Lại thêm vụ lừa đảo đặt phòng ở Đà Lạt

Lại thêm vụ lừa đảo đặt phòng ở Đà Lạt

Ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố Đà Lạt, cho biết đã nhận được phản ánh của 3, 4 trường hợp bị lừa khi đặt cọc villa qua trang B.V.D

Thủ đoạn đều tương tự khi đối tượng lừa đảo sử dụng chứng minh thư nhân dân 12 số giả (tên thật, trùng với tên trong số tài khoản ngân hàng) để lấy lòng tin của khách hàng. Sau đó, đối tượng yêu cầu khách hàng chuyển tiền để cọc villa rồi biến mất khi đã nhận đủ.

Kẻ lừa đảo còn khá tinh vi khi sử dụng trang mạng xã hội có lượt tương tác cao (lên tới 40.000 người thích trang và 1.300 lượt thích/bài viết). Do đó, kể cả khi đã kiểm tra uy tín của trang, du khách vẫn dễ dàng bị rơi vào bẫy.

Khổ sở chịu tiền oan

Trần Thanh Cảnh, sinh năm 1993, sống tại Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện làm lái xe chở khách du lịch. Anh Cảnh cũng gián tiếp bị lừa mất 3 triệu đồng. Dù đã nhắn tin cầu xin đối tượng trả lại tiền, những gì anh nhận được chỉ là thông báo “đã bị chặn”.

Anh cho biết: “Tôi đã phải nhắn tin xin trả lại tiền. 3 triệu đồng đấy với lương tài xế của tôi cũng là số tiền rất lớn. Nhưng gọi không được, nhắn cũng chẳng trả lời. Tôi không biết làm sao”.

Anh Cảnh và ít nhất 3 người khác đều bị đối tượng lấy tên Lê Công Hậu lừa. Người này sử dụng chứng minh nhân dân và tên tài khoản ngân hàng, mạng xã hội đều là Lê Công Hậu. Tuy nhiên, chứng minh nhân dân đã được xác định là giả.

Lại thêm vụ lừa đảo đặt phòng ở Đà Lạt

Đối tượng lừa đảo sử dụng chứng minh nhân dân giả để lấy lòng tin. Ảnh: Vi Hân.

Xem Thêm  Top Các Quán Bánh Bèo Thưởng Thức Hương Vị Đặc Trưng Của Bánh Bèo Đà Lạt

Tài xế này nói mình có đoàn khách quen muốn đi Đà Lạt du lịch ngày 28-30/6. Do khách bận nên đã nhờ anh tìm hộ chỗ ở. Sau khi tìm trên mạng, thấy trang này có tương tác cao và căn villa đẹp, anh đã nhắn tin hỏi.

Người trực fanpage này cung cấp cho anh số điện thoại và địa chỉ công ty. Sau khi liên hệ đến số điện thoại trên, anh được yêu cầu kết bạn với tài khoản có tên “Hậu villa đà lạt”. Hậu nói nếu muốn giữ chỗ phải cọc ngay 50% tiền thuê vì mùa du lịch rất nhiều khách hỏi.

Sau đó, anh Cảnh đã chuyển tin nhắn cho khách và khách đồng ý chuyển 3 triệu đồng đến số tài khoản của Lê Công Hậu. Vài ngày sau, anh Cảnh nhắn tin cho Hậu xin hình chụp trụ sở công ty.

Tuy nhiên, Hậu khất lần với lý do đang bận dẫn khách. Anh Cảnh có linh cảm không lành và tới tối hôm đó đã bị Hậu chặn số điện thoại.

“Hiện tại, khách vẫn chưa đòi tiền tôi. Nhưng tôi cũng chưa tìm được căn khác cho khách. Tôi dự định tới công an thành phố Đà Lạt để giải quyết trong đầu tuần này”, anh nói.

Cùng cảnh ngộ, Nguyễn Thị Vi Hân (sống tại Nha Trang, Khánh Hòa), cũng bị đối tượng Hậu lừa mất 4,5 triệu đồng tiền cọc villa cho nhóm 14 người lớn.

Cô nhận nhiệm vụ tìm villa cho đoàn. Chuyển khoản xong xuôi, cô cùng nhóm tới villa thì không gọi được Hậu dù chuông vẫn reo.

Xem Thêm  Top 10 khách sạn tốt nhất Đà Lạt được du khách yêu thích nhất

Sau khi tìm được số điện thoại chủ villa, cô gọi và nhận được thông báo có khách khác đang ở. Tuy nhiên, chủ villa cũng xác nhận rất nhiều người khác cũng bị lừa như Hân.

lừa đảo, lừa đảo đặt phòng, đặt phòng ở đà lạt, , khám phá, trải nghiệm, lại thêm vụ lừa đảo đặt phòng ở đà lạt

Trang mạng xã hội có vẻ đã được mua lượt thích để tạo niềm tin với khách hàng. Ảnh: Vi Hân.

“Tôi đi Đà Lạt nhiều và hầu như đều đặt cọc như vậy. Tới lần này lại bị lừa. Thực sự, lượt tương tác của trang lừa đảo đó cũng cao nên tôi tin tưởng. Khoản 4,5 triệu đồng đó, tôi phải gánh cả”, cô nói.

Đã cảnh báo nhiều lần

Ông Kiệt khẳng định đã thông tin nhiều lần về những trường hợp lừa đảo khi đặt phòng tại Đà Lạt. Thậm chí, phòng Văn hóa Thông tin đã công bố số điện thoại đường dây nóng để du khách liên hệ, kiểm tra độ uy tín của cơ sở lưu trú.

Theo đại diện đơn vị này, mỗi ngày, họ nhận được khoảng 20-30 cuộc điện thoại từ du khách. Đơn vị sẽ tốn khoảng 30 phút cho tới 2 giờ để kiểm tra giúp du khách. Trong một số trường hợp, phòng Văn hóa Thông tin sẽ tới tận cơ sở lưu trú để kiểm tra.

“Việc để số điện thoại đường dây nóng rõ ràng là hiệu quả. Tuy nhiên, tôi không hiểu sao nhiều người không chịu gọi kiểm tra trước để rồi bị lừa.

Các trường hợp bị trang Booking Villa DALAT lừa cọc, tôi đã hướng dẫn trình báo lên lãnh đạo Công an thành phố Đà Lạt và đội Công an Kinh tế thành phố Đà Lạt”, ông Kiệt cho biết.

Xem Thêm  Ngất ngây với 59 quán ăn ngon ở Đà Lạt

Trước đó, phòng Văn hóa Thông tin thành phố Đà Lạt cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp lừa đảo liên quan đến Công ty Hoa Mặt Trời Travel – địa chỉ đăng ký B77 Khu quy hoạch Ngô Quyền, phường 6, thành phố Đà Lạt.

Đối tượng lừa đảo thường xuyên sử dụng ảnh từ các homestay, villa để lừa cọc của khách.

Cao điểm du lịch đang đến gần. Đây là thời điểm nhiều kẻ gian lợi dụng sự cả tin của du khách để thực hiện hành vi lừa đảo. Du khách khi đặt phòng nên kiểm tra độ uy tín của trang mạng xã hội, website và yêu cầu người bán cung cấp giấy tờ thông tin cá nhân để đối chứng.

Theo Zing

Từ khoá: Lại thêm vụ lừa đảo đặt phòng ở Đà Lạt

Xem Thêm Những Bài Viết Về Du Lịch Đà Lạt Tại Đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tận hưởng không gian yên bình tại khu phố cổ Geneva Old Town – Thuỵ Sĩ

Tận hưởng không gian yên bình tại khu phố cổ Geneva Old Town – Thuỵ Sĩ

Tọa lạc tại trung tâm thành phố Geneva, khu phố cổ Geneva Old Town…

Du lịch Chiang Rai Thái Lan – tất tần tật những kinh nghiệm cần biết

Được biết đến là thiên đường du lịch Thái Lan, thành phố Chiang Rai hấp…
Ghé thăm thành phố Naples – nơi giao thoa văn hoá & lịch sử nước Ý

Ghé thăm thành phố Naples – nơi giao thoa văn hoá & lịch sử nước Ý

Là một trong những thành phố lâu đời bậc nhất, thành phố Naples luôn…
Bảo tàng Anne Frank House Hà Lan – ngôi nhà bí ẩn của bé gái Do Thái

Bảo tàng Anne Frank House Hà Lan – ngôi nhà bí ẩn của bé gái Do Thái

Gắn liền với câu chuyện cảm động vượt thời gian, bảo tàng Anne Frank House…