Vẻ đẹp tự nhiên gần như bị lãng quên sau nhiều năm không ai biết tới, nhưng vẫn đẹp và hấp dẫn. Tu viện Tả Phìn (bản Tà Phìn, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là tu viện bỏ hoang, rêu phong nhưng vẫn đẹp kì bí với những đường nét mang đậm phong cách kiến trúc thời thuộc Pháp. Đường đến bản Tả Phìn quanh co uốn lượn cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km, đoạn đường ngắn đủ để khách du lịch có thể đi bằng xe máy để thoả sức ngắm nhìn núi rừng Tây Bắc nhất là dịp xuân về. Tu viện cổ này nằm dưới chân núi, được xây năm 1942. Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo lối khổ hạnh thuộc dòng Nữ tu của Hội thánh Kito cải giáo sinh hoạt truyền đạo. Năm 1945, do tình hình chiến tranh, đoàn nữ tu rời về Hà Nội, tu viện vì thế mà bị bỏ hoang thành phế tích cho đến ngày nay.Có lẽ ít du khách nào biết đến nơi đây có một Tu viện từ thời xa xưa. Nhưng giờ chỉ còn những bức tường đá xám lạnh, không mái che, không cửa giả lạnh lẽo nằm trên ngọn đồi bất khuất, giữa những mây mù sương phủ trắng xóa.
Nét cổ kính ở đây Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Lào Cai
Theo một tài liệu bằng tiếng Anh và cuốn Du lịch Lào Cai, do Sở Thương mại Du lịch Lào Cai xuất bản tháng 11/2004, thì tu viện Tà Phìn có lịch sử như sau: Cuối năm 1942, có 12 nữ tu theo lối khổ hạnh, thuộc dòng Nữ tu của Hội Thánh Ki tô cải giáo, những người truyền giáo và cứu rỗi sám hối, bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản. Tám người trong số họ và một thầy dòng khác tình nguyện xin được ở lại Châu Á để tiếp tục truyền đạo. Đại sứ Pháp tại Nhật đã viết một bức thư gửi Cha Tổng giám mục giáo phận Hưng Hóa, trong đó Lào Cai là một xứ đạo, xin cho họ được đến vùng này để tiếp tục truyền đạo.
Tu viện lớn quanh những hàng cây Vào tháng 2/1942, quan toàn quyền Bắc Kỳ ký một khế ước có giá trị lâu dài chuẩn y việc cấp cho đoàn nữ tu khu đất bỏ hoang cạnh Trạm nghiên cứu giống cây ăn quả Tả Phìn, với số tiền thuê tượng trưng là 1 quan một năm… Tháng 6/1942, đoàn nữ tu lên đến Lào Cai và được bố trí ở trong một căn nhà gỗ “tồi tàn và chẳng có lấy một tiện nghi nào” mỗi người trong số họ không có một cái gì ngoài bộ quần áo đang mặc trên người và 200 yen. Họ được quan Pháp tỉnh trưởng Lào Cai đồng ý cấp cho họ một đàn gia súc gia cầm làm giống, bao gồm “8 con bò sữa, 9 con bê, 2 bò đực, 2 bò cái tơ, 1 con bò mộng, 24 con gà mái, 6 con lợn và nhiều nông cụ”. Đoàn vật nuôi cấp cho đoàn nữ tu nhằm mục đích phát triển đàn gia súc gia cầm của Sapa; và bổ sung cho nguồn cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi như sữa tươi, bơ, pho mát – những thứ mà bản thân Sapa sản xuất ra không đủ cho nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch và quân nhân lên nghỉ mát. Không chỉ chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, các nữ tu khổ hạnh còn tích vực tham gia vào việc nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật canh tác các giống cây lương thực ôn đới như lúa kiều mạch đen, đại mạch, cùng các loại cây ăn quả, khoai lang, các loại rau và nho. Sau đó trạm nghiên cứu thực nghiệm thuộc tu viện đã sản xuất được các loại mứt táo, mứt đào và nhiều loại hoa quả tươi khác; lượng sữa, bơ và pho mát sản xuất ra đã không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng nhiều và từ những đơn đặt hàng từ Hà Nội gửi lên yêu cầu loại pho mát và bơ giống như loại pho mát hiệu “Port salut” sản xuất tại chính quốc. Và Tà Phìn nhanh chóng trở thành nơi cung cấp các loại hoa quả tươi chính cho thị trấn Sapa.Năm 1945, do tình hình an ninh bất ổn, đoàn nữ tu đã vội vã di tản về Hà Nội, bỏ lại tu viện bị đốt phá hoang tàn. Tu viện đã bị bỏ hoang hơn nửa thế kỷ , nay chỉ còn những mảng tường rêu phong nhưng vẫn toát lên được vẻ đẹp kì bí với những đường nét mang đậm phong cách kiến trúc thời thuộc Pháp.
Kiến trúc độc đáo Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở SapaDu khách đến tham quan Sa Pa sẽ không khỏi ngỡ ngãng trước một tu cổ kính, đẹp nguy nga, huyền bí. Và bất cứ ai nhìn thấy nó đều ngạc nhiên vì thời kỳ đó đã có một công trình vừa đồ sộ vừa cầu kỳ một cách lạ thường. Có thể nói người Pháp đã rất tài tình khi chọn thế đất ẩn khuất để xây tu viện này. Khi đến gần bạn sẽ không khỏi những bất ngờ khi nhìn thấy những trụ, cột, được đục bằng đá được ghép lại với nhau bằng chất liệu vôi mật thật kỳ công và khéo léo. Mặc dù bị hoang phế từ lâu, nhưng những đường nét cổ kính, không gian yên tĩnh được phủ một lớp rêu phong của thời gian lại là điểm thu hút du khách dừng chân chụp ảnh.Nhìn tổng thể, tu viện gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây, 5 gian và một cầu thang, cao 3 tầng (kể cả tầng trệt), tuy nhiên hiện nay do bị người ta san lấp nên chỉ có 2 tầng là ở trên mặt đất, còn tầng trệt thì nằm dưới sâu như thể một tầng hầm vậy. Nhà ngang này chính là chỗ ở, sinh hoạt của các nữ tu. Ngoài ra, bên phải của toà nhà còn có một nhà dọc nối liền với nhà ngang, đây có thể là nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ đạc, và là “nhà bếp” của tu viện. Toàn bộ toà nhà hiện nay không còn phần mái, chỉ sót lại mấy ống khói (cũng có thể là lỗ thông hơi), một số bức tường nóc. Phía trước toà nhà là một hành lang khá rộng, dài, nhưng cũng đã bị phá huỷ, chỉ còn lại một ít cột hiên nhỏ, tròn, thấp khá nguyên vẹn.
Du khách đang tham quanTu viện chủ yếu được làm bằng đá và gạch, liên kết bằng vữa xi măng, rất chắc chắn. Tường được xây khá dày, tạo nên không khí trong tu viện vừa yên tĩnh vừa thâm nghiêm; mùa đông thì ấm áp mà mùa hè lại mát mẻ, rất phù hợp với khí hậu nơi đây. Cửa sổ hình bán nguyệt, theo kiến trúc Roman. Hệ thống ống dẫn nước được lắp đặt đến tận từng phòng, vì các phòng được xây dựng cách biệt nhau qua những bức tường kín, không có cửa thông, chỉ có cửa chính phía trước theo lối hành lang.Qua nhà dọc, nhìn kỹ lên mặt tường phía trước sẽ thấy rất rõ nhiều vết đạn còn in dấu. Chẳng biết đấy là hậu quả của những viên “đạn lạc” hay là những phát đạn có chủ đích? Ngoài ra trên đó còn sót lại một dòng chữ được sơn màu trắng, mất mấy chữ đầu và cuối, chỉ còn khúc giữa, nên chẳng biết toàn bộ nội dung của nó là gì. Bên cạnh nhà dọc này là một bể nước khá lớn, mới được xây dựng sau này, phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của những công nhân trồng Atisô.Ngày nay tu viện đã bị phá huỷ đi rất nhiều, lại lâu ngày bỏ hoang nên cây cối thi nhau mọc lên cả những bờ tường, cửa sổ. Dẫu vậy, chỉ cần quan sát những gì còn lại cũng đủ thấy được phần nào quy mô, tầm vóc và kiến trúc của công trình.Khung cảnh tu viện Tả Phìn trở nên bớt hoang vu và ảm đảm vào những ngày đầu xuân, khi người dân bản rộn ràng tổ chức vui hội dưới chân núi, với các nghi thức như tưởng nhớ người xưa, nghi lễ ăn thề cố kết cộng đồng mang đậm bản sắc dân tộc. Đến với Tả Phìn, cảm nhận đầu tiên đối với mỗi người chính là sự bề thế và những nét kiến trúc độc đáo mà thời gian không thể xoá nhoà được. Tuy tu viện đã hoang phế từ lâu nhưng những đường nét cổ kính, trầm mặc, rêu phong chính là điểm nhấn thu hút du khách dừng chân chụp ảnh, tìm hiểu nguồn gốc của kiến trúc cổ của phương Tây được xây dựng trên vùng cao này từ cuối thế kỉ 19.
Một góc của tu viện Xem thêm: Các tour du lịch giá tốt ở Lào CaiTường thành bên ngoài là lớp đá ong, đi sâu vào bên trong, du khách sẽ thấy các mảng tường, ô cửa sổ rêu phong từng lớp nhưng vẫn kiên cố và chắc chắn. Mỗi bờ tường, viên gach… đều mang đậm dấu ấn thời gian. Hầu như du khách nào cũng muốn chạm tay vào gạch, vào lớp rêu phong để cảm nhận sự cổ kính của tu viện, Đặc biệt, trong cảnh hoang tàn đó, những cây đào vẫn đâm chồi nảy lộc và nở hoa rực rỡ mỗi độ xuân về. Nhiều bạn trẻ chuẩn bị kết hôn còn hành trình lên tận đây để chụp ảnh cưới nhằm ghi lại một khoảnh khắc đẹp đáng nhớ. Vì thế, đây chính là một trong những điểm tham quan thú vị của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với Sa Pa.
Hàng năm, vào những ngày đầu xuân, Tả Phìn nô nức trẩy hội dưới chân núi, nơi đây thường diễn ra các nghi thức tưởng nhớ người xưa, nghi lễ ăn thề cố kết cộng đồng mang đậm bản sắc dân tộc. Người Dao Đỏ Tả Phìn đón Tết Nguyên đán với nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như lễ Tết nhảy, lễ hát giao duyên… Hoà trong không khí lễ hội, khi những rừng hoa đào, hoa mận khoe sắc khắp bản làng thì tu viện như được tôn thêm sự thâm trầm, cổ kính, tạo thành một bức tranh xuân độc đáo nơi núi rừng Tây Bắc.
Đăng bởi: Thắm Nguyễn Văn
Từ khoá: Tu viện cổ Tả Phìn vẻ đẹp lịch sử tại Lào Cai
Để lại một bình luận