Quận Đống Đa nằm ở phía Tây Nam thủ đô Hà Nội, được biết đến là 1 trong 4 quận trung tâm của thành phố. Khu vực này sở hữu vị trí mang tính chiến lược cả về kinh tế, văn hóa và xã hội, đồng thời cũng là khu vực có tiềm năng phát triển bất động sản mạnh mẽ. Để hiểu hơn về địa lý, hành chính, giao thông và tiềm năng phát triển của khu vực trong tương lai, hãy cùng Kinhnghiemdulich.vn khám phá bản đồ quận Đống Đa mới nhất hiện nay!
1. Giới thiệu về quận Đống Đa thành phố Hà Nội
Đống Đa được biết đến là 1 trong 4 quận trung tâm của thành phố Hà Nội (cùng với các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng). Quận Đống Đa xưa kia là một phần đất thuộc Kinh thành Thăng Long, qua các thời kỳ lịch sử đã nhiều lần thay đổi địa giới và tên gọi. Song đến ngày 31/05/1961, quận Đống Đa chính thức thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định 78/CP của Chính phủ.
Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thủ đô Thăng Long – Hà Nội, quận Đống Đa là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử – văn hóa có giá trị quan trọng. Trong đó phải kể đến như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Bộc, Chùa Láng, Tượng đài vua Quang Trung, Di tích Đàn Xã Tắc, Đền Bích Câu, Di tích vòng thành Đại La,… Ngoài ra, trên địa bàn quận Đống Đa cũng tập trung nhiều hệ thống trường đại học lớn như: Đại học Ngoại Thương, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Thủy lợi Hà Nội,…
BẢNG THÔNG TIN TỔNG QUAN QUẬN ĐỐNG ĐA
Vùng | Đồng bằng sông Hồng |
Thành phố | Hà Nội |
Thành lập | 1961 |
Diện tích | 9,95 km2 |
Dân số (năm 2021) | 378.100 người |
Mật độ dân số (năm 2021) | 37.857 người/km2 |
Mã hành chính | 006 |
Trụ sở UBND | Số 61 phố Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội |
Đơn vị hành chính trực thuộc | 21 phường |
Biển số | 29-E1-E2-E3 |
Website | dongda.hanoi.gov.vn |
2. Bản đồ hành chính quận Đống Đa Hà Nội
Quận Đống Đa có vị trí nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, sở hữu vị trí tiếp giáp với nhiều quận nội thành khác. Vậy quận Đống Đa gần quận nào hiện nay? Nhìn trên bản đồ quận Đống Đa Hà Nội, khu vực này có địa giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp với quận Hai Bà Trưng (ranh giới là đường Giải Phóng, phố Lê Duẩn và phố Vọng);
- Phía Đông Bắc giáp với quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn);
- Phía Bắc giáp với quận Ba Đình (ranh giới là các Láng Hạ, Giảng Võ, Nguyễn Thái Học, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành);
- Phía Nam giáp với quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Nguyễn Trãi, Trường Chinh và sông Tô Lịch);
- Phía Tây giáp với quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).
Khu vực quận Đống Đa có địa hình tương đối bằng phẳng. Bên cạnh đó còn có nhiều hồ lớn, ao, đầm song một số đã bị vùi lấp do quá trình đô thị hóa thành phố. Trên địa bàn quận Đống Đa có 2 con sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch và sông Lừ. Phía Đông của quận có một vài gò nhỏ, trong đó gò Đống Đa là địa danh được biết đến nhiều nhất.
Theo số liệu ghi chép, tổng diện tích đất tự nhiên của quận Đống Đa là 9.95 km2. Tổng dân số tính đến năm 2022 là 378.100 người, mật độ dân số đạt 37.857 người/km2, cao gấp 15 lần so với mật độ dân số trung bình của toàn thành phố.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của thủ đô nghìn năm văn hiến, địa bàn quận Đống Đa cũng đã trải qua nhiều lần tách nhập, thay đổi địa giới hành chính. Tính đến nay, quận Đống Đa có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 21 phường: Cát Linh, Phương Mai, Khâm Thiên, Kim Liên, Trung Liệt, Láng Hạ, Láng Thượng, Ngã Tư Sở, Hàng Bột, Trung Phụng, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Văn Chương, Thịnh Quang, Thổ Quan, Quang Trung, Khương Thượng, Trung Tự, Quốc Tử Giám, Nam Đồng, Văn Miếu.
STT | Phường | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Mật độ (người/km²) |
1 | Phường Cát Linh | 0,36 | 11.064 | 30.733 |
2 | Phường Hàng Bột | 0,31 | 18.527 | 59.764 |
3 | Phường Khâm Thiên | 0,19 | 9.753 | 51.331 |
4 | Phường Khương Thượng | 0,34 | 15.712 | 46.211 |
5 | Phường Kim Liên | 0,34 | 13.795 | 40.573 |
6 | Phường Láng Hạ | 0,95 | 25.369 | 26.704 |
7 | Phường Láng Thượng | 1,23 | 19.967 | 16.233 |
8 | Phường Nam Đồng | 0,41 | 14.619 | 35.656 |
9 | Phường Ngã Tư Sở | 0,23 | 7.804 | 33.930 |
10 | Phường Ô Chợ Dừa | 1,14 | 34.354 | 30.135 |
11 | Phường Phương Liên | 0,45 | 17.693 | 39.317 |
12 | Phường Phương Mai | 0,6 | 18.154 | 30.257 |
13 | Phường Quang Trung | 0,42 | 14.489 | 34.497 |
14 | Phường Quốc Tử Giám | 0,19 | 8.140 | 42.842 |
15 | Phường Thịnh Quang | 0,46 | 18.669 | 40.584 |
16 | Phường Thổ Quan | 0,29 | 16.412 | 56.593 |
17 | Phường Trung Liệt | 0,76 | 21.668 | 28.511 |
18 | Phường Trung Phụng | 0,23 | 16.998 | 73.904 |
19 | Phường Trung Tự | 0,42 | 16649 | 32.188 |
20 | Phường Văn Chương | 0,33 | 16.619 | 50.360 |
21 | Phường Văn Miếu | 0,29 | 9.578 | 33.027 |
3. Bản đồ quy hoạch quận Đống Đa
Theo quy hoạch phân khu nội đô lịch sử đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, quận Đống Đa thuộc phân khu quy hoạch H1-3. Chi tiết bản đồ quy hoạch quận Đống Đa bao gồm các hạng mục như sau:
- Mở rộng đường Láng – Cầu Giấy – Nội Bài: Theo bản đồ quy hoạch quận Đống Đa, đường Láng – Cầu Giấy – Nội Bài là trục đường lớn quan trọng của thành phố. Theo đó, trục đường này sẽ được tiến hành mở rộng đến năm 2030, giúp tăng cường kết nối, giao thương giữa các khu vực trung tâm với sân bay quốc tế Nội Bài. Việc mở rộng tuyến đường trọng điểm này cũng làm giảm tình trạng ách tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của cư dân trong khu vực.
- Xây dựng khu trung tâm thương mại mới: Khu vực Tây Nam quận Đống Đa được kỳ vọng trở thành khu trung tâm thương mại mới của thành phố Hà Nội. Theo đó, khu vực này sẽ được đầu tư xây dựng mới các khu chung cư, hệ thống bệnh viện, trường học, khu vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu của cư dân. Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết còn hướng đến mục tiêu thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư và du khách đến tham quan, mua sắm.
- Xây dựng khu đô thị mới Kim Liên: Khu đất Kim Liên hiện là nơi tập trung nhiều trường học, bệnh viện lớn của quận. Hướng đến mục tiêu phát triển hơn nữa, UBND quận Đống Đa đã quyết định xây dựng một khu đô thị hiện đại tại khu đất này. Theo đó, khu đô thị mới sẽ bao gồm nhiều hạng mục công trình công cộng như: trường học, bệnh viện, công viên cây xanh, khu thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí,…
- Sửa chữa, nâng cấp công trình cấp thoát nước: Tiến hành sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp thoát nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân. Đây là hạng mục quy hoạch quan trọng đối với sự phát triển của khu vực, giúp đô thị vệ sinh và môi trường sống được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, bản đồ quy hoạch quận Đống Đa Hà Nội cũng nêu rõ khu phố cũ sẽ là khu vực hạn chế phát triển. Bởi đây là khu vực có nhiều công trình mang giá trị lịch sử, văn hóa của thủ đô, bao gồm: di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, cơ quan tài chính, văn hóa, y tế và các chức năng công cộng khác.
4. Bản đồ giao thông quận Đống Đa
Hệ thống giao thông quận Đống Đa khá đồng bộ và hiện đại, được đầu tư nâng cấp và mở rộng liên tục để phục vụ nhu cầu di chuyển, kết nối giao thương với các khu vực khác. Đáng chú ý, trên địa bàn quận có 2 tuyến đường vành đai chạy qua là Vành đai 1 và Vành đai 2, chủ yếu phục vụ cho xe trọng tải lớn. Ngoài ra còn có nhiều trục đường lớn trọng điểm chạy qua như: đường Giải Phóng, trục đường Nguyễn Trãi – Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Thái Học, Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng, Ô Chợ Dừa, Giảng Võ,…
Quận Đống Đa cũng là khu vực có các tuyến đường sắt đô thị chạy qua. Bao gồm:
- Tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên)
- Tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình)
- Tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông)
- Tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở)
- Tuyến số 5 (Hồ Tây – An Khánh)
5. Một số địa điểm nổi bật tại quận Đống Đa
Đống Đa là một quận nội thành Hà Nội có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ” của các di tích lịch sử – văn hóa cùng nhiều địa danh nổi tiếng của thủ đô. Ngoài ra, quận Đống Đa cũng đầu tư phát triển nhiều khu vui chơi, giải trí hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Dưới đây là những điểm đến lý tưởng mà bạn có thể tham khảo trên bản đồ Đống Đa Hà Nội:
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Đây là quần thể di tích lịch sử, văn hóa hàng đầu không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của đất nước Việt Nam. Công trình được xây dựng từ thế kỷ 11 dưới triều đại của vua Lý Thánh Tông. Quần thể di tích này bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo, trong đó nổi bật là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và những người có công với sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó còn có Quốc Tử Giám – trường học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo các sĩ tử ưu tú hàng đầu của đất nước và Khuê Văn Các – nơi diễn ra các cuộc thi khoa cử thời xưa.
- Phố Chùa Láng: Phố Chùa Láng có lịch sử lâu đời, từng là nơi sinh sống của nhiều gia đình nho học đồng thời là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước. Hiện nay, con phố dài 1km này là một tuyến phố rất sầm uất, nhộn nhịp với nhiều cửa hàng, quán ăn, quán cà phê,… phục vụ nhu cầu cho cả người dân và du khách. Đặc biệt, nếu bạn là một người yêu thích khám phá ẩm thực, phố Chùa Láng chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng khi tập trung nhiều hàng quán ẩm thực đặc sắc của Hà Thành.
- Chùa Bộc: Còn được gọi là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự, là một ngôi chùa cổ nằm ở phố Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi chùa này nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa lịch sử năm 1789, hiện nay là nơi thờ Phật và các vị tướng của nghĩa quân Tây Sơn. Chùa Bộc có quy mô lớn, được xây dựng theo kiểu chữ Đinh với 2 tầng mái. Bên trong chùa có nhiều pho tượng được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo cùng nhiều kinh sách, di vật, cổ vật quý giá.
Qua tìm hiểu bản đồ quận Đống Đa thành phố Hà Nội, chắc hẳn bạn đã có được góc nhìn tổng quan hơn về khu vực này. Mỗi loại bản đồ khác nhau sẽ cung cấp các thông tin về địa lý, địa giới hành chính, giao thông hoặc quy hoạch của quận. Tùy thuộc vào nhu cầu tìm kiếm thông tin mà bạn có thể tham khảo sao cho phù hợp.
Trả lời