Kinh nghiệm tìm nhà ở Nhật Bản

Kinh nghiệm tìm nhà ở Nhật Bản

Thường thì các công ty hoặc trường học sẽ có chỗ ở cho bạn khi bạn mới sang Nhật, nhưng một số trường hợp nếu các công ty và trường học này không cung cấp chỗ ở, thì bạn sẽ làm gì? Chắc hẳn khi mới sang Nhật, việc tìm một nơi ở an toàn và phù hợp nhu cầu là ưu tiên hàng đầu của các bạn. Kể cả khi đã ở Nhật lâu rồi, thì việc tìm được một nhà phù hợp cũng không phải lúc nào cũng đơn giản.

Vậy, tìm nhà ở Nhật cần lưu ý những gì? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

1. Cách tìm nhà ở Nhật

Để tìm nhà thì trước hết bạn nên xác định nhu cầu của mình, đó là bạn muốn ở ghép hay ở riêng 1 mình.

Trường hợp ở ghép/ ở chung

  • Ở chung với những người đã sang trước đó, hay còn gọi là các tiền bối
  • Ở chung với bạn cùng trường, cùng công ty hoặc bạn bè quen biết sau khi sang Nhật
  • Ở chung với bạn nhờ thông tin đăng tải trên SNS

Trường hợp ở riêng

  • Tìm nhà bằng trang web của các công ty bất động sản
  • Tìm nhà bằng việc đến trực tiếp văn phòng bất động sản
  • Tìm nhà qua sự giới thiệu của công ty, trường học, tiền bối hoặc bạn bè
kinh nghiệm tìm nhà ở nhật bản

Mạng lưới nhà an toàn có thể tìm kiếm nhà cho người nước ngoài

Công ty bất động sản dành cho người Việt Nam

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp bất động do người Việt Nam phụ trách, bạn có thể search bằng từ khoá “Tìm nhà + nơi bạn muốn” thì sẽ có rất nhiều kết quả tìm kiếm bằng tiếng Việt, và khi bạn được tư vấn bằng tiếng Việt thì cũng sẽ yên tâm hơn.

Xem Thêm  Bản đồ hành chính Quận 1 TPHCM – Cập nhật mới nhất

2. Giá cả sẽ phụ thuộc nhiều vào cách bạn chọn vị trí

Điều này hầu như giống nhau ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Ở Nhật, ví trí thuê nhà và giá thuê nhà có mối quan hệ với nhau như sau:

  • Những nhà gần khu văn phòng, khu phố sầm uất, khu trung tâm thương mại v.v. có giá thuê cao.
  • Những nhà dọc theo tuyến đường tàu được yêu thích có giá thuê cao Yamanotesen (JR), Inokashirasen (Keio), Megurosen (Tokyu), Ooimachisen (Tokyu), Rinkaisen v.v. Kitaosakahankyusen, Takarazukasen (Hankyu), Senrisen (Hankyu), Kobesen (Hankyu), Kobesen (JR)
  • Ngay cả cùng dọc tuyến đường tàu thì càng xa trung tâm giá thuê càng rẻ. Nhưng khu dân cư được yêu thích là ngoại lệ.
  • Nhà càng xa ga càng rẻ.
  • Dù là cùng một khu hoặc một tuyến tàu, thị trường nhà cho thuê xung quanh ga chỉ có tàu thường (dừng lại từng ga) có xu hướng rẻ hơn xung quanh ga có tàu nhanh (tàu dừng ở ít ga).
  • Thị trường nhà cho thuê ở những khu vực có ít cửa hàng xung quanh ga có xu hướng rẻ hơn khu vực tấp nập gần ga.

Hãy lưu ý những điều trên, bạn sẽ có khả năng cao tìm được nhiều nhà tốt mà giá lại rẻ.

3. Các bước tìm nhà

Lên danh sách

Bạn nên lên các trang web tìm nhà và lựa chọn những căn nhà phù hợp với nhu cầu, ghi lại danh sách rồi liên hệ với công ty bất động sản rồi đến xem các căn nhà đó. Bạn cũng có thể đến trực tiếp các văn phòng và ở đây cũng nghe tư vấn về các căn nhà mà họ có.

Đi xem nhà

Nhân viên tư vấn sẽ dẫn bạn đi xem nhà, thường thì bạn sẽ được giới thiệu từ 2-5 căn, nên hãy đi để so sánh giữa các căn nhé.

kinh nghiệm tìm nhà ở nhật bản

Ký hợp đồng

Sau khi đã tìm được căn nhà phù hợp, bạn sẽ chuyển sang bước làm thủ tục.

kinh nghiệm tìm nhà ở nhật bản

4. Tiền đầu vào

Ngoài việc trả tiền thuê nhà hàng tháng, việc làm thủ tục thuê nhà cũng sẽ tốn của bạn kha khá tiền bạc, thường thì gấp 3-5 lần tiền thuê nhà.

Xem Thêm  [Hot] Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Giang Tháng 6 Đẹp Không Thể Bỏ Lỡ
Tiền lễ/ Tiền cảm ơn (reikin) Đây là khoản tiền bạn sẽ trả cho chủ nhà khi chuyển vào và nó sẽ không được trả lại. Ở một số vùng thì nó có tên gọi khác là “Shikihiki” – là một phần của khoản “tiền đặt cọc” (Shikikin). Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà.
Tiền đặt cọc – Shikikin Đây là khoản tiền đặt cọc để chi trả phí sửa chữa và tu bổ nhà nếu bạn làm bẩn, làm hỏng nhà. Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà. Khi trả nhà, sau khi trừ các khoản tiền sửa chữa, tu bổ… bạn sẽ được nhận phần còn lại.
Công ty bảo lãnh nhà cho thuê Khi thuê nhà ở Nhật, cũng có thể bạn sẽ cần đến người bảo lãnh liên đới. Nếu không có người bảo lãnh, bạn có thể trả tiền cho công ty bảo lãnh nhà cho thuê để họ bảo lãnh cho bạn. nếu bạn đóng tiền thuê nhà muộn thì chủ nhà hoặc công ty quản lý bất động sản sẽ liên lạc với người bảo lãnh hoặc công ty bảo lãnh nhà để yêu cầu trả tiền thuê nhà.
Làm sạch nhà Bạn sẽ mất từ 2-4 man cho phòng đơn, 4-7 man cho nhà có 2 phòng trở lên. Bạn có thể sẽ bị yêu cầu trả khoản tiền này khi trả nhà.
Bảo hiểm cháy nổ Khoảng 1.5-2.2 man với hợp đồng 2 năm
Đổi chìa khoá Đổi chìa khoá mới để đề phòng trộm cắp. Thông thường 1-3 man.
Phí trung gian Khoản phí này sẽ trả cho công ty bất động sản. Nếu nhiều thì là 1 tháng tiền nhà.

Trong số các khoản trên, có khoản bạn sẽ không phải chi trả tuỳ theo văn phòng bất động sản và chủ nhà, nhưng nếu cộng chung lại, các khoản này có thể lên đến 3-5 lần tiền thuê nhà 1 tháng.

5. Các giấy tờ cần thiết và thủ tục ký hợp đồng

Các giấy tờ cần thiết

Các bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ tuỳ thân: Hộ chiếu, thẻ cư trú, thẻ sinh viên (nếu là sinh viên), giấy xác nhận làm việc (nếu đang đi làm)
  • Chứng minh thu nhập: Bạn có thể sẽ bị yêu cầu nộp giấy chứng minh thu nhập. Có thể là bảng lương (kyujomeisaisho), báo cáo thuế (gensenchoshuhyo), giấy chứng minh thu nhập (shunyushomeisho)…
  • Người bảo lãnh: Có thể họ sẽ yêu cầu bạn tìm người bảo lãnh là người Nhật để có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Có nhiều trường hợp người của trường học, nơi làm việc sẽ trở thành người bảo lãnh nhưng nếu bạn không quen với người nào như vậy thì bạn hãy trao đổi với người của công ty bất động sản.
Xem Thêm  Quận Cầu Giấy: Diện tích, địa điểm & hành chính các phường

Thủ tục kí hợp đồng

(i) Điền các giấy tờ liên quan đến hợp đồng

Bạn sẽ điền các giấy tờ ở văn phòng bất động sản. Thông tin cá nhân của bạn sẽ được gửi đến công ty quản lý nhà, công ty bảo lãnh.

(ii) Thẩm định

Công ty quản lý, công ty bảo lãnh sẽ xác nhận xem các thông tin cá nhân của bạn có đúng hay không, sau đó thẩm định xem có nên cho bạn thuê nhà hay không  Để thẩm định thì họ sẽ gọi điện thoại cho bạn. Thường thì họ sẽ nói tiếng Nhật nhưng nếu bạn nhờ công ty bất động sản có người Việt phụ trách thì họ sẽ nói bằng tiếng Việt. Các thông tin cá nhân mà bạn điền ở văn phòng bất động sản sẽ được xác nhận qua điện thoại.

(iii) Kí hợp đồng

Sau khi thẩm định, nếu bạn nhận được sự đồng ý của chủ nhà, công ty quản lý, công ty bảo lãnh thì hợp đồng của bạn được thông qua (kí tên và đóng dấu).

(iv) Thời hạn hợp đồng

Thông thường là 2 năm. Nếu hết hạn hợp đồng nhưng vẫn muốn ở tiếp, bạn có thể xin gia hạn hợp đồng. Có thể bạn sẽ mất phí gia hạn  thường là 1 tháng tiền nhà). Ngoài ra, các khoản bảo hiểm cháy nổ, tiền bảo lãnh cũng sẽ phát sinh mới.

Nguồn: Kokoro.org

Đăng bởi: Huỳnh Tấn Thành

Từ khoá: Kinh nghiệm tìm nhà ở Nhật Bản

Xem Thêm Những Bài Viết Về Kinh Nghiệm – Bí Kíp Du Lịch Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *