Cấp sắc là một nghi lễ bắt buộc không thể thiếu trong cuộc sống của người Dao, đặc biệt là cấp sắc 12 đèn. Theo quan niệm của người Dao, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già cũng vẫn coi là trẻ con, vì chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua cấp sắc dù ít tuổi vẫn được cộng đồng coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, thôn, bản, được giúp việc cho thầy cúng, nếu học được chữ Nôm Dao biết cúng thì được cúng bái. Họ cũng quan niệm rằng, người có trải qua lễ cấp sắc mới biết lẽ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên.
Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao – Ảnh: Sưu tầmTheo quan niệm của người Dao, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì không coi là người trưởng thành. Người đã qua cấp sắc sẽ được tham gia vào các công việc hệ trọng của thôn, bản, được giúp việc cho thầy cúng, nếu biết chữ Nôm Dao, biết cúng thì được cúng bái. Người Dao còn cho rằng, có trải qua lễ cấp sắc mới biết lẽ phải, trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở xã Bản Hồ (Sa Pa), có nhiều cấp bậc. Mỗi cấp bậc phản ánh một trình độ khác nhau của các trò được cấp sắc, cấp sắc 3 đèn là thầy nhỏ nhất, cấp sắc 7 đèn làm thầy vừa phải, cấp sắc 12 đèn là cấp sắc cao nhất trong cấp độ làm thầy. Trong quá trình cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ, các thầy chính (có 3 thầy) sẽ cấp giao thêm quân âm binh cho các trò nam từ 120 quân âm binh, lên thành 180 quân âm binh, để các trò sau này đi đâu, làm gì không phải sợ vì có quyền điều hành binh mã.
Du lịch Sapa – Ảnh: Sưu tầmTuy nhiên, giữa các dòng họ người Dao đỏ xã Bản Hồ cũng có những tập quán, những quy định riêng, vì thế không phải tất cả các họ người Dao đỏ ở đây cũng phải cấp sắc 12 đèn như họ Phàn (tức là họ Bàn – họ tổ của người Dao).
Để tổ chức cấp sắc 12 đèn, gia chủ phải tìm chọn thầy rất kỹ. Người hành lễ phải đủ 13 thầy, là thầy cúng cao tay, gia đình có đức đạo, con cái đề huề, các thầy am hiểu tường thông gốc rễ của lễ cấp sắc, biết tổ chức các bước trong buổi lễ. Ngày tháng cấp sắc phải được tìm chọn cẩn thận, làm sao cho ngày đó không phải là ngày đại kỵ hay kiêng của các họ cùng được cấp sắc lần này. Thời gian tiến hành lễ cấp sắc kéo dài 7 ngày. Một tuần trước khi làm lễ, người được cấp sắc phải ăn đồ ăn không có mỡ, phải kiêng sát sinh và không được quan hệ nam nữ, tránh gây xô xát với người khác. Gia chủ còn phải mời một người đầu bếp có kinh nghiệm nấu ăn để lựa chọn từng loại thức ăn riêng cho người thụ lễ, thầy cúng, khách và một người đầu chiếu biết cách sắp xếp vị trí ngồi hành lễ. Thầy cấp sắc 12 đèn là thầy đã trải qua quá trình thụ lễ 12 đèn, khi đó mới đủ trình độ để cấp sắc cho các trò. Người được cấp sắc phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, họ phải học thông thạo các nghi lễ kiêng kỵ, các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.
Khám phá Sapa – Ảnh: Sưu tầmSau phần lễ là phần hội, nhiều điệu múa cổ truyền dân gian được trình diễn với sự tham gia của đông đủ người dân trong bản, thể hiện sự tự do hòa nhịp với các nhạc cụ thanh la, não bạt, trống, chuông lắc… với nhiều chủ đề khác nhau về lịch sử, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, diễn tả về việc làm nương, tra hạt, làm nhà… Kết thúc lễ cấp sắc, thầy sẽ làm lễ tạ ơn tổ tiên, sư phụ đã ủng hộ các thầy làm lễ cấp sắc đạt kết quả tốt, đồng thời lấy bánh trong buổi lễ cấp sắc cho mọi người cùng ăn, thưởng thức, chia vui với người được cấp sắc. Từ đây, chàng trai thụ lễ cấp sắc 12 đèn đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.Lễ cấp sắc của người Dao đậm giá trị nhân văn, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ, tuyệt đối kỵ làm việc ác, điều xấu. Chính vì thế, nghi lễ linh thiêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc này cần phải được gìn giữ và phát huy.
Du lịch Bản Hồ – Ảnh: Sưu tầmTrong lễ cấp sắc này có rất nhiều các nghi lễ ở trong nhà, cũng như ở ngoài nhà, trong nhà có lễ truyền thụ phép (truyền đạo cho học trò) truyền thụ phép thông qua bài trong sách Nôm Dao, truyền thụ phép thông qua các đạo cụ hành lễ như chiếc gậy, súc xắc, chiếu, dấu ấn, bọc gạo, nến…Theo quan niệm học trò đã được cấp sắc 12 đèn có quyền đi lại trên thiên đường hoặc đi vào thế giới âm phủ, hay nói cách khác là có thể xuống âm, có thể lên thiên đường lúc nào cũng được. Đi đâu cũng không sợ, có quyền được gọi quân binh, sư phụ, tổ tiên giúp đỡ khi cần thiết.Để trở thành người trưởng thành được cộng đồng kính nể, các trò phải hết sức nỗ lực tu nhân tích đức, giữ phẩm hạnh của người làm thầy. Trước khi bước vào chính lễ để tu thành chính quả, từ thầy và trò đều phải thực hiện quá trình kiêng kỵ rất khắt khe như: phải giữ mình sạch sẽ trong vòng 30 ngày trước khi bước vào lễ chính, kiêng ngủ với vợ, với nữ giới và nữ giới, kiêng không được chặt cây, không được cầm đến khí giới, kiêng không được hái rau, ngắt ngọn cỏ, kiêng không được cãi chửi, nói xấu nhau, kiêng không được đi tiểu, đại tiện ở hướng mặt trời mọc…Bạn hãy đến và thưởng thức – Ảnh: Sưu tầm
Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là một trong những nghi lễ độc đáo đặc trưng nhất trong cộng đồng người Dao đỏ ở Lào Cai nói riêng và ở các tỉnh có người Dao đỏ nói chung. Mytour.vn – Nguồn: tổng hợp
Đăng bởi: Thường Trương
Từ khoá: Bản Hồ Sa Pa – Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao
Để lại một bình luận