Bản đồ hành chính quận Tây Hồ Hà Nội chi tiết [Mới nhất]

Bản đồ hành chính quận Tây Hồ Hà Nội chi tiết [Mới nhất]

 

Quận Tây Hồ là một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội và đặc biệt là du lịch của thành phố Hà Nội. Với vị thế về vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, quận Tây Hồ đã thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển lâu dài của khu vực. Để hiểu hơn về địa lý, địa giới hành chính và quy hoạch chi tiết của khu vực này, hãy cùng Kinhnghiemdulich.vn khám phá bản đồ quận Tây Hồ Hà Nội mới nhất hiện nay!

1. Giới thiệu về quận Tây Hồ, Hà Nội

Theo Nghị định số 69-CP, quận Tây Hồ chính thức được thành lập vào ngày 28/10/1995. Tên gọi “Tây Hồ” được đặt theo tên của Hồ Tây – một hồ nước tự nhiên lớn nhất của Hà Nội nằm trên địa bàn quận. Hiện nay, khu vực quận Tây Hồ được xác định là trung tâm du lịch – dịch vụ – văn hóa đồng thời là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của thủ đô. 

Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm du lịch, dịch vụ, văn hóa của Hà Nội
Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm du lịch, dịch vụ, văn hóa của Hà Nội

Mặc dù thành lập chưa quá lâu thế nhưng quận Tây Hồ lại sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ. Trên địa bàn quận có nhiều khu đô thị mới được xây dựng như: KĐT cao cấp Ciputra, KĐT Xuân La, KĐT Tây Hồ Tây,… Bên cạnh đó là tổ hợp trung tâm thương mại – căn hộ – khách sạn Lotte Mall West Lake, giúp mang lại diện mạo mới không chỉ cho khu vực mà còn cho cả thành phố.

BẢNG THÔNG TIN TỔNG QUAN QUẬN TÂY HỒ

Vùng Đồng bằng sông Hồng
Thành phố Hà Nội
Thành lập 28/10/1995
Diện tích 24 km2
Dân số (năm 2021) 165.715 người
Mật độ dân số (năm 2021) 6.904 người/km2
Mã hành chính 003
Trụ sở UBND Số 657, đường Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Đơn vị hành chính trực thuộc 8 phường
Biển số 29-F1
Website tayho.hanoi.gov.vn

2. Bản đồ hành chính quận Tây Hồ Hà Nội

Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía Bắc nội thành thành phố Hà Nội. Vị trí của quận Tây Hồ bao trọn toàn bộ Hồ Tây và một số khu vực ven sông Hồng. Nhìn trên bản đồ Tây Hồ mới nhất, có thể thấy các ranh giới tiếp giáp của quận như sau: 

– Phía Đông giáp với quận Long Biên (ranh giới tự nhiên là sông Hồng).

– Phía Tây giáp với quận Bắc Từ Liêm.

– Phía Nam giáp các quận Ba Đình (ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Hùng Vương, đường Thanh Niên, đường Hoàng Hoa Thám) và quận Cầu Giấy. 

Xem Thêm  Kinh nghiệm thuê xe ô tô tự lái Thủ Dầu Một [cập nhật năm 2022]

– Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là sông Hồng).

Bản đồ hành chính quận Tây Hồ Hà Nội
Bản đồ hành chính quận Tây Hồ Hà Nội

Xét về địa hình, quận Tây Hồ có mặt cắt khá bằng phẳng, địa hình có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đất đai thuộc khu vực này khá màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm nhờ lợi thế tiếp giáp với sông Hồng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để trồng cây, trồng hoa, tạo cảnh quan tự nhiên thu hút du lịch. 

Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Tây Hồ là 24 km2. Theo số liệu thống kê năm 2022, dân số của quận là 165.715 người, mật độ dân số đạt 6.904 người/km2. Địa bàn quận Tây Hồ hiện được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Tứ Liên, Bưởi, Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân, Yên Phụ, Quảng An, Thụy Khuê. 

Bản đồ các phường quận Tây Hồ chi tiết nhất
Bản đồ các phường quận Tây Hồ chi tiết nhất

Dưới đây là thông tin cập nhật mới nhất về các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc quận Tây Hồ Hà Nội: 

STT Đơn vị cấp xã trực thuộc quận Tây Hồ Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2)
1 Phường Bưởi 1,40 25.838 18.455
2 Phường Nhật Tân 1,03 7.104 6.897
3 Phường Phú Thượng 6,01 14.365 2.444
4 Phường Quảng An 3,46 10.015 10.015
5 Phường Thụy Khuê 2,03 14.063 6.927
6 Phường Tứ Liên 3,51 18.069 5.147
7 Phường Xuân La 2,18 28.972 13.289
8 Phường Yên Phụ 1,44 23.942 16.626

Trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ được đặt tại phường Xuân La. Đây cũng là phường dẫn đầu toàn quận về số lượng dân cư sinh sống. 

3. Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ chi tiết

Theo quy hoạch chung của thành phố, quận Tây Hồ được định hướng trở thành khu trung tâm về du lịch và dịch vụ của Hà Nội. Theo đó, địa bàn quận Tây Hồ sẽ được quy hoạch toàn diện về mọi mặt, bao gồm: hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch đô thị, bảo tồn cảnh quan, di tích lịch sử,… 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ mới nhất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ mới nhất

Nhìn trên bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ Hà Nội chi tiết nhất, có thể thấy tổng diện tích quy hoạch của khu vực đạt gần 993 ha, được chia thành 20 ô quy hoạch nhỏ để dễ dàng quản lý. Chi tiết quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ như sau: 

– Đất công viên cây xanh đô thị có diện tích 604,82 ha (chiếm 60,91% tổng diện tích đất quy hoạch).

– Đất ở có diện tích khoảng 228,61 ha (chiếm 23,02% tổng diện tích đất quy hoạch).

– Đất công trình công cộng cấp đô thị có diện tích khoảng 63,2 ha (chiếm 6,36% tổng diện tích đất quy hoạch).

Xem Thêm  Trọn Vẹn Niềm Vui Với Du Lịch Kết Hợp Gala Dinner

– Đất giao thông cấp đô thị có diện tích 23,12 ha (chiếm 2,33% tổng diện tích đất quy hoạch).

– Đất hỗn hợp có diện tích 12,59 ha (chiếm 1,27% tổng diện tích đất quy hoạch).

– Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng có diện tích 12,21 ha (chiếm 1,22% tổng diện tích đất quy hoạch).

– Đất xây dựng trường học có diện tích 4,79 ha (chiếm 0,48% tổng diện tích đất quy hoạch).

– Đất cơ quan, viện nghiên cứu có diện tích 2,05 ha (chiếm 0,21% tổng diện tích đất quy hoạch).

Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ chi tiết
Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ chi tiết

Ngoài ra, các dự án cần được ưu tiên trên bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ bao gồm: 

– Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan và cây xanh xung quanh khu vực Hồ Tây.

– Sửa chữa, cải tạo hệ thống đường giao thông trong các khu dân cư trên địa bàn quận.

– Xây dựng hệ thống giáo dục gồm trường học, trường đào tạo, nhà trẻ,…

– Bảo tồn, tôn tạo hệ thống các công trình lịch sử – văn hóa, di tích trong khu vực.

– Đầu tư xây dựng các công trình công cộng quy mô lớn nhằm đóng góp cảnh quan cho khu vực và phát huy giá trị du lịch, dịch vụ của khu vực Hồ Tây. 

4. Bản đồ giao thông quận Tây Hồ

Bản đồ giao thông quận Tây Hồ được đánh giá phát triển khá thuận lợi với nhiều tuyến đường lớn như: Thanh Niên, Võ Chí Công, Âu Cơ, An Dương Vương, Lạc Long Quân,… Bên cạnh đó là các tuyến phố ven hồ như: phố Quảng Bá, phố Nhật Chiêu, phố Vệ Hồ, phố Trích Sài, phố Nguyễn Đình Thi,… mang lại không khí thoải mái và dễ chịu. 

Quận Tây Hồ có nhiều tuyến đường quan trọng
Quận Tây Hồ có nhiều tuyến đường quan trọng

Nhằm thúc đẩy khu vực trở thành khu trung tâm dịch vụ – du lịch hàng đầu của thành phố, quy hoạch giao thông quận Tây Hồ cũng rất được chú trọng. Theo đó, rất nhiều tuyến đường được đưa vào cải tạo, nâng cấp như: 

– Đường Võ Chí Công với chiều rộng 64m – tuyến đường nội bộ nối kết cầu Nhật Tân và trung tâm thành phố.

– Cải tạo trục đường chính Hoàng Hoa Thám từ đoạn Hùng Vương cho đến dốc Ngọc Hà.

– Cải tạo các tuyến đường cấp khu vực như: Lạc Long Quân, Võng Thị Thanh Niên, Xuân La và tuyến mới mở ở cửa ngõ phía Tây của quận, đoạn từ đường Thụy Khuê đến Hoàng Hoa Thám.

– Cải tạo các tuyến đường liên khu vực gồm: tuyến đường Âu Cơ – Nghi Tàm, 40m từ đường Nguyễn Hoàng Tôn đến đường Lạc Long Quân. 

– Cải tạo các tuyến đường khu vực gồm: Thụy Khê, Yên Phụ, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai,… 

– Tập trung xây dựng các nút giao thông tại phường Phú Thượng đoạn giữa Vành đai 2 với các tuyến đường quy hoạch và tại phường Bưởi đoạn giữa Vành đai 2 với đường Hoàng Hoa Thám – Hoàng Quốc Việt. 

Xem Thêm  Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Huế mùa thu dành cho bạn
Bản đồ giao thông quận Tây Hồ mới nhất
Bản đồ giao thông quận Tây Hồ mới nhất

5. Một số địa điểm nổi bật tại quận Tây Hồ

Được biết đến là chốn hẹn hò lãng mạn, giàu chất thơ ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, khu vực quận Tây Hồ sở hữu rất nhiều điểm đến tham quan, khám phá hấp dẫn. Nơi đây được rất nhiều bạn trẻ, người dân Hà Nội và cả du khách ghé đến mỗi dịp cuối tuần. Nếu bạn chưa biết đi đâu chơi ở Tây Hồ, hãy tham khảo ngay những “tọa độ” lý thú dưới đây:

– Hồ Tây: Nhắc đến quận Tây Hồ thì không thể không nhắc đến Hồ Tây – một hồ nước tự nhiên xinh đẹp tọa lạc ngay trên địa bàn quận. Đến tham quan Hồ Tây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động, đẹp mắt với nhiều sắc thái khác nhau. Còn gì tuyệt vời hơn khi được hòa mình vào không khí trong lành, tận hưởng làn nước mát trong xanh và lưu lại những bức ảnh tuyệt đẹp với không gian Hồ Tây. 

Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội
Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội

– Chùa Trấn Quốc: Đây là một ngôi chùa cổ ở quận Tây Hồ, Hà Nội, được xây dựng cách đây khoảng 1.500 năm. Ngôi chùa này nổi tiếng với kiến trúc Phật giáo cổ kính, trang nghiêm, nằm tĩnh lặng giữa mặt hồ nước mênh mang, tạo cảm giác rất thư thái và an yên cho người hành hương. Người dân Hà Nội thường đến đây vào ngày rằm hoặc các ngày lễ lớn để cầu an, cầu may. Nơi đây cũng thu hút rất nhiều du khách tham quan cả trong và ngoài nước nhờ những giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa. 

– Phủ Tây Hồ: Phủ Tây Hồ là một ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh, được biết đến là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Hà Thành. Ngôi đền này được xây dựng vào thế kỷ 17, sở hữu kiến trúc độc đáo và mang nhiều giá trị lịch sử. Ngoài là nơi người dân Hà Nội thường xuyên lui tới để cầu may mắn, bình an, Phủ Tây Hồ còn là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. 

Phủ Tây Hồ nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng bậc nhất Hà Thành
Phủ Tây Hồ nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng bậc nhất Hà Thành

– Thung lũng hoa Hồ Tây: Đây là một địa điểm “check-in” mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với quận Tây Hồ, Hà Nội. Thung lũng hoa Hồ Tây tạo nên sức hút nhờ những vườn hoa đa sắc màu, được thiết kế đan xen lẫn nhau thành những mảng màu tuyệt đẹp. Ngoài ra, địa điểm tham quan này còn được trang trí với nhiều mô hình cối xay gió, xích đu, ngôi nhà gỗ,… giúp bạn có được những bức ảnh đẹp nhất. Mỗi thời điểm trong năm là một mùa hoa khác nhau, làm cho không gian nơi đây càng thêm sinh động. 

Với những thông tin vừa tìm hiểu về bản đồ quận Tây Hồ Hà Nội, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về địa lý, hành chính, giao thông và tiềm năng phát triển của khu vực. Trong thời gian tới, quận Tây Hồ sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại hóa song song với việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *