc sống bình yên.

Đền Vân Luông là di tích mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, được thể hiện rõ nét từ truyền thuyết hình thành đến lối kiến trúc. Gây ấn tượng sâu sắc, đặc trưng nhất của đền Văn Luông là lễ hội cướp bông, ném chài được tổ chức vào mùng 3 tháng Giêng hằng năm. Đây là một diễn xướng văn hoá dân gian nhằm diễn lại cảnh vua tôi cùng quây quần ăn Tết, chúc Tết đầu xuân với dân làng và cảnh Vua Hùng cùng dân làng đưa tiễn Sơn Tinh về núi Tản với những nghi thức cúng tế được truyền lại bao đời.

Xem Thêm  Du lịch Hoàng Su Phì thưởng thức trà xanh tươi ngon

Lễ hội Đền Chi Cát – Phú Thọ

Lễ hội Đền Chi Cát – phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì tổ chức hội chính vào ngày mùng 10/3 âm lịch; hội lệ vào các ngày 15 tháng Giêng, ngày 21/5, ngày 15/10 âm lịch. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của thần Cao quan Đại Vương huý là Thạch Khanh đã có công chu du thiên hạ tìm phương thuốc quý chữa bệnh cho muôn dân.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đền Chi Cát – Phú Thọ

Đền Chi Cát có từ thế kỷ thứ VII. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Đền đã được tôn tạo, xây dựng lại trên nền móng cũ và đến năm 2011 được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Lễ hội Đền Chi Cát là nét đẹp văn hóa của nhân dân địa phương, qua đó giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ và ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Lễ hội Đền Tam Giang – Phú Thọ

Lễ hội Đền Tam Giang được tổ chức ngày mùng 3 tháng Giêng và ngày 25/9 âm lịch tại Đền, chùa Tam Giang, phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của thần Cao quan Đại Vương huý là Thổ Lệnh đã có công chu du thiên hạ tìm phương thuốc quý chữa bệnh cho muôn dân, khi mất rất linh ứng ngầm giúp các tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đền Tam Giang – Phú Thọ

Đền Tam Giang thờ các nhân vật lịch sử huyền thoạt thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Vũ Văn Trung Dực Uy Hiển Vương (húy là Thổ Lệnh); Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và thờ Mẫu.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, mặc dù đền Tam Giang đã được nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được lối kiến trúc cổ truyền “Tiền thần, hậu Phật” cùng hệ thống các công trình kiến trúc, tượng thờ, hiện vật mạng đậm nét văn hóa truyền thống của vùng đất kinh đô Văn Lang xưa.

Lễ hội Đền Tam Giang được bắt đầu với nghi thức rước nước truyền thống tại ngã ba sông. Hoạt động đặc trưng nhất trong lễ hội đền Tam Giang chính là Hội thi bơi chải, đây là hoạt động luôn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia, cổ vũ.

Lễ hội Đền Tiên – Phú Thọ

Lễ hội Đền Tiên – phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì được tổ chức nhằm tưởng nhớ Tổ Quốc Mẫu hay còn được gọi là Ngọc Nữ Thần Long là hoàng hậu của Vua Kinh Dương Vương, người sinh thành và dưỡng dục Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đền Tiên – Phú Thọ

Vào dịp lễ hội nhân dân các khu tại phường Tiên Cát tổ chức rước kiệu, dâng hương hoa, lễ vật về Đền để tỏ lòng thành kính trước Mẫu. Các hoạt động Tế lễ được diễn ra trong không khí nghiêm trang, thành kính. Phần hội là những tiết mục văn nghệ, múa cờ, múa trống, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Lễ hội Đình Dữu Lâu – Phú Thọ

Lễ hội Đình Dữu Lâu được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng, mùng 10/3, mùng 5/5, mùng 10/10 âm lịch tại Đình Lâu Thượng, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đình Dữu Lâu – Phú Thọ

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của Vua Hùng thứ 7 – Hùng Chiêu Vương; công lao của 5 vị thành hoàng làng đã giúp Vua Hùng thứ 18 dẹp giặc Thục.

Lễ hội Đình Lâu Thượng – Phú Thọ

Lễ hội Đình Lâu Thượng – xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đình Lâu Thượng – Phú Thọ

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của 4 vị thần huý là Tản Viên Sơn Thánh thời Hùng Vương, Hai Bà Trưng và thờ ông Lý Hồng Liên người đã có công dạy học, dạy dân nghề trồng dâu nuôi tằm. Đình Lâu Thượng được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21/2/1975.

Lễ hội Đình Bảo Đà – Phú Thọ

Lễ hội Đình Bảo Đà – Phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì được tổ chức vào mùng 1 – 5 tháng Giêng, mùng 2/2, mùng 2/8 âm lịch.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đình Bảo Đà – Phú Thọ

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao tam vị Đại Vương huý là Cao Sơn, Quý Minh, Cương Trực tướng quân, là những vị tướng giỏi có công trong việc dựng nước, giữ nước thời Hùng Vương thứ 18. Đình Bảo Đà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993.

Xem Thêm  Sapa – Nơi giao thoa đất trời Tây Bắc

Lễ hội Đình Bảo Đà được tổ chức theo nghi thức truyền thống. Đặc biệt phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt, đoàn rước kiệu đi quanh làng cùng với các trò đấu vật, hát Xoan, đấu cờ người, kéo co, chọi gà…

Lễ hội Đình Thét – Phú Thọ

Lễ hội Đình Thét, Đình Kim Đới – xã Kim Đức, thành phố Việt Trì được tổ chức mùng 1 tháng Giêng.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đình Thét – Phú Thọ

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của Vua Hùng và các vị thành hoàng làng góp công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đình làng Thét thờ thần núi và các Vua Hùng, đó là thần Đột Ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn – là 3 vị thần ngự tại 3 ngọn núi thuộc “Tam sơn cấm địa là núi Nghĩa Lĩnh, núi Trọc, núi Vặn. Sau trên núi dựng đền thờ Vua Hùng nên có sự dung hoà giữa tín ngưỡng thờ thần núi và các Vua Hùng. Trong tiệc đình hằng năm, dân làng Kim Đức đều tổ chức hát Xoan để dâng Vua Hùng và cầu cho nhân khang vật thịnh, cuộc sống no đủ.

Lễ hội Đình An Thái – Phú Thọ

Lễ hội đình An Thái, xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì được tổ chức vào mùng 1 tháng Giêng nhằm tưởng nhớ công lao của Tam vị Đại Vương là Ất Sơn, Viễn Sơn và Áp Đạo Quan đại vương, đồng thời nhằm duy trì truyền thống hát Xoan chào đón mùa xuân mới.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội Đình An Thái – Phú Thọ

Đình An Thái được các bậc tiền nhân tạo dựng tại làng An Thái, xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì – nơi có phường Xoan An Thái, một trong bốn phường Xoan của tỉnh Phú Thọ, gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Hát Xoan Phú Thọ”. Đình An Thái đã được xếp hạng di tích kiến trúc – nghệ thuật quốc gia năm 2006.

Hằng năm, dân làng An Thái mở 3 kỳ tiệc lệ vào các thời gian: Kỳ tiệc mùng 1 Tết Nguyên Đán, có trình diễn Hát Xoan và tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đu tiên…

Lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì – Phú Thọ

Lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì được tổ chức vào dịp Gỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hằng năm tại thành phố Việt Trì. Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn, thu hút người dân và du khách.

phú thọ có lễ hội gì?

Lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì – Phú Thọ

Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh các giá trị văn hóa của vùng Đất Tổ, giới thiệu tới du khách thập phương về quê hương, đất nước, con người Việt Trì – miền đất địa linh nhân kiệt, giàu bản sắc văn hóa, khơi dậy đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công lao dựng nước giữ nước, của các Vua Hùng, các thế hệ cha ông.

Sức hấp dẫn của lễ hội là những nét văn hóa dân gian đặc sắc, đặc trưng của vùng đất Tổ được hàng nghìn nghệ nhân dân gian, diễn viên và đại diện các tầng lớp nhân dân biểu diễn. Đến với lễ hội, người dân và du khách thập phương cuốn hút bởi màn trình diễn và diễu hành của đoàn nghệ thuật dân gian với các tiết mục như: Rước kiệu, trình diễn xe mô hình với các biểu tượng văn hóa đặc trưng của tỉnh Phú Thọ như: “Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”; “Cha rồng – Mẹ Tiên”; “Bánh chưng, bánh giầy”; “Hồng Hạc Trì”; “Cá Anh Vũ”; “Tinh thần thượng võ thời Hùng Vương”; “Lễ hội Tịch điền”; “Hát Xoan”…

Bên cạnh đó, các nghệ nhân và diễn viên không chuyên phác họa lại các tích, trò chơi dân gian như: Cướp bông, ném chài; rước giải, hóa giải; ông Khiu, bà Khiu… Đan xen những loại hình nghệ thuật mang tính sân khấu biểu diễn là những vũ điệu rộn ràng, đầy màu sắc, âm thanh của các hoạt náo viên, các đoàn múa lân sư rồng náo nhiệt…

Hy vọng với những lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn ở Phú Thọ mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở Phú Thọ có lễ hội gì rồi nhé. Hãy một lần ghé thăm nơi đây và cảm nhận không khí của những lễ hội tuyệt vời này. Chúc bạn có chuyến du lịch Phú Thọ vui vẻ và trọn vẹn niềm vui.

Đăng bởi: Thắng Lê

Từ khoá: Phú Thọ có lễ hội gì?

Xem Thêm Những Bài Viết Về Du Lịch Phú Thọ Tại Đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check in phố cổ Hutong – ngược dòng thời gian khám phá lịch sử Trung Quốc
Lạc bước đến khu phố Kampong Glam đầy quyến rũ tại Singapore

Lạc bước đến khu phố Kampong Glam đầy quyến rũ tại Singapore

Được ví như một viên ngọc quý nằm ẩn mình giữa những hiện đại, khu…
Đắm mình trong công viên tuyết Ski Dubai giữa lòng sa mạc rộng lớn

Đắm mình trong công viên tuyết Ski Dubai giữa lòng sa mạc rộng lớn

Với dãy núi tuyết nhân tạo cực lớn và các hoạt động khám…
Top những lễ hội không thể bỏ lỡ khi đến du lịch Nhật Bản

Check in thành phố Medan – thiên đường du lịch Indonesia nổi tiếng

Với vẻ đẹp cổ kính và huyền bí, thành phố Medan luôn là điểm du…