Đình Quang Biểu nằm dưới chân đê sông Cầu thuộc xóm Trên, thôn Quang Biểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên. Ngôi đình cổ này đã chứng kiến nhiều sóng gió, thăng trầm của lịch sử, cuộc sống bon chen của con người nơi đây. Là làng quê đã đi vào huyền thoại lịch sử, từ xa xưa, Quang Biểu đã có mạng lưới giao thông thủy-bộ đi lại và buôn bán thuận tiện. Bên kia sông là chợ Nội Doi nên cư dân trong thôn thường mang các nông sản qua sông trao đổi. Thêm vào đó từ hàng ngàn năm nay dòng sông thơ mộng này bồi đắp những lớp phù sa phì nhiêu màu mỡ tô điểm thêm cảnh quan trù phú cho thôn Quang Biểu.
Đình Quang Biểu – Ảnh: sưu tầm Đình Quang Biểu được xây dựng khoảng thế kỷ XVII theo bình đồ kiến trúc hình chữ nhị gồm 5 gian tiền đình và ba gian hậu cung. Trong đình hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật được chạm khắc tinh xảo, sơn thếp lộng lẫy có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật cao. Hiện nay còn 4 ngai thờ, bài vị (có niên đại thế kỷ XVIII, XIX), hai hoành phi, đài thờ, chân nến, nồi hương đồng, chiêng đồng, chân tảng đá xanh…Đặc biệt, còn lưu giữ được tới 6 tấm bia đá được tạo tác vào các niên hiệu Chính Hòa thứ 7 (1686), Cảnh Hưng thứ 20 (1759), Tự Đức (Kỷ Tỵ) (1869), Tự Đức 23 (1870), Thành Thái 1 (1889).Căn cứ nguồn di sản Hán Nôm hiện lưu giữ tại di tích, có thể định đoán rằng đình được xây dựng vào trước năm 1686 (khoảng đầu thế kỷ thứ XVII), một thời kỳ xa xưa người dân nơi đây một lòng hướng phật đã đóng góp tiền của xây dựng lên ngôi đình để chúng ta ngày nay vẫn được chiêm bái, ngưỡng vọng.Đình Quang Biểu là công trình tín ngưỡng của nhân dân địa phương thờ Thánh Cả Tam Giang. Đức Thánh Tam Giang vốn là thuộc tướng của Triệu Quang Phục. Các ông đã phò vua giúp nước, có nhiều công lao chống giặc Lương. Khi hiển Thánh các ngài còn âm phù giúp cho nhà Lý diệt giặc Tống, phù Lê đánh giặc Minh giúp cho đất nước được bình yên, nhân dân đời đời ấm no.Công lao của các ông đã được sử thần xưa biên ghi trong quốc sử, trong ngọc phả, thần tích, sắc cho nhân dân thờ phụng. Hiện có hơn 300 làng dọc theo sông Cầu, từ “Thượng Đu Đuổm, chí hạ Lục Đầu giang” tôn các ông làm Thành Hoàng làng, lập đền, đình thờ phụng. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của cả 4 xóm: xóm Trên, xóm Giữa, xóm Dưới và xóm Chùa thôn Quang Biểu. Lễ hội lớn của đình được tổ chức vào ngày 13 tháng 8 âm lịch. Lễ hội kéo dài 2 ngày, gồm cả phần lễ và phần hội.Đặc biệt, trong ngày hội của đình vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống mang đậm nét con người sống bằng nghề chài lưới đó là nghi lễ Kỳ yên trấn trạch để cúng cho làng yên ổn, trong đó có tục rước ông thượng chài vào ngày 7 và 8 tháng Giêng. Ông thượng chài phải là người khỏe mạnh, bơi giỏi, được tín nhiệm của dân làng. Đến giờ rước, ông thượng chài khăn áo chỉnh tề ngồi lên kiệu có 4 người khiêng chạy đưa vòng quanh làng, qua mỗi xóm lại ở một điếm đọc bài văn cúng với nội dung:”Pháp pháp xưa nayThừa lệnh Ngọc HoàngTruyền quân bay tám giới vạn banChỉ chiếu chỉ diệt loài ôn bộNào nào ôn hoang lịch lệThầy ký nghe vươngNghe lệnh thầy truyềnTruyền sang thầy khácNghe ba hồi hiệu lệnh trống sắpChạy về đình hao tống cho mauCòn tên nào ẩn lánh lại sauBắt được đâu chém đầu làm lệnhNghe ba hồi hiệu lệnh trống đánhPhép việc quan bất khả thiên duyênLệnh kỳ mau kíp dọn xuống thuyềnThuận buồm gió vượt sang đông hải”.Lễ kỳ yên trấn trạch này thể hiện ước mong của nhân dân nơi đây nhất là những cư dân sống bằng nghề chài lưới. Mong sự bình yên, bơi chài giỏi hơn, bắt được nhiều cá tôm hơn, cuộc sống ấm no hơn.
Với những giá trị nêu trên, di tích đình Quang Biểu đã được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa năm 2012. Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Bắc Giang Mytour.vn – Nguồn: Tổng hợp
Đăng bởi: Phạm Thụy Phương Quỳnh
Từ khoá: Di tích văn hóa cấp tỉnh Đình Quang Biểu – Bắc Giang
Để lại một bình luận