Quận Hà Đông là một quận trực thuộc thủ đô Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế cao và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Đây cũng được biết đến là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội, đồng thời là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử – văn hóa quan trọng của thủ đô nghìn năm văn hiến. Để có được thông tin chính xác về bản đồ quận Hà Đông Hà Nội mới nhất, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Maison Office!
1. Giới thiệu về quận Hà Đông thành phố Hà Nội
Hà Đông là một quận nội thành trực thuộc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 12 km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông trước đây được biết đến là thành phố Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây, được thành lập vào ngày 8/5/2009 theo Nghị quyết số 19/NQ-CP. Hiện nay, quận Hà Đông là nơi đặt trụ sở cho một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội.
Từ lâu, quận Hà Đông đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, gắn liền với quá trình hình thành của thủ đô Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây có hơn 200 di tích lịch sử – văn hóa, trong đó bao gồm 83 di tích đã được xếp hạng cùng 47 lễ hội truyền thống đặc sắc. Ước tính mỗi năm, quận Hà Đông lại đón hàng chục nghìn du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá. Ngoài phát triển về du lịch, đây cũng là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng của thành phố.
Trước năm 2006, diện tích của quận Hà Đông là 16km2, tổng dân số là 96.000 người. Sau lần điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định số 01/2006/NĐ-CP, tổng diện tích đất tự nhiên của quận Hà Đông là 49,64 km2. Dân số của quận tính đến năm 2022 là 440.000 người, mật độ dân số đạt 8900 người/km2.
Hiện nay, quận được chia thành 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Trong đó bao gồm 17 phường: La Khê, Mộ Lao, Biên Giang, Yên Nghĩa, Đồng Mai, Dương Nội, Vạn Phúc, Yết Kiêu, Phú Lãm, Hà Cầu, Phú La, Văn Quán, Phú Lương, Quang Trung, Phúc La, Kiến Hưng, Nguyễn Trãi.
Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc quận Hà Đông, Hà Nội:
Đồ án quy hoạch quận Hà Đông đến năm 2030 sẽ tập trung vào những mục tiêu chính sau đây:
- Phát triển các khu đô thị mới: Địa bàn quận Hà Đông được định hướng đầu tư xây dựng, phát triển nhiều khu đô thị mới như: khu đô thị mới Yên Nghĩa, khu đô thị mới Văn Phú, khu đô thị mới Xala,… Các khu đô thị đều được quy hoạch đồng bộ, Đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng công cộng khác,…
- Hệ thống tuyến đường giao thông chính: Quận Hà Đông cũng được lên kế hoạch đấu nối với các tuyến đường giao thông trọng điểm như: Đại lộ Thăng Long, cao tốc Hà Nội – Nội Bài, Tố Hữu, Láng Hòa Lạc,… Đây là các tuyến đường lớn giúp cho việc kết nối giữa quận Hà Đông với các quận, huyện khác của Hà Nội trở nên thuận tiện hơn.
- Công viên, khu đô thị xanh: Bản đồ quy hoạch quận Hà Đông cũng chú trọng đến vấn đề môi trường trong khu vực. Với mục tiêu tạo ra môi trường sống lành mạnh, an toàn cho người dân, UBND quận đã đưa vào quy hoạch các công viên và khu đô thị xanh. Theo đó, trên địa bàn quận sẽ tập trung đầu tư, phát triển các công viên lớn như: Công viên Yên Sở, Công viên đa chức năng Văn Quán, Công viên Cầu Bươu,…
4. Bản đồ giao thông quận Hà Đông
Hà Đông là quận nội thành Hà Nội sở hữu vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Nơi đây còn được biết đến là “đầu mối” giao thông quan trọng, giúp kết nối thành phố với các tỉnh Tây Bắc như: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Đặc biệt, trên địa bàn quận còn có tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh (thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội) cắt ngang.
Hệ thống giao thông của quận Hà Đông được phát triển khá bài bản và đồng bộ. Trong đó:
- Các tuyến đường bộ: Quận Hà Đông có mạng lưới giao thông đường bộ phức tạp với nhiều tuyến đường lớn như: Vành Đai 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 21B, Vành Đai 4, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Thanh Bình, Quang Trung, Nguyễn Trực, Nguyễn Trác, Trần Phú, Cầu Bươu, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Cầu Đơ, Tô Hiệu, Thanh Lãm,…
- Các dự án đường sắt đô thị Hà Nội: Địa bàn quận Hà Đông có nhiều tuyến đường sắt thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua. Trong đó bao gồm: Tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông), Tuyến số 6 (Nội Bài – Ngọc Hồi), Tuyến số 7 (Mê Linh – Ngọc Hồi). Dự án đường sắt đô thị không chỉ giúp làm giảm lưu lượng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn quận mà còn giúp người dân rút ngắn thời gian di chuyển từ quận Hà Đông đến các khu vực khác của thành phố.
5. Một số địa điểm nổi bật tại quận Hà Đông
Hà Đông từ lâu đã được coi là vùng đất gắn liền với nhiều truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. Qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, quận Hà Đông thành phố Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo mới, hiện đại và sầm uất hơn. Song vùng đất này vẫn lưu giữ được hàng trăm di tích lịch sử – văn hóa có giá trị to lớn đối với không chỉ thủ đô mà còn với cả đất nước Việt Nam.
Dưới đây là những điểm đến nổi bật mà bạn không nên bỏ qua khi đến với quận Hà Đông:
- Làng lụa Vạn Phúc: Nhắc đến Hà Đông là nhắc đến nghề dệt lụa Vạn Phúc đã có tuổi đời hơn 1000 nghìn năm. Làng lụa Vạn Phúc được biết đến là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời bậc nhất Việt Nam. Khi đặt chân đến từng ngõ ngách của ngôi làng nhỏ này, bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều dải lụa màu sắc rực rỡ được phơi trên sân. Loại lụa này có hoa văn đa dạng, đường nét thanh thoát, chất lụa mềm, mỏng mà không phai màu theo thời gian, xưa kia chỉ được dùng để may y phục cho vua chúa hoặc các gia đình quyền quý.
- Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh: Đây là một trong những bảo tàng thuộc hệ thống bảo tàng Quốc gia Việt Nam, nơi lưu giữ hàng nghìn tư liệu, hiện vật có giá trị lịch sử – văn hóa của Bộ đội Trường Sơn lúc bấy giờ. Có thể nói, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh giống như một “Trường Sơn thu nhỏ” giữa lòng Hà Nội. Đến với nơi đây, bạn như được sống lại một thời hào hùng, oanh liệt của bộ đội Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn lưu danh sử sách.
- Chùa Hà Trì: Quận Hà Đông không chỉ nổi tiếng với làng nghề dệt lụa mà còn được biết đến với hệ thống đình, chùa linh thiêng. Nổi bật trong số đó phải kể đến chùa Hà Trì, tọa lạc tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông. Theo các tài liệu lịch sử, ngôi chùa này được xây dựng từ thế kỷ 16 trên một mảnh đất rộng ven con ngòi thông với sông Nhuệ. Di tích chùa Hà Trì nổi bật với kiến trúc độc đáo và những họa tiết trang trí chạm khắc tinh xảo. Bên cạnh đó là lượng lớn di vật quý giá đã được lưu giữ từ ngàn đời gồm: 2 pho tượng hậu, 12 bia đá cổ, hoành phi câu đối, chuông đồng, tượng gỗ,…
6. Lời kết
Qua khám phá bản đồ quận Hà Đông mới nhất, có thể thấy đây là khu vực quận nội thành có sự giao thoa giữa không gian đô thị và những nét lịch sử, văn hóa truyền thống ngàn đời. Trong tương lai, quận Hà Đông vẫn tiếp tục hứa hẹn mang lại nhiều đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của thủ đô.