Tiêu chuẩn LOTUS là gì? Hệ thống tiêu chí công trình xanh

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, xây dựng bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Không đứng ngoài xu thế đó, Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận nhằm góp phần thúc đẩy phát triển các công trình xanh. Trong đó phải kể đến việc phát triển bộ tiêu chuẩn LOTUS – hệ thống đánh giá và chứng nhận công trình xanh đầu tiên được áp dụng riêng cho thị trường Việt Nam. 

Xem Bài Viết

1. Tiêu chuẩn LOTUS là gì?

LOTUS là hệ thống các tiêu chí đánh giá và chứng nhận công trình xanh đầu tiên được phát triển và áp dụng dành riêng cho thị trường Việt Nam, phù hợp với đặc trưng ngành xây dựng, quy định của nhà nước và điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Tiêu chuẩn này được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC – Vietnam Green Building Council). 

Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

LOTUS Building đóng vai trò là tiêu chuẩn định hướng và thiết lập mục tiêu nhằm thúc đẩy xây dựng các công trình xanh bền vững, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người với chi phí vận hành thấp hơn. So với các hệ thống chứng nhận công trình xanh khác trên thế giới như: LEED, EDGE, BCA Green Mark,… LOTUS cũng có một số điểm tương đồng về hệ thống tính điểm, điều kiện tiên quyết và yêu cầu đánh giá cụ thể. Điểm khác biệt là tiêu chuẩn này đã được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường xây dựng và điều kiện khí hậu tại Việt Nam. 

Xem Bài Viết

Kể từ khi ra mắt từ năm 2010 cho đến nay, hệ thống chứng nhận LOTUS đã được sửa đổi và cập nhật nhiều lần. Hiện tại, phiên bản mới nhất là LOTUS NC V3 được phát hành vào tháng 4 năm 2019.

Xem Bài Viết

> 25 Tiêu chi đánh giá tòa nhà & văn phòng cho thuê

Xem Bài Viết

2. Mục đích của việc áp dụng chứng chỉ LOTUS

Chứng chỉ xanh LOTUS có thể được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau, cụ thể như sau:

Xem Bài Viết
  • Hỗ trợ lập kế hoạch, đưa ra mục tiêu và định hướng thực hiện để dự án phát triển bền vững trong dài hạn.
  • Hướng dẫn quá trình xây dựng một dự án từ thiết kế, thi công cho đến vận hành thông qua các giải pháp thân thiện với môi trường và đảm bảo lợi ích kinh tế – xã hội. 
  • Cơ sở để đo lường, đánh giá tính bền vững của một công trình xây dựng về mặt môi trường, sức khỏe, hiệu quả sử dụng tài nguyên,… 
  • Sử dụng như một chứng nhận độc lập, cung cấp thông tin minh bạch về các công trình xanh. 
Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

Mục đích thực sự của việc áp dụng tiêu chuẩn LOTUS không chỉ dừng lại ở việc đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng. Thêm vào đó, tiêu chuẩn này còn thúc đẩy sự thay đổi trong cách suy nghĩ và hành động, hướng đến một tương lai xanh và bền vững cho cộng đồng. 

Xem Bài Viết

3. Tiêu chuẩn LOTUS Building áp dụng cho công trình nào?

Tiêu chuẩn LOTUS có thể được áp dụng cho hầu hết các loại hình công trình xây dựng thông qua hệ thống 6 công cụ đánh giá như sau: 

Xem Bài Viết
  • LOTUS NC V3: Áp dụng cho dự án xây dựng mới hoặc cải tạo lại với quy mô lớn (tổng diện tích sàn – GFA từ 2.500m2 trở lên).
  • LOTUS BIO: Áp dụng cho các công trình đang vận hành.
  • LOTUS Homes: Áp dụng cho các công trình nhà ở riêng lẻ.
  • LOTUS Small Buildings: Áp dụng cho các công trình phi nhà ở với tổng diện tích sàn (GFA) nhỏ hơn 2.500m2.
  • LOTUS Interiors: Áp dụng cho các công trình đã hoàn thiện nội thất.
  • LOTUS Small Interiors: Áp dụng cho các công trình đã hoàn thiện nội thất với tổng diện tích sàn nhỏ hơn 1.000 m2.
Xem Bài Viết

4. Hệ thống tiêu chí công trình xanh LOTUS

Theo phiên bản cập nhật mới nhất LOTUS NC v3, LOTUS cung cấp một khuôn khổ cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình dựa trên 7 tiêu chí chính. Trong đó được chia làm 2 nhóm: Tiêu chí bắt buộc (bao gồm: năng lượng, nước, vật liệu & tài nguyên, sức khỏe & tiện nghi, địa điểm & sinh thái, quản lý) và Tiêu chí tự nguyện (Hiệu năng vượt trội).

Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

4.1. Năng lượng

Năng lượng là một trong những điều kiện tiên quyết mà các dự án cần đáp ứng để được chứng nhận là công trình xanh LOTUS. Tiêu chí này đặt ra các yêu cầu về hiệu quả sử dụng năng lượng tối thiểu của các tòa nhà, khuyến khích sử dụng các biện pháp giúp giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng tổng thể của dự án. Bên cạnh đó, nó cũng đề cập đến việc sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên và năng lượng tái tạo. Bằng cách đáp ứng các yêu cầu cụ thể của tiêu chí đánh giá này, dự án có thể đạt được tối đa là 32 điểm. 

Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

4.2. Nước

Việc khai thác tài nguyên nước quá mức để phục vụ cho các công trình, tòa nhà là một trong những nguyên nhân khiến mạch nước ngầm bị suy giảm nghiêm trọng. Hệ quả dẫn đến là làm giảm chất lượng nguồn nước và cạn kiệt tài nguyên nước sạch tại các thành phố lớn. 

Xem Bài Viết

Với tiêu chí đánh giá này, mục tiêu mà LOTUS hướng đến là giảm lượng nước tiêu thụ thông qua việc áp dụng các biện pháp như: sử dụng thiết bị tiết kiệm nước, tái sử dụng nước mưa, thiết kế cảnh quan và tưới tiêu hiệu quả,… 

Xem Bài Viết

4.3. Vật liệu và tài nguyên

Tiêu chí vật liệu và tài nguyên tập trung vào việc giảm lượng chất thải mà các công trình có thể tạo ra trong suốt chu kỳ xây dựng và vận hành. Cụ thể, nó khuyến khích việc lựa chọn các vật liệu bền vững, có thể tái chế hoặc tái sử dụng nhanh chóng. Bên cạnh đó, các công trình xanh cũng được khuyến khích giảm thiểu mức sử dụng bê tông, giảm thiểu nhu cầu chôn lấp hoặc xử lý bằng lò đốt đối với các vật liệu, rác thải xây dựng không sử dụng.

Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

4.4. Sức khỏe và sự tiện nghi

Tiêu chí này tập trung vào việc cải thiện chất lượng môi trường tổng thể bên trong các công trình, đảm bảo sức khỏe và sự tiện nghi cho người sử dụng. Theo đó, nó đánh giá các dự án xây dựng qua các yêu cầu kỹ thuật như: chất lượng không khí, hệ thống nhiệt và âm thanh, hệ thống thông gió,… Bên cạnh đó, LOTUS cũng khuyến khích áp dụng các giải pháp chiếu sáng tự nhiên. Không chỉ giúp mang đến không gian sống và làm việc thoáng đãng mà còn có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của con người. 

Xem Bài Viết

4.5. Địa điểm và sinh thái

Đây là một trong những tiêu chí đánh giá của chứng chỉ LOTUS, đề cập đến việc lựa chọn và quản lý các địa điểm xây dựng công trình. Cụ thể, tiêu chí này khuyến khích các giải pháp thiết kế cảnh quan phù hợp với điều kiện của vùng và tình trạng biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nó cũng đánh giá cao các công trình áp dụng giao thông vận tải bền vững, hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt và ô nhiễm từ hoạt động xây dựng. Mục tiêu hướng đến là giảm thiểu các tác động tiêu cực của công trình đến môi trường và hệ sinh thái xung quanh.

Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

4.6. Quản lý

Ở hạng mục đánh giá này, tiêu chuẩn LOTUS khuyến khích các công trình thực hiện các giải pháp thiết kế tích hợp, ứng dụng BIM trong vận hành tòa nhà cũng như nhiều giải pháp quản lý thông minh khác. Mục tiêu hướng đến là tạo ra các công trình xanh có hiệu năng vận hành cao và tiết kiệm chi phí. 

Xem Bài Viết

4.7. Hiệu năng vượt trội

Khác với các tiêu chí bắt buộc kể trên, hiệu năng vượt trội là một tiêu chí tự nguyện của chứng chỉ LOTUS. Nó mang đến cho các dự án cơ hội để đạt thêm điểm thưởng (tối đa là 8 điểm) thông qua 2 cách: 

Xem Bài Viết
  • Cách 1: Chứng minh việc sử dụng các giải pháp tiên tiến có thể cải thiện hiệu suất của tòa nhà vượt mức yêu cầu của tiêu chuẩn LOTUS.
  • Cách 2: Áp dụng những ý tưởng, sáng kiến và công nghệ mới nằm ngoài phạm vi đề cập của tiêu chuẩn LOTUS. 
Xem Bài Viết

5. Các cấp độ đánh giá của chứng chỉ LOTUS

Chứng chỉ LOTUS Building được chia thành 4 cấp độ đánh giá dựa trên số điểm mà các dự án đạt được. Thông qua cấp độ chứng chỉ mà dự án đạt được có thể đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chí cũng như mức độ hiệu quả của công trình xanh. Cụ thể như sau: 

Xem Bài Viết
  • LOTUS Certified: Dự án đạt 40% so với tiêu chuẩn đề ra. 
  • LOTUS Silver (Bạc): Dự án đạt 55% so với các chỉ tiêu đề ra. 
  • LOTUS Gold (Vàng): Dự án được kiểm định đạt 65% so với tiêu chuẩn.
  • LOTUS Platinum (Bạch kim): Dự án đạt 75% so với yêu cầu của tiêu chuẩn LOTUS. 
Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

6. Quy trình đăng ký cấp chứng chỉ xanh LOTUS

Để được cấp chứng chỉ xanh LOTUS, chủ đầu tư các dự án cần tuân theo quy trình đăng ký cụ thể như sau: 

Xem Bài Viết

Bước 1: Lựa chọn hệ thống đánh giá phù hợp cho dự án

Xem Bài Viết

Như đã đề cập ở phần trên, hệ thống đánh giá LOTUS hiện có 6 công cụ chính áp dụng riêng cho từng loại hình công trình khác nhau (công trình xây dựng mới hay đang vận hành, quy mô lớn hay nhỏ,…). Do đó, chủ đầu tư cần căn cứ vào loại hình và quy mô của dự án để lựa chọn hệ thống đánh giá cho phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các tiêu chí đánh giá và điểm số cho từng hạng mục trong Hệ thống LOTUS đã chọn.

Xem Bài Viết

Bước 2: Đăng ký dự án với VGBC

Xem Bài Viết

Đại diện của mỗi dự án cần gửi Mẫu đăng ký dự án để thông báo cho VGBC về ý định thực hiện dự án theo tiêu chuẩn LOTUS. Tiếp đó, tiến hành ký kết thỏa thuận Đánh giá công trình LOTUS và thanh toán phí đăng ký, phí đánh giá dự án cho VGBC. 

Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

Bước 3: Thiết kế và trình nộp hồ sơ thiết kế

Xem Bài Viết

Ở bước này, chủ đầu tư nên thuê đội ngũ tư vấn có năng lực và kinh nghiệm thiết kế công trình xanh để phối hợp với kiến trúc sư trong việc phân tích, lựa chọn phương án thiết kế tối ưu. Hồ sơ thiết kế cần bao gồm đầy đủ các thông tin về thiết kế kiến trúc, kỹ thuật, thi công và các giải pháp công nghệ xanh được áp dụng cho công trình.

Xem Bài Viết

Bước 4: Đánh giá hồ sơ thiết kế

Xem Bài Viết

Sau khi hoàn tất khâu thiết kế, đại diện dự án tiến hành trình nộp hồ sơ thiết kế cho VGBC để đánh giá. Trong vòng 8 tuần kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, VGBC sẽ hoàn thành việc đánh giá và trả về Báo cáo Kết quả Đánh giá LOTUS. Nếu dự án đạt đủ điểm, VGBC sẽ cấp chứng nhận LOTUS tạm thời (hết hạn sau khi dự án hoàn công được 18 tháng). 

Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

Bước 5: Thi công và trình nộp Hồ sơ hoàn công

Xem Bài Viết

Dự án được thi công theo bản vẽ thiết kế đã được VGBC phê duyệt. Sau khi hoàn công, chủ đầu tư cần chuẩn bị và trình nộp Hồ sơ hoàn công cho VGBC. Hồ sơ hoàn công cần bao gồm đầy đủ các thông tin về quá trình thi công, nghiệm thu và các tài liệu chứng minh khác.

Xem Bài Viết

Bước 6: Đánh giá Hồ sơ hoàn công

Xem Bài Viết

Trong vòng 8 tuần sau khi nhận được hồ sơ hoàn chỉnh, VGBC sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ hoàn công theo trình tự:

Xem Bài Viết
  • Kiểm tra nhanh hồ sơ trình nộp trước khi đi vào đánh giá chi tiết;
  • Thành lập ủy ban đánh giá cho dự án (Project Assessment Review – PAC);
  • Phản hồi về hồ sơ dự án (đối với các tiêu chí chưa đạt, cần bổ sung thêm hồ sơ,…);
  • PAC soạn Bản thảo Kết quả Đánh giá và trình Ủy ban Kỹ thuật LOTUS kiểm tra, xác nhận;
  • VGBC trả về Báo cáo Kết quả Đánh giá Chính thức trong vòng 8 tuần kể từ ngày trình nộp hồ sơ đầy đủ.
Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

Đại diện dự án cần gửi xác nhận chấp nhận kết quả đánh giá hoặc yêu cầu phúc tra trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được Báo cáo Kết quả Đánh giá Chính thức. Các yêu cầu này sẽ được xem xét và phản hồi lại trong vòng 8 tuần. Cuối cùng, nếu dự án đạt đủ số điểm cho 1 trong 4 cấp độ chứng chỉ, VGBC sẽ tiến hành cấp Chứng nhận Công trình Xanh LOTUS cho dự án. 

Xem Bài Viết

Có thể nói, hệ thống tiêu chuẩn LOTUS đóng vai trò then chốt trong việc định hướng phát triển ngành xây dựng xanh bền vững tại Việt Nam. Việc áp dụng LOTUS không chỉ thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

Xem Bài Viết
Xem Bài Viết

Phụ trách nội dung tại Kinhnghiemdulich.vn

Xem Bài Viết

Content Marketing trong lĩnh vực bất động sản thương mại.

Xem Bài Viết

Did you like this story?

Please share by clicking this button!

Visit our site and see all other available articles!

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Du Lịch Việt Nam Và Du Lịch Thế Giới