Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín là cảnh đẹp độc nhất vô nhị và luôn làm say đắm lòng người hiếm nơi nào có được. Bên cạnh việc là một món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng thì Hoàng Su Phì còn là địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách bởi những lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và vô cùng độc đáo. Cùng chúng mình khám phá vẻ đẹp ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín trong bài viết này.
Du khách nên đến với Hoàng Su Phì vào thời điểm nào?
Có thể khẳng định rằng, mỗi mùa Hoàng Su Phì lại mang trong mình một nét đẹp riêng biệt, một tấm áo mới với nhiều màu sắc khác nhau:
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 3: đến với Hoàng Su Phì thời gian này du khách sẽ được đích thân mình trải nghiệm những lễ hội văn hóa hấp dẫn, độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây đều được coi là lễ hội đặc trưng của người dân miền núi khu vực phía Đông Bắc. Ngoài những lễ hội sôi động đầy sắc màu đó thì Hoàng Su Phì mùa xuân du khách sẽ chiêm ngưỡng hoa đào, hoa lê, hoa mận và cả đồi chè trải dài.
- Mùa hạ bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 6, đây cũng là thời điểm những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì chính thức bước vào mùa nước đổ. Ánh nắng chiếu lấp lánh trên những thửa ruộng bậc thang như phản chiếu mọi khung cảnh ngất ngây của đất trời. Du khách nhất định phải lưu giữ khoảnh khắc đẹp đẽ này nhé.
- Tháng 9 hàng năm là thời điểm mà ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín bắt đầu. Du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đang chín vàng như rót mật tạo nên khung cảnh độc nhất vô nhị. Và tháng 9 cũng là thời điểm lý tưởng để săn mây tại vùng đất này.
- Từ tháng 1 đến tháng 12 là khoảng thời gian Hà Giang nói chung hay Hoàng Su Phì nói riêng bước vào mùa đông với cái lạnh đến thấu xương. Nếu là người yêu thích cái lạnh thì du khách đừng bỏ lỡ trải nghiệm hấp dẫn khi Hoàng Su Phì đón gió đông.
Chi tiết cách di chuyển tới ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín
Hoàng Su Phì là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang nhưng lại nằm ở phía Tây và hoàn toàn ngược với cung đường lên khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc. Nếu du khách xuất phát từ Hà Nội thì sẽ không thể đi thẳng tới thành phố Hà Giang mà phải dừng lại tại huyện Bắc Quang để bắt đầu di chuyển tới huyện Hoàng Su Phì. Có rất nhiều phương tiện để du khách lựa chọn theo nhu cầu cũng như mong muốn của bản thân cho hành trình khám phá ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín:
- Nếu gần bến xe Mỹ Đình thì có 2 nhà xe uy tín là nhà xa Bằng Phấn và Hải Vân
- Nếu gần bến xe Gia Lâm thì có nhà xe Đăng Quang
Giá vé cho mỗi chuyến đi một chiều là khá phải chăng chỉ từ 200.000 đến 250.000 vnđ/người và có khá nhiều chuyến trong ngày để du khách lựa chọn phù hợp với lịch trình. Ngoài ra cũng có một vài nhà xe theo dạng Limousine nhưng chỉ chạy ban ngày với giá vé nhỉnh hơn là 350.000 vnđ/người như nhà xe Ngọc Cường chỉ cạnh từ 7h00 đến 13h00 đưa đón khu vực nội thành. Sau khi dừng chân tại huyện Bắc Quang thì du khách thuê xe máy để di chuyển đến địa chỉ lưu trú của mình.
Địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến Hoàng Su Phì
Mặc dù đường đi được đánh giá là khá xa nhưng chắc hẳn du khách sẽ rất ấn tượng bởi hàng loạt cách đẹp đến nao lòng tại Hoàng Su Phì.
1. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín
Nhắc tới Hoàng Su Phì là người ta thường nghĩ ngay đến những thửa ruộng bậc thang trải dài trên những triền núi, triền đồi. Những bậc ruộng sắp xếp không theo trật tự nhưng lại tạo nên một tổng thể hài hòa, đẹp mắt và cực ấn tượng.
Một số địa điểm lý tưởng mà du khách nên ghé thăm để ngắm trọn vẹn ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín là Bản Luốc, bản Thông Nguyên hay bản Phùng, Nếu không du khách cũng có thể đến Hồ Thầu, Nậm Tỵ thì cảnh sắc đều phải khẳng định là vô cùng xuất sắc và lãng mạn. Bên cạnh đó, người dân địa phương đã xây dựng nhiều điểm ngắm cảnh trên đường nên du khách có thể ghé vào, vừa thưởng thức ẩm thực vừa ngắm thành quả lao động của bà con vùng cao.
2. Đồi hoa tam giác mạch
Nếu hỏi loài hoa đặc trưng của xứ đá tai mèo là gì thì câu trả lời chắc chắn luôn là hoa tam giác mạch. Đây là loài hoa mang trong mình vẻ đẹp hoang dại, miên man và là điểm nhấn thu hút đông đảo khách du lịch đến với Cao nguyên đá.
Bên cạnh việc ngắm nhìn những ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín vàng óng thì du khách cũng sẽ chiêm ngưỡng tận mắt sắc hồng tím biếc của hoa tam giác mạch trên những cánh đồng và nở rộ trên khắm quả đồi.
Hiện nay, hoa tam giác mạch thường được trồng chủ yếu tại 2 huyện phía Tây của Hà Giang là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Du khách muốn có bức hình thật đẹp cùng tam giác mạch thì đừng bỏ lỡ 2 địa điểm này nhé.
3. Đặc sản săn mây Hoàng Su Phì
Một trong những điều cực kỳ tuyệt vời không thể không kể đến mà thiên nhiên đã đặc biệt ban tặng cho Hoàng Su Phì là biển mây khổng lồ và xuất hiện chủ yếu vào những ngày cuối tháng 8 khi ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín. Một vài địa điểm săn mây không thể bỏ lỡ như: bản Luốc, Nậm Hồng hoặc Bản Phùng.
4. Đỉnh Chiêu Lầu Thi
Nếu du khách là một tín đồ của bộ môn phượt bộ và đam mê trải nghiệm thì đừng bỏ lỡ thử thách 2 ngày 1 đêm chinh phục đỉnh núi Tây Côn Lĩnh. Còn nếu du khách muốn có trải nghiệm nhẹ nhàng hơn thì đường lên núi cũng có dải đường bê tông cùng hơn 1000 bậc thang. Theo những kinh nghiệm du lịch mà chúng mình trải nghiệm và tổng hợp thì Chiêu Lầu Thi là một địa điểm cắm trại qua đêm cực tuyệt vời ít nơi sánh bằng.
5. Phiên chợ đầm đà bản sắc dân tộc
Chợ phiên Hoàng Su Phì là một địa điểm được nhiều du khách đánh giá là vô cùng độc đáo và đặc sắc bởi những nét văn hóa đặc trưng của vùng núi Đông Bắc. Khác với những người anh em bên phía cao nguyên đá Đồng Văn, ở Hoàng Su Phì có đến 12 dân tộc cùng nhau sinh sống là: người Nùng, người La Chí, người Tày,… Do vậy, ghé thăm chợ phiên du khách sẽ được ngắm nhìn những bộ trang phục rực rỡ sắc màu cùng nếp sống sinh hoạt thú vị.
Đến với Hoàng Su Phì, du khách sẽ chìm đắm trong bức tranh nhiều màu sắc, được tận mắt chứng kiến cảnh đẹp và tận tay chạm vào những nếp đã sừng sững hay thưởng thức món ăn đặc sản chỉ Hà Giang mới có.
Đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín thì lưu trú ở đâu
Dịch vụ lưu trú tại Hoàng Su Phì đang ngày một phát triển cụ thể là tại 3 khu vực chủ yếu là: bản Luốc, bản Phùng và Thông Nguyên. Lý do là bởi các địa điểm này nằm rất gần những địa điểm tham quan và có view bắt trọn ruộng bậc thang đẹp nhất tại Hoàng Su Phì. Cũng bởi vậy nên giá homestay hay lưu trú cũng không phải quá rẻ, mức giá dao động bắt đầu từ 150.000 vnđ/người/đêm. chúng mình đã tổng hợp những Homestay đáng lưu trú như sau:
- Tại khu vực Nậm Hồng, Thông Nguyên: Hào Thu Homestay, Kinh Homestay. Tạ Quyên Homestay và Panhou Village
- Tại khu vực bản Phùng: La Chí Phong Homestay và Chí Tài Homestay
- Một số dịch vụ lưu trú cao cấp hơn như: Việt Phủ Lê Gia (Thông Nguyên), Dao’s Bungalow, Hoàng Su Phì Lodge (Thông Nguyên)
Về vấn đề ăn uống thì du khách cũng không cần quá lo lắng bởi Hoàng Su Phì mặc dù không có quá nhiều nhà hàng nhưng các homestay và địa điểm lưu trú luôn đi kèm với các dịch vụ ăn uống. Điểm đặc biệt là đồ ăn tại những điểm này còn được khách du lịch đánh giá là giá cả hợp lý lại còn vô cùng thơm ngon, do chính thanh người dân bản địa chế biến.
Du lịch Hoàng Su Phì nên ăn những món nào?
1. Thắng cố
Chắc chắn sẽ là một thiếu sót lớn nếu du khách đã đến Hà Giang mà chưa thưởng thức món thắng cố. Đây là một món ăn được nấu từ nội tạng trâu, ngựa hoặc bò và nên ăn ngay khi còn nóng, ngoài ra du khách nên thêm một chút muối để cho gia vị đậm đà hơn. Khi ăn thắng cố, du khách sẽ thấy những hương vị vô cùng tuyệt vời được tạo nên từ sự kết hợp của quả thảo, hạt dổi, tiêu ớt và vị béo ngậy của thịt.
2. Trâu gác bếp
Trâu gác bếp là thức quà nổi tiếng được nhiều du khách lựa chọn sau mỗi chuyến đi tới Hà Giang. Món ăn xuất phát từ bàn tay của người dân Thái Đen. Trâu sau khi giết mổ, làm sạch sẽ được tẩm ướp gia vị đậm đà rồi treo lên gác bếp. Sau một thời gian kéo dài từ 2-3 tháng thì thịt sẽ khô lại, ăn sẽ có vị ngọt, mùi khói nhẹ và có độ dai dai nhất định nên rất ngon.
3. Chè shan tuyết
Bên cạnh thịt trâu gác bếp thì chè shan tuyết cũng thường xuyên được lựa chọn để làm quà – loại chè được trồng trên khắp các huyện của Hà Giang. Với những du khách đã có cơ hội thưởng thức món chè này thì chắc hẳn sẽ khó quên hương vị thơm ngon, thanh dịu nhẹ của chè. Mỗi mùa chè shan tuyết sẽ kết thúc vào cuối năm với sản lượng lớn nên du khách có thể mua bất cứ lúc nào. Chè được tuyển chọn và sàng lọc kỹ càng, sau đó chế biến mới ra được thành phẩm chè ngon.
4. Thắng Dền
Nếu Thắng Cố làm từ nội tạng thì Thắng dền lại hoàn toàn khác biệt. Món ăn được làm từ gạo nếp hương của huyện Yên Minh, vừa dẻo, dai và ngon ngọt vừa miệng. Khác với những loại gạo ở miền xuôi, gạo ở đây có hạt to, chắc và trắng. Để ra được một bát thắng dền, người nấu sẽ cần giã mịn gạo nếp cùng nước ấm để tạo một hỗn hợp bột mịn. Sau đó, để lâu cho ráo rồi đi vo viên tròn vừa ăn.
Những lưu ý khi thăm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín
Nếu du khách đã có lịch trình cho chuyến ghé thăm đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín thì cần đặc biệt lưu ý một số đặc điểm không thể bỏ qua dưới đây:
- Thời tiết tại Hoàng Su Phì không giống như dưới xuôi, sáng sớm và đêm khá lạnh, du khách cần chuẩn bị áo ấm, khăn và tất chân. Ngoài ra, du khách cũng nên mang theo các trang phục hợp với phong cảnh đồi núi và đảm bảo thoải mái khi di chuyển.
- Nếu lên Hoàng Su Phì bằng xe máy thì nhớ mang các giấy tờ cần thiết, kiểm tra xe kỹ càng cũng như mang theo đồ phản quang, kiểm tra chất lượng phanh và đèn xe. Đặc biệt là cần có tay lái vững.
- Đến Hoàng Su Phì, du khách cũng nên mang theo bánh, kẹo và đồ ăn vặt để không bị đói bởi đường đi khá xa.
Trên đây là toàn bộ những bí kíp du lịch bất bại khi ghé thăm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín. Hy vọng những thông tin hữu ích kể trên sẽ đem lại một chuyến đi thuận lợi, an toàn và thật trọn vẹn cho quý du khách. Thường xuyên theo dõi chúng mình để cập nhật những thông tin du lịch mới nhất nhé!
Đăng bởi: Võ Thoại
Từ khoá: Ruộng Bậc Thang Hoàng Su Phì Mùa Lúa Chín Có Gì Mà Thu Hút Du Khách Đến Vậy?
Để lại một bình luận