(Mytour.vn) – Huyện nằm ở phía tây tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), phía nam giáp huyện Yên Sơn, phía đông giáp hai huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, và phía tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên (tỉnh Yên Bái). Hàm Yên hiện có nhiều nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan móc sợi, nghề rèn truyền thống… tập trung nhiều ở các xã Phù Lưu, Thái Sơn, Hùng Đức, Minh Hương, thị trấn Tân Yên. Việc duy trì, mở rộng và phát triển nghề truyền thống đang dần được huyện đẩy mạnh nhờ chính sự linh hoạt của các hộ theo nghề và các cơ chế hỗ trợ kịp thời của nhà nước.
Một xưởng dệt thổ cẩm ở Hàm Yên Xem thêm: Tour du lịch giá tốt tại Tuyên Quang Thế hệ nối tiếp thế hệ, nghề rèn của gia đình anh Nguyễn Văn Trưởng, thôn 2, Thái Bình (Thái Sơn) đã được duy trì 4 đời nay. Anh Trưởng chia sẻ, lớn lên đã gắn bó với lò rèn, với những tiếng đập chát chúa nên học nghề, theo nghề rất tự nhiên thôi, bản thân cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ học một nghề khác hoặc bỏ nghề. Một phần vì thu nhập từ nghề cũng đủ để gia đình anh sinh hoạt, phần khác là bởi nếu bỏ nghề cũng sẽ cảm thấy xấu hổ với chính mình. Giờ cậu con trai anh cũng đang theo bố học từ những động tác đơn giản nhất là đánh búa, quay bễ, mài sản phẩm… Với các sản phẩm chính là các loại nông cụ, sản phẩm của gia đình anh có mặt tại các chợ trong huyện, rồi mở rộng sang cả Yên Bái, Hà Giang. Anh Nguyễn Văn Trưởng cho biết: Không như trước đây nghề chỉ truyền cho con cháu trong gia đình, giờ ngoài duy trì nghề, anh cũng nhận dạy và đào tạo nghề cho lao động từ nơi khác. Mỗi năm, xưởng rèn của gia đình anh nhận ít nhất từ 5 – 6 lao động từ các nơi khác đến học.
Hình hoa văn trên dệt thổ cẩm.Xem thêm:Các khách sạn tại Tuyên Quang Sau gần 15 năm duy trì nghề, cơ sở dệt thổ cẩm Mạnh Bình (thị trấn Tân Yên) đã đưa ra thị trường nhiều mẫu mã, kiểu dáng đẹp, không những tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Những sản phẩm với mẫu mã đẹp, hoa văn tinh xảo, màu sắc hài hòa. Thời điểm đầu khi vào nghề, sản phẩm chủ yếu là khăn, túi. Sau một thời gian thăm dò thị trường, các sản phẩm do cơ sở chị làm ra với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và giá cả hợp lý, đa dạng với mẫu mã đẹp như khăn, vải, chăn, ga, gối, đệm, túi thổ cẩm… Sản phẩm làm ra không chỉ có mặt ở thị trường tỉnh Tuyên Quang mà còn có mặt ở các tỉnh lân cận như Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn… và xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng lớn, đem lại nguồn thu nhập cao. Hiện nay cơ sở sản xuất của anh chị có gần 20 máy dệt thổ cẩm, gần 10 máy làm sợi, 2 máy tạo mẫu mã và nhiều máy dệt đặt tại nhà những người dân khác, tạo việc làm thường xuyên cho gần 50 lao động nhàn rỗi ở địa phương với mức thu nhập 2 triệu đồng/người/tháng.
Trung bình dệt được trên 50 chiếc khăn/ngày Xem thêm: Các khách sạn tại Yên Bái Cùng với đó, việc đào tạo nghề cũng được cơ sở chú trọng kết hợp với các xã theo phương thức dạy nghề và tiêu thụ trọn gói sản phẩm. 2 năm trước, cơ sở phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện mở lớp dạy nghề dệt cho 10 hộ dân tại thôn Khau Lình, xã Phù Lưu. Từ 10 hộ ban đầu, giờ đã nhân ra trên 39 hộ cùng làm theo hình thức 2 – 3 hộ chung nhau 1 máy dệt. Anh Bùi Văn Luận, Trưởng thôn Khau Lình cho biết: Nhiều năm về trước, dưới sàn nhà nào của các hộ đồng bào dân tộc cũng có 1 – 2 khung cửi để dệt đồ, nhưng gần đây thưa thớt dần, số hộ còn lưu giữ lại thì cũng chỉ để làm… kỷ niệm. Bà Triệu Thị Nhùi chia sẻ: Trước đây, hết thời gian làm ruộng thì chị em trong thôn gần như chẳng có thêm việc gì để kiếm thêm thu nhập, nhưng giờ thì thay đổi rồi. Nguyên liệu được cung ứng, sản phẩm được bao tiêu, giờ mỗi ngày trung bình chúng tôi cũng dệt được trên 50 chiếc khăn/ngày, với giá 1.500 đồng/khăn, nếu làm đều thì thu nhập cũng là khá đối với một hộ gia đình ở nông thôn.
Sản phẩm khăn dệt thổ cẩm mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao.
Có thể thấy việc phát triển các nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hàm Yên thời gian qua có tác động tích cực. Từ thực tế hiệu quả mà các nghề này mang lại, huyện Hàm Yên khuyến khích các hộ làm nghề, các xã có nghề phát triển, đẩy mạnh công tác tuyên truyền mở rộng phát triển ngành nghề, khôi phục nghề truyền thống, tổ chức dạy nghề thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như phụ nữ, nông dân… UBND huyện Hàm Yên cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các nghề truyền thống trên địa bàn huyện theo hướng mở rộng và đa dạng các nghề truyền thống ở khu vực nông thôn. Cùng với đó khai thác lồng ghép các nguồn vốn để tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề gắn với thực hiện tư vấn ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ và thông tin thị trường.
Áo dân tộc với các họa tiết trang trí bằng thổ cẩm. Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Tuyên Quang
Tuy nhiên, trong thời gian tới đây, để phát triển ổn định, bền vững các nghề truyền thống trong cơ chế thị trường, Hàm Yên cũng cần tính đến những biện pháp hỗ trợ cụ thể hơn, rõ ràng hơn đối với các cơ sở nghề trên địa bàn như ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất ở những nghề có lợi thế, có tiềm năng về thị trường tiêu thụ; làm tốt công tác tuyên truyền khuyến khích các hộ nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu làng nghề…
Đăng bởi: Nguyễn Hồ Mộng Tuyền
Từ khoá: Tuyên Quang – Phát triển làng nghề ở huyện Hàm Yên
Trả lời