Quận Tân Bình là một trong những quận trung tâm phát triển bậc nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Điểm nhấn của khu vực này là cảnh quan đô thị sầm uất, hệ thống giao thông phát triển cùng loạt dự án các khu đô thị hiện đại. Đây chính là những yếu tố quan trọng đưa quận Tân Bình trở thành điểm đến thu hút giới cả đầu tư, doanh nghiệp và các cư dân của thành phố.
I – Đặc điểm hành chính quận Tân Bình TPHCM
Quận Tân Bình sở hữu vị trí đắc địa gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những khu vực sôi động và phát triển bậc nhất của thành phố. Làm nên diện mạo phát triển của khu vực này là hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cùng nhiều dự án khu đô thị sầm uất. Song song với quá trình đô thị hóa, quận Tân Bình TPHCM vẫn lưu giữ và bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa và tôn giáo quan trọng.
Tên quận | Quận Tân Bình |
Thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh |
Vùng | Đông Nam Bộ |
Thành lập | 29/04/1957 |
Mã hành chính | 766 |
Phân chia hành chính | 15 phường |
Trụ sở UBND | 387A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh |
Diện tích | 22,43 km² |
Dân số | 474.792 người |
Mật độ dân số | 21.168 người/km² |
Biển số xe | 59-P1-P2-P3-PA |
Website | tanbinh.hochiminhcity.gov.vn |
1. Lịch sử hình thành
Theo nhiều ghi chép, địa danh Tân Bình ngày nay đã xuất hiện cách đây hơn 300 năm dưới thời chúa Nguyễn. Tuy nhiên, quận Tân Bình chỉ chính thức được thành lập vào ngày 29/04/1957 (theo Nghị định 138-BNV/HC/NĐ) trên cơ sở diện tích và dân số của tổng Dương Hòa Thượng (gồm 7 xã: Phú Nhuận, Bình Hưng Hòa, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Hòa, Tân Hòa và Vĩnh Lộc) thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định cũ.
Sau khi thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập vào năm 1975, quận Tân Bình cũ đã bị giải thể. Các xã trực thuộc lúc bấy giờ được phân chia thành 03 quận mới thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định gồm: quận Phú Nhuận, quận Tân Sơn Hòa và quận Tân Sơn Nhì.
Ngày 20/05/1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai. Theo đó, quận Tân Bình được tái lập trên cơ sở sáp nhập các quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì cũ, trở thành quận có diện tích lớn nhất thành phố lúc bấy giờ. Các phường cũ đều bị giải thể để thành lập 28 phường mới, được đánh số từ 1 đến 28. Đến năm 1988, quận Tân Bình có 20 phường trực thuộc sau Quyết định số 136-HĐBT về việc giải thể và thiết lập lại địa giới hành chính của quận.
Ngày 05/11/2003, một phần diện tích và dân số của quận Tân Bình được tách ra để thành lập quận Tân Phú. Như vậy, sau khi chia tách vào cuối năm 2003, quận Tân Bình còn lại 2.238,22 ha diện tích và 417.897 nhân khẩu, được chia thành 15 phường trực thuộc cho đến ngày nay.
2. Vị trí địa lý
Quận Tân Bình thuộc vùng nội thành TP.HCM, có vị trí địa lý tiếp giáp với các khu vực:
- Phía Đông giáp Quận 3 và quận Phú Nhuận.
- Phía Tây giáp quận Tân Phú (ranh giới là các tuyến đường Trường Chinh và Âu Cơ).
- Phía Nam giáp Quận 10 (ranh giới là đường Bắc Hải) và Quận 11 (ranh giới là các tuyến đường Thiên Phước, Nguyễn Thị Nhỏ và Âu Cơ).
- Phía Bắc giáp Quận 12 (ranh giới là kênh Tham Lương) và quận Gò Vấp.
Với vị trí liền kề các quận trung tâm, quận Tân Bình có thể kết nối đến các khu vực trọng điểm của thành phố một cách nhanh chóng, thuận tiện. Ngoài ra, khu vực này cũng nắm giữ 2 đầu mối giao thông quan trọng của TP.HCM là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Quốc lộ 22 (hướng về Campuchia). Đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt từ kinh tế, xã hội cho đến du lịch của thành phố.
3. Diện tích quận Tân Bình
Diện tích quận Tân Bình là 22,43 km2, chiếm khoảng 1,1% tổng diện tích của toàn thành phố. Trong đó, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã chiếm khoảng 37,6% diện tích toàn quận với 8,44 km2.
4. Dân số quận Tân Bình
Tổng dân số của khu vực quận Tân Bình (tính đến năm 2019) là 474.792 người, mật độ dân số đạt khoảng 21.168 người/km2. Cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống giao thông phát triển cùng nhiều tiện ích, dịch vụ cao cấp chính là những yếu tố giúp quận Tân Bình thu hút đông đảo cư dân đến đây sinh sống và làm việc.
5. Các phường quận Tân Bình TPHCM
Quận Tân Bình hiện có 15 phường trực thuộc (được đánh số từ 1 – 15), bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15.
STT | Tên phường | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Mật độ (người/km2) |
1 | Phường 1 | 0,36 | 11.568 | 32.133 |
2 | Phường 2 | 1,99 | 34.481 | 17.240 |
3 | Phường 3 | 0,26 | 16.098 | 61.915 |
4 | Phường 4 | 2,42 | 29.108 | 12.128 |
5 | Phường 5 | 0,30 | 16.647 | 53.700 |
6 | Phường 6 | 0,57 | 25.749 | 45.173 |
7 | Phường 7 | 0,48 | 15.767 | 32.847 |
8 | Phường 8 | 0,40 | 19.610 | 49.025 |
9 | Phường 9 | 0,50 | 30.245 | 60.490 |
10 | Phường 10 | 0,85 | 43.269 | 51.510 |
11 | Phường 11 | 0,58 | 29.134 | 50.231 |
12 | Phường 12 | 1,44 | 36.371 | 25.257 |
13 | Phường 13 | 1,18 | 48.681 | 37.161 |
14 | Phường 14 | 0,92 | 27.763 | 34.703 |
15 | Phường 15 | 10,13 | 65.699 | 6.485 |
6. Các tuyến đường giao thông quận Tân Bình
Quận Tân Bình có hệ thống các tuyến đường giao thông dày đặc, được đầu tư và phát triển hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển cũng như kết nối giao thương. Khu vực này hiện có 141 tuyến đường, trong đó phải kể đến các tuyến quan trọng như:
II – Khám phá các địa điểm tại quận Tân Bình
1. Địa danh du lịch nổi tiếng tại quận Tân Bình Sài Gòn
Khu vực Tân Bình không chỉ phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội mà còn là điểm đến lý tưởng với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng. Từ những địa danh mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử đến các trung tâm thương mại, vui chơi giải trí hấp dẫn, mỗi điểm đến đều hứa hẹn mang lại cho du khách những trải nghiệm khó quên trong hành trình khám phá Sài Gòn. Dưới đây là một vài gợi ý nổi bật:
- Vincom Plaza Cộng Hoà
- Công viên Hoàng Văn Thụ
- Chùa Giác Lâm
- Chùa Phổ Quang
- Bảo Tàng Không Quân Phía Nam
2. Các trường đại học quận Tân Bình
Một trong những khu vực của TP.HCM có sự đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực giáo dục phải kể đến quận Tân Bình. Đây được biết đến là nơi đặt trụ sở và cơ sở giáo dục của nhiều trường đại học uy tín, chất lượng cao hiện nay.
STT | Tên trường | Địa chỉ | Ghi chú |
1 | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM | 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. HCM | Trụ sở chính |
2 | Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) |
306 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. HCM | Cơ sở |
343/4 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, Quận Tân Bình, TP. HCM | |||
3 | Trường Đại học Văn Hiến | 624 Âu cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. HCM | Harmony Campus |
Số 8 – 14 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM | Cơ sở | ||
4 | Trường Đại Học Greenwich Việt Nam | 20 Đ. Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM | Cơ sở TP.HCM |
5 | Học viện Hàng Không Việt Nam | 1 Đ. Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM | Cơ sở 2 |
6 | Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã (KMP) | 17A Đ. Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM | Phân hiệu miền Nam |
7 | Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự | 71 Đ. Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM | Cơ sở 3 |
3. Các lãnh sự quán tại quận Tân Bình
Với vị trí chiến lược gần trung tâm TP.HCM, quận Tân Bình cũng được lựa chọn làm địa điểm đặt lãnh sự quán của nhiều quốc gia. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của khu vực trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế. Dưới đây là danh sách các lãnh sự quán tại quận Tân Bình:
STT | Quốc gia | Địa chỉ |
1 | Mexico | 86/56/20 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM |
2 | Mông Cổ | 84 Thích Minh Nguyệt, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM |
3 | Myanmar | 50 đường Sầm Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM |
4. Tòa nhà nổi tiếng tại quận Tân Bình TPHCM
Nhắc đến quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh thì không thể không nhắc đến những tòa nhà cao tầng hiện đại, sừng sững giữa lòng thành phố. Những công trình này không chỉ là nơi làm việc, kinh doanh mà còn là những biểu tượng kiến trúc độc đáo, tạo nên diện mạo đô thị năng động và phát triển. Dưới đây là một vài tòa nhà nổi bật tại quận Tân Bình, TP.HCM:
- Tòa nhà ETOWN 6: Đây là một trong số ít các tòa nhà văn phòng tại TP.HCM đạt được chứng chỉ LEED Platinum về công trình xanh. Theo đó, thiết kế tòa nhà chú trọng vào tính bền vững, thân thiện với môi trường, đồng thời mang đến không gian làm việc trong lành, thoải mái cho toàn bộ nhân viên. Tổng diện tích tòa nhà lên đến 79,779 m2, bao gồm 16 tầng nổi và 5 tầng hầm, có thể được phân chia linh hoạt theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Cộng Hòa Garden: Cộng Hòa Garden Building tọa lạc tại khu vực trung tâm quận Tân Bình, ngay mặt tiền đường Cộng Hòa sầm uất. Từ đây chỉ mất vài phút để di chuyển đến các quận trung tâm. Kết cấu tòa nhà gồm 17 tầng nổi và 2 tầng hầm với tổng diện tích lên đến 1.000 m2. Bên trong được chia thành nhiều không gian văn phòng hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn của một tòa nhà văn phòng hạng B.
- Republic Plaza: Một trong những tòa nhà cho thuê văn phòng Quận Tân Bình có không gian làm việc lý tưởng ngay tại quận Tân Bình phải kể đến Republic Plaza, nằm ngay mặt tiền đường Cộng Hòa. Công trình này bao gồm 2 tòa tháp văn phòng được thiết kế theo mô hình Officetel & Suites. Diện tích sàn cho thuê linh hoạt từ 200 – 1.000 m2, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về quy mô hoạt động cho mọi doanh nghiệp.
Như vậy, Kinhnghiemdulich.vn đã vừa tổng hợp đến bạn những thông tin tổng quan về quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, với những tiềm năng to lớn về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông cùng loạt tiện ích nổi bật trong khu vực, quận Tân Bình hứa hẹn sẽ tiếp tục là điểm đến an cư lạc nghiệp và đầu tư hấp dẫn trong tương lai.
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Kinhnghiemdulich.vn.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản và thiết kế nội thất. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.
Để lại một bình luận