Cây cô đơn ở Hà Giang cũng là 1 trong 15 cây cô đơn đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Các bạn trẻ đi Hà Giang đều muốn tới chỗ này để check in + chụp ảnh rồi thi nhau post ảnh lên facebook vì đẹp lắm, như ảnh bên dưới, mời cả nhà ngắm luôn nha:
Cây cô đơn Hà Giang trên đường Tráng Kìm đi Lao Và Chải để đi tắt lên Yên Minh (22.6km)
Nhưng cũng có rất nhiều người đi lạc đường hoặc chẳng biết cách đi như thế nào, nên không có “duyên” gặp cái cây cô đơn này đâu ạ. Bên dưới, mình sẽ hướng dẫn mọi người cách đi + đường đi đúng tới vị trí có cây cô đơn như trong ảnh:
NỘI DUNG
Cây cô đơn Hà Giang ở đâu?
- Địa chỉ cây cô đơn Hà Giang ở xã Cán Tỷ – huyện Quản Bạ (Hà Giang) nha mọi người
- Không phải trên quốc lộ 4C mà là ở đường mới đi tắt lên tt. Yên Minh
- Nếu đi đường cũ thì sẽ không gặp được cây cô đơn ạ
Đường qua cây cô đơn Hà Giang giờ đẹp lắm
Trước tiên, mình xin tạm hướng dẫn về bản đồ đường đi từ TP Hà Giang lên huyện Quản Bạ – rồi tới huyện Yên Minh rồi tới tt. Đồng Văn (tức cao nguyên đá) để mọi người dễ hình dung. Nếu hình dung đúng thì sẽ không bị đi lạc và chắc chắn tìm được chỗ cây cô đơn mọc.
- Từ Hà Nội, mọi người đi 300-320km là tới TP Hà Giang
- Tuy nhiên, từ TP Hà Giang để lên tới tt. Đồng Văn + cột cờ Lũng Cú thì còn tới 150-167km nữa
Lộ trình từ TP Hà Giang lên cột cờ Lũng Cú như sau:
- TP Hà Giang ⇒ tt. Tam Sơn (Quản Bạ): 50km
- Tam Sơn (Quản Bạ) ⇒ tt. Yên Minh: 50km
- Yên Minh ⇒ Đồng Văn: 40-50km
Trong đó, di chuyển từ tt. Tam Sơn của huyện Quản Bạ lên tới tt. Yên Minh của huyện Yên Minh theo bản đồ Google Map là 50-52km (xem bản đồ) nhưng đây là theo đường cũ nhé mọi người.
Đi Yên Minh theo đường cũ
Xuất phát từ đây, theo QL 4C, đi khoảng 72km là sẽ tới cây cô đơn nha các bạn
Đường cũ chính là đường quốc lộ 4C chạy từ TP Hà Giang (KM số 0) lên tt. Đồng Văn của huyện Đồng Văn rồi vòng sang tận tt. Mèo Vạc (đi qua đèo Mã Pì Lèng – bên dưới là sông Nho Quế)…
Những năm trước đây, mình cũng như hầu hết các bạn trẻ đi chơi, đi phượt Hà Giang thì đều đi theo con đường cũ này.
Vì là quốc lộ 4C nên đường khá lớn, ô tô các loại đi thoải mái. Đáng chú ý là con đường này sẽ đưa mình qua cái rừng thông Yên Minh (một địa chỉ check in quen thuộc của nhiều phượt thủ – như ảnh dưới):
Check-in rừng thông Yên Minh
Rừng thông Yên Minh. Ảnh: Lý Trà Hương
Mình thì cảm nhận cái rừng thông này chẳng có gì đẹp cả, nhưng nhiều người lại khen nó đẹp chẳng kém rừng thông Đà Lạt, rừng thôn Tam Đảo… (có vẻ quá khen lắm luôn)!
Đường mới đi huyện Yên Minh
Nhưng bây giờ, từ Quản Bạ có con đường mới để đi tắt lên Yên Minh mà không còn phải đi theo đường cũ nữa.
Em biết chọn lối nào? Đâu là đường mới từ Quản Bạ lên Yên Minh nhỉ?
Ưu điểm:
- Gần hơn được khoảng 20km
- Sẽ gặp cây cô đơn ở Hà Giang như nội dung chính bài này hướng dẫn
- Cảnh đẹp hơn
Đi theo đường mới sẽ gặp cây huyền thoại này. Photo: Trần Trung Kiên
Nhược điểm:
- Không gặp được rừng thông Yên Minh
- Đường khó đi hơn đường QL 4C cũ
- Nhiều khi rất vắng
Địa chỉ cây cô đơn là ở xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang)
Địa chỉ của cây cô đơn là ở trên địa phận xã Cán Tỷ của huyện Quản Bạ. Như vậy, trên đường từ huyện Quản Bạ lên huyện Đồng Văn thì sẽ gặp cái cây này.
Nhiều người nói rằng, trên đường từ Quản Bạ lên dốc Thẩm Mã thì sẽ gặp cái cây này nhưng nói thế là không đúng vì nó ở ngay dưới huyện Quản Bạ và còn lâu lắm mới tới cái dốc Thẩm Mã nha.
Cách đi + đường đi cây cô đơn ở Hà Giang
Mọi người đã tạm hình dung ra vị trí của cây cô đơn Hà Giang. Vậy cách đi như thế nào, làm sao để gặp được cái cây cô đơn này, làm sao không bị nhầm đường, lạc đường?
- Đường mới Tráng Kìm đi Yên Minh
- Từ Tráng Kim lên 2km giữa dốc thì rẽ phải
Cụ thể cách đi như sau:
- Từ TP Hà Giang đi độ 40km, mọi người sẽ vượt qua một con đèo cực lớn trên lộ trình lên cao nguyên đá, đó chính là đèo Quản Bạ (còn gọi là cổng trời Quản Bạ).
- Sau khi vượt qua cổng trời Quản Bạ, mọi người sẽ sút xuống cái thung lũng mang tên tt. Tam Sơn – thủ phủ của huyện Quản Bạ (nơi có 2 quả núi đôi huyền thoại).
- Từ cây xăng ở tt. Quản Bạ (nhớ đổ xăng nếu cạn bình nha) đi độ 1-2km thì có ngã ba, rẽ phải là xuống cái làng homestay mang tên Nậm Đăm mà trong bài review này mình đã check-in đó ạ: Review kinh nghiệm đặt phòng tại Dao Lodge Homestay Nậm Đăm
Tuy nhiên mọi người đừng rẽ xuống làng homestay nếu không đặt phòng ở đây mà cứ đi thẳng theo đường 4C lên xã Tráng Kìm.
Tại xã Tráng Kìm, nếu đi xe khách thì các xe khách thường dừng ở đây cho khách ăn sáng ạ. Phở Tráng Kìm rất nổi tiếng. Món phở làm theo kiểu của người Mông. Họ thái lát bánh rất to, làm phở tươi ngay trên bếp. Mình thì cảm nhận nó không ngon lắm nhưng thích vì cách làm phở là lạ.
- Từ Tráng Kìm đi thêm 1.9km là tới cái cầu Cán Tỷ (cũng có người gọi là cầu Tráng Kìm). Đây là một cây cầu bắc qua sông Lô (hoặc sông Miện) trên đường 4C. Mọi người nhớ vị trí cây cầu này nha (xem hình ảnh của nó trên bản đồ)
Bởi vì, đi qua cây cầu Cán Tỷ vài chục mét là tới 1 cái ngã ba như bức hình này:
Rẽ trái hay rẽ phải? Biết đi đường nào? Cây nghiến cô đơn ở đâu? Haiza!!! Photo: Trần Trung Kiên
Nên đi đường 41 hay 22.6?
Đây chính là chỗ mà các bạn trẻ khi đi đến đây thì không biết nên đi thế nào? Nên đi bên trái hay đi bên phải? Nên đi đường 41km hay đường 22.6km?
Tất nhiên ai cũng muốn đi gần nhưng liệu đi gần có cảnh đẹp không, đường dễ đi không?
NOTE: Rẽ phải vào đường 22.6km chính là đi tới chỗ có cây cô đơn Hà Giang. Đây chính là con đường tắt đi từ Cán Tỷ lên xã Lao Và Chải để vào tt. Yên Minh với cung ngắn nhất.
Sống ảo ở cây cô đơn Hà Giang. Photo: Lâm Hà
Cứ rẽ phải theo đường 22.6km là sẽ tới cây cô đơn này. Photo: Lương Yến Chi
Đây là bản đồ đường đi của toàn bộ lộ trình từ tt. Tam Sơn của huyện Quản Bạ lên chỗ cây cầu Cán Tỷ = 13,2km thôi!!!
NOTE: Từ chỗ đầu cầu Cán Tỷ đi lên chỗ có cái cây nghiến cô đơn chỉ có 1.9km thôi. Cho nên có thể nói rằng, nó ở rất gần Quản Bạ và còn rất xa mới tới cao nguyên đá Đồng Văn nha nha.
Đây là bản đồ của nó:
Đường lên cây cô đơn trước nó như này
Nhưng giờ thì đỡ hơn rồi
Kinh nghiệm
Có 2 đường đi Yên Minh thì nên chọn đường nào bây giờ?
Hình ảnh ngã ba đường mới đi cây cô đơn Hà Giang + tt. Yên Minh (nhớ rẽ con đường bên phải nha mọi người). Photo: Ngọc Linh
- Nếu muốn check in cái cây cô đơn ở Hà Giang thì đi con đường bên phải (22.6km). Nhưng đường hơi nhỏ, tay lái phải cứng. Cảnh đẹp bao phê, vực cao dựng đứng.
- Nói chung, tay lái yếu thì đi 41 cho lành
- Nếu muốn check in rừng thông Yên Minh thì đi con đường bên trái (41km). Đường lớn hơn, nhiều xe ô tô.
- Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì lúc lên cao nguyên đá thì nên đi đường bên phải (22,6km) để check in cái cây cô đơn Hà Giang.
- Còn lúc về thì đi đường 41km để check in rừng thông Yên Minh (hoặc đi cho biết nó xấu như nào).
- Nếu ai thích cảm giác phê khi xuống đèo dốc thì đi lên 41km, đi về 22.6km!!! Nhưng nhớ là chuẩn bị số để gọi cứu trợ nếu phóng nhanh phanh lại lởm nha!!!
- Tại khu vực cầu Cán Tỷ, nếu không chịu để í kỹ thì sẽ đi nhầm vào đường 41 mà không để í con đường 22.6 nên không gặp được cây nghiến cô đơn.
- Tốt nhất nên đi lên đường 22.6 còn về thì đường 41km vì lúc về thế quái nào cũng sẽ đi lạc vào đường 41 mà không biết lối rẽ đường 22.6 ở chỗ nào!?
- Đi đường 22.6km sẽ qua cổng thành Cán Tỷ, ngang đường sẽ gặp cây cô đơn. Đường này bây giờ đẹp vì trải nhựa chứ không còn là đường đất như xưa.
- Đi đường 22.6 sẽ được ngắm cảnh hùng vỹ của Bát Đại Sơn từ trên cao
- Muốn đi nhanh thì chọn bên phải còn lúc về thong dong thì đi bên trái
Đây gọi là dốc Móng Ngựa ở chỗ rừng thông Yên Minh. Nếu đi con đường 41km thì sẽ qua cái dốc này còn đường 22.6 thì không gặp. Photo: Haichi8
Hình ảnh rừng thông Yên Minh. Nên đi theo cả 2 đường để trải nghiệm cả hai địa điểm
Review
Trên đường đi lên cao nguyên đá Đồng Văn – chắc đây là nơi mà ai đi qua cũng dừng lại để do dự. Nhưng mọi người đừng lo nhé.
Cả 2 đường đều đi lên thị trấn Yên Minh – chỉ là vấn đề xa hay gần thôi. Đường 22,6km là đường gần nhất. Nếu đi đường này sẽ gặp những khung cảnh hùng vĩ với những con đường trên sườn núi cao chót vót.
Đặc biệt sẽ đi qua 1 cái cây cổ thụ – gọi là cây cô đơn tuyệt đẹp (nó là cây gỗ nghiến rất quý hiếm nha). Đây là cung đường ở trên cao nên view rất đẹp…
Ai cũng muốn check in tại địa điểm cây cô đơn này. Photo: Lương Yến Chi
Thôi tóm lại, lúc lên thì cứ cung đường 22.6km mà chiến nhé. Sau khi đi qua cây nghiến cô đơn, chúng ta sẽ gặp những cung đường như thế này. Photo: Trần Trung Kiên
Nếu lần đầu tiên bạn đi du lịch Hà Giang thì “bỏ túi” ngay ba bài này để ngâm cứu nha mọi người:
- 7 kinh nghiệm du lịch Hà Giang cho ai chưa đi bao giờ ạ
- Thuê xe máy Hà Giang ở đâu giá rẻ + nhà xe uy tín
- Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất – tại sao không nên đi vào mùa xuân + Thu
Từ khóa: cây cô đơn Hà Giang ở đâu, cách đi cây cô đơn, bản đồ + hướng dẫn đường đi Yên Minh gần nhất, nên đi đường 41km hay 22.6km
Chia sẻ cẩm nang du lịch Hà Giang chi tiết và sinh động nhất
Đăng bởi: Khánh Quỳnh
Từ khoá: Bản đồ + đường đi “cây cô đơn ở Hà Giang”
Để lại một bình luận