Tà Chì Nhù là ngọn núi thu hút những người yêu thích sự lãng mạn. Tuy nhiên, độ khó của ngọn núi này cũng là điều khiến nhiều người chùn chân. Tuy nhiên, không vì thế mà nhiều bạn trẻ bỏ qua đam mê chinh phục và khám phá Tà Chì Nhù. Hôm nay, hãy cùng Chúng mình tìm hiểu về những điều hấp dẫn của ngọn núi này nhé.
I/ Tà Chì Nhù ở đâu
Credit: tuanwalks
Tà Chì Nhù là ngọn núi thuộc khối núi Phú Lương của dãy Hoàng Liên Sơn. Người dân tộc Thái gọi ngọn núi này là Phu Song Sung, còn người Mông gọi là Chung Chua Nhà. Địa phận của ngọn núi nằm ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Với độ cao 2.979 mét, nơi đây được biết đến vì đứng thứ 7 trong 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Dù quãng đường leo chỉ dài 12km nhưng toàn đường dốc đứng và đất đá. Vì vậy, ngọn núi này được nhiều trekker chuyên nghiệp đánh giá có độ khó 4/5 khi sở hữu những con dốc đứng trùng trùng điệp điệp.
II/ Thời gian thích hợp trekking Tà Chì Nhù
Credit: tuandriving
Trên Tà Chì Nhù có đủ bốn mùa xuân hạ thu đông. Vì vậy, thời tiết lý tưởng để chinh phục là từ tháng 11 đến tháng 3. Lúc này, thời tiết khô ráo, mát mẻ và dễ săn được mây nhất. Ngoài ra, mọi người cũng hay xếp lịch khám phá vào cuối tháng 10, khi màu tím của hoa Chi Pâu phủ hết núi rừng. Lúc này, khung cảnh ở đây không khác gì những cánh đồng hoa tím ở Châu Âu. Tránh không nên lên lịch đi từ tháng 5 đến tháng 8 vì sau các trận mưa, các con dốc ở đây sẽ rất trơn trượt và nguy hiểm.
III/ Hướng dẫn di chuyển đến Tà Chì Nhù
Credit: tarot1.10
Để khám phá Tà Chì Nhù, bạn cần di chuyển đến Yên Bái. Sẽ có hai cách di chuyển cho bạn lựa chọn
Nếu chọn đi xe khách: Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, bạn có thể bắt xe đi Yên Bái. Thời gian di chuyển xấp xỉ 5 tiếng.Có nhiều hãng xe từ Hà Nội đi Yên Bái như Hưng Thành, Hà Sơn, Hải Vân Express với giá vé từ 150.000 nghìn đồng.
Nếu chọn đi xe máy: Từ Đại Lộ Thăng Long hoặc Nhổn để đến Sơn Tây. Sau đó từ cầu Trung Hà chạy thẳng vào đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Rồi sau đó đi theo biển chỉ dẫn để đến thành phố Yên Bái. Thời gian di chuyển mất từ 3 đến 4 tiếng.
IV/ Gợi ý hành trình trekking Tà Chì Nhù 3 ngày 2 Đêm
Ngày 1: Hà Nội – Yên Bái – Trạm Tấu
Credit: bachttx
Sau khi di chuyển từ Hà Nội đến Yên Bái, bạn tiếp tục bắt xe khách đi tới Trạm Tấu cách khoảng 100km. Dù là một huyện xa của Yên Bái, nhưng không vì thế mà Trạm Tấu thiếu đi nét hấp dẫn riêng. Ngoài suối nước nóng nổi tiếng, Trạm Tấu còn có “sống lưng khủng long” Tà Xùa nổi tiếng. Bạn hãy sắp xếp thời gian di chuyển phù hợp để có thể đến Trạm Tấu vào ban đêm. Sau một ngày bận rộn, hãy nghỉ ngơi tại homestay ở Trạm Tấu để dưỡng sức cho hành trình ngày hôm sau.
Ngày 2: Trạm Tấu – Mỏ Chì – Lán 2400m
Credit: kunkevil
Sáng hôm sau, bạn có thể bắt xe ôm từ Trạm Tấu đến Mỏ Chì. Nếu đã đặt tour với người dẫn đường, họ cũng sẽ sắp xếp xe di chuyển cho bạn. Nếu tự thuê xe đi, bạn nên xem xét xe thuê kĩ vì đoạn đường từ Trạm Tấu đến Mỏ Chì có rất nhiều đá to. Khi đến Mỏ Chì, bạn sẽ được người dẫn đường dắt đi vào hướng đường mòn bên cạnh và bắt đầu cuộc hành trình.
Credit: f.nest
Dù mới bắt đầu, bạn đã có thể bắt đầu thấm thía những con dốc “bất hủ” của Tà Chì Nhù. Sau khi di chuyển tầm 1km, bạn sẽ thấy con dốc đầu tiên, dựng đứng và nhiều đá lổm chổm. Khung cảnh lúc này còn khá hoang sơ với những con đường đất đá màu cam. Tuy nhiên, đừng vì thế mà nhanh chóng thất vọng. Thay vào đó, hãy chú ý phân bổ sức của mình để có thể vượt qua những chặng đường tiếp theo nhé.
Credit: lanchi199
Mất chừng hơn một tiếng di chuyển, bạn sẽ đến được một con suối nhỏ. Đây cũng là địa điểm nghỉ chân ăn trưa. Sau khi nghỉ ngơi lấy sức, bạn sẽ tiếp tục chinh phục những con dốc để đến khu rừng nguyên sinh. Lúc này, sắc xanh thẩm của rừng già chính là một món quà nhỏ, đền đáp sự mệt mỏi của bạn. Bất ngờ hơn nữa, khi qua khỏi khu rừng nguyên sinh, bạn sẽ thấy một con đường trúc dày đặc, đan xen lẫn nhau. Khung cảnh tưởng như chỉ có trong phim kiếm hiệp Trung Hoa, nay lại xuất hiện trên đường chinh phục Tà Chì Nhù.
Lúc này, lán nghỉ vẫn còn ở phía xa. Bạn nên phân bổ sức vừa phải và bám sát đoàn. Những con đường ở khúc này khá nhỏ, cộng với gió to có thể làm bạn té ngã nếu bước không vững chân.
Credit: giangthuydang
Khi lên đến lán nghỉ, bạn có thể bắt đầu dựng lều, nấu ăn, nhóm lửa và cùng trò chuyện với nhau. Lúc này, bạn và những người trong đoàn có thể cùng nhau chuẩn bị bữa ăn từ thực phẩm mang theo. Việc cùng nhau nấu nướng sẽ tăng thêm độ khăng khít giữa các thành viên trong đoàn. Hãy phân chia công việc để có thể thưởng thức sớm bữa tối.
Credit: tonyptvn
Vào những ngày trời quang, bạn có thể ngắm nhìn bầu trời đêm đầy sao ở Tà Chì Nhù. Dưới ánh lửa trại bập bùng, cùng những người bạn đồng hành truyện trò, thưởng thức các xiên thịt nướng nóng hổi. Đây sẽ là kỷ niệm bạn sẽ không bao giờ quên về chuyến đi này. Đừng quên ngủ sớm để sáng mai thức dậy leo lên đỉnh núi ngắm bình minh. Ngoài ngủ ở trong lán với chiếu và chăn được chuẩn bị sẵn, bạn cũng có thể dựng lều ngủ ở ngoài. Tuy nhiên, hãy chọn những nơi khuất gió để dựng lều nhé.
Ngày 3: Đỉnh Tà Chì Nhù – Trạm Tấu – Hà Nội
Credit: travel_seasia
Thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ cần leo một quãng đường dài 3km để lên đến đỉnh Tà Chì Nhù. Dù chỉ là một đoạn đường ngắn nhưng bạn sẽ mất tầm 2 đến 3 tiếng mới có thể leo được đến đỉnh. Việc leo lên núi buổi sáng khá mệt vì đường dốc và tối. Nhưng mọi sự mệt mỏi sẽ tan biến vào khoảnh khắc bạn chạm được vào cột mốc đánh dấu độ cao trên Tà Chì Nhù. Trước mặt bạn lúc này sẽ là trùng điệp núi non, với ánh đỏ cam của bình minh từ phía xa hòa với biển mây, tạo nên khung cảnh ấn tượng.
Bạn cũng nên lưu ý, quãng đường này toàn đồi trọc nên nếu mưa, bạn sẽ không có chỗ để trú. Nếu cẩn thận, bạn có thể mang theo áo mưa trong trường hợp có mưa bất chợt. Sau khi chụp ảnh để lưu lại kỷ niệm, hãy tranh thủ xuống núi. Bạn không nên đứng ở trên đỉnh quá lâu vì gió tại đây rất gắt. Những con dốc thẳng đứng sẽ khiến bạn phải mất tầm 2 đến 3 tiếng mới có thể xuống đến lán nghỉ.
Credit: vanguom
Khi leo xuống Trạm Tấu, nếu có thời gian, bạn có thể ghé qua khu du lịch suối nước nóng. Tại đây, bạn có thể thoải mái ngâm mình thư giãn trong làn nước khoáng cả ngày lẫn đêm. Nếu tới đây vào tháng 10, bạn còn có thể ngâm mình thư giãn trong suối khoáng và thưởng thức cảnh đẹp là những ruộng bậc thang chín vàng đang chờ thu hoạch.
V/ Có gì đặc biệt trên Tà Chì Nhù
1. Thưởng hoa trên đỉnh núi
Credit: tuandriving
Một trong nhiều điểm đặc biệt thu hút các phượt thủ chinh phục Tà Chì Nhù đó chính là cánh đồng hoa tím thần tiên. Khung cảnh này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Trong tiếng H’mông, chúng có tên gọi là Chi Pâu. Sắc tím ấy không quá rực rỡ, trái lại đem lại cảm giác nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, bạn có thể bắt gặp những chú ngựa của người dân chăn thả, nhởn nhơ ăn cỏ ở đây. Tất cả tạo thành một khung cảnh nên thơ như thể bạn đang ở trong một câu chuyện cổ tích.
2. Bản hòa ca của gió và mây
Credit: viphuynh
Đặc sản còn lại của Tà Chì Nhù chính là biển mây bồng bềnh và gió núi. Những đám mây tầng tầng lớp lớp, bao phủ cả một không gian. Bạn có thể bắt gặp khung cảnh này rõ hơn nếu đi leo núi vào mùa khô. Gió của trên đỉnh núi cũng rất mạnh. Bao nhiêu mệt mỏi trong quá trình leo núi sẽ tan biến hết khi ngắm nhìn khung cảnh khi xung quanh là biển mây cùng những làn gió mát lạnh. Chúng dường như thổi bay hết những mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn hãy trang bị đầy đủ áo ấm và không nên ở lại trên đỉnh quá lâu để tránh bị trúng gió cảm lạnh nhé.
VI/ Kinh nghiệm và lưu ý khi trekking Tà Chì Nhù
Credit: mon_film_hn
Đặc điểm của Tà Chì Nhù chính là trùng trùng điệp điệp những con dốc dựng đứng. Vì vậy, bạn nên rèn luyện thể lực và sức bền trước chuyến đi bằng cách chạy bộ và leo cầu thang.
Với ngọn núi sở hữu địa hình hiểm trở như Tà Chì Nhù, bạn không nên leo tự túc. Thay vào đó, nên thuê người dẫn đường tại địa phương. Tùy theo quy mô nhóm leo mà bạn có thể thuê 1 hoặc 2 người dẫn đường. Họ sẽ là người chăm sóc, mua đồ ăn, chuẩn bị xe đưa đón, và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho bạn ở nơi núi rừng nguy hiển này.
Việc leo núi dễ mất sức nên bạn có thể chuẩn bị một chút đồ ăn nhẹ như lương khô, kẹo, sô cô la, thanh protein…để nạp năng lượng trên đường đi. Bạn và các thành viên trong nhóm cũng nên sắp xếp đồ đạc một cách khoa học, cùng chia sẻ việc mang đồ ăn với các anh dẫn đường. Việc này sẽ giúp bạn không cảm thấy quá nặng nề khi leo núi.
Với các con dốc đứng, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị đôi giày có độ bám tốt. Một chiếc ba lô có dây cài ở cả thắt lưng và ngực để cố định trong quá trình leo. Quần áo cũng nên là loại nhanh khô. Nắng ở đây cũng rất gắt nên áo gió và mũ tai bèo cũng là vật dụng cần thiết.
Credit: f.nest
Đồ trên lán nghỉ khá hạn chế nên bạn cần đem theo đèn pin và cục sạc dự phòng. Ngoài ra, các loại thuốc cơ bản và thuốc chống côn trùng cũng nên đem theo, để bảo vệ bản thân khỏi bị côn trùng cắn nhé.
Hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ như thế này, thì chắc chắn bạn sẽ lưu lại cho mình những tấm hình để làm kỉ niệm. Nhưng dù mải mê cảnh trên đường đi thì bạn cũng nên chú ý bám sát đoàn, tránh bị lạc nhé.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin cần thiết để chinh phục Tà Chì Nhù. Vậy bạn còn chờ gì nữa mà còn không rủ bạn bè mình và lên kế hoạch khám phá? Chúng mình chúc bạn có một chuyến đi thật vui, giữ an toàn cho bản thân cùng mọi người trong đoàn nhé.
Cẩm nang du lịch từ #TeamKKday
Đăng bởi: Như Lê
Từ khoá: Tà Chì Nhù: Ngọn núi cho những người yêu thích sự lãng mạn
Để lại một bình luận