Bạn biết gì về hình ảnh bản đồ chữ S Việt Nam?
Như bạn đã biết, mỗi quốc gia trên thế giới đều có hình ảnh bản đồ riêng biệt cho mình. Hình ảnh này không chỉ đánh dấu lãnh thổ quốc gia mà còn giúp mọi người dễ hình dung được vị trí khi cần. Và bản đồ chữ S Việt Nam ra đời cũng nhằm mục đích chung đó. Vậy bạn biết gì về hình ảnh bản đồ chữ S Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về bản đồ này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thông tin trên hình ảnh bản đồ chữ S Việt Nam
Bản đồ Việt Nam hiện nay đang chỉnh sửa, cập nhật và cải biên liên tục. Nhằm cung cấp chính xác thông tin về sự thay đổi trong địa phận của nước Việt Nam. Cụ thể hình ảnh bản đồ chữ S Việt Nam cung cấp các thông tin chung về tình hình đất nước như sau:
- Diện tích toàn lãnh thổ phần đất liền Việt Nam hiện nay là 331.698 km2.
- Địa hình sông, biển và đồi núi chiếm ¾ diện tích. Còn lại là địa hình phù sa châu thổ và đồng bằng thì chiếm ¼ do 2 hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp.
Hiện nay, bản đồ Việt Nam gồm có bản đồ in giấy trên khổ lớn và bản online. Trong đó, bản in trên giấy sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy hơn. Còn những bản đồ online sẽ giúp bạn nhìn rõ các khu vực nhỏ hơn. Tuy nhiên lại có nhiều thông tin không được ghi chi tiết và có thể không đáng tin cậy. Do đó, bạn nên kết hợp cả 2 cách sử dụng bản đồ một cách linh hoạt thì hiệu quả hơn.
Vai trò của hình ảnh bản đồ chữ S Việt Nam
Như bạn đã biết, ngoài việc thể hiện lãnh thổ thì bản đồ có tầm quan trọng vô cùng lớn với một quốc gia. Đặc biệt đối với người dân của đất nước đó. Vậy hình ảnh bản đồ chữ S Việt Nam ra đời thì có vai trò như thế nào? Nếu bạn muốn biết thì hãy tham khảo một vài vai trò cụ thể sau:
Giúp người dân có tư liệu chuẩn để khai thác
Nếu biết cách đọc bản đồ thì một bản đồ Việt Nam chuẩn sẽ cung cấp rất nhiều thông tin ngắn gọn và chi tiết về đất nước. Từ đó, việc khai thác và phân tích thông tin trên bản đồ sẽ được thực hiện tốt hơn.
Qua một tấm bản đồ chuẩn, mọi người sẽ hiểu hơn về lãnh thổ, địa lý của đất nước cũng như về khu vực mà mình sinh sống. Từ đó, sẽ có những hành động tích cực hơn cho cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.
Giúp người nước ngoài có thể có được thông tin chính xác nhất
Một bản đồ Việt Nam chuẩn sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin về lãnh thổ, địa lý, dân số và nhiều thông tin khác. Điều này đặc biệt quan trọng với người nước ngoài nếu họ đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Hoặc sắp có những chuyển du lịch tới một vài khu vực tại Việt Nam. Khi đó, việc có được một tấm bản đồ chuẩn sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích và quan trọng cho họ khi cần.
Ứng dụng hình ảnh bản đồ chữ S Việt Nam
Vai trò của bản đồ Việt Nam trong cuộc sống là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng cho nhiều mục đích đa dạng khác nhau bao gồm:
Tìm dò đường
Hiện nay thì đa phần mọi người sẽ sử dụng bản đồ online để tìm đường đến các vị trí mong muốn một cách khá thuận tiện. Bạn có thể dễ dàng tìm được địa chỉ mà mình mong muốn một cách nhanh chóng. Điều này đặc biệt thuận lợi khi bạn di chuyển hay đi du lịch ở những nơi mà mình không quen.
Dùng làm tư liệu giảng dạy và khai thác
Một bản đồ chuẩn chính là nguồn tư liệu chính xác để giảng dạy cho giáo viên và học tập cho học sinh ở các cấp. Học sinh có thể rèn luyện cho mình kỹ năng khai thác và phân tích thông tin từ bản đồ. Đồng thời, trong bản đồ, học sinh còn có thể biết thêm thông tin địa lý về cụ thể ở những khu vực khác nhau.
Hình ảnh bản đồ chữ S Việt Nam ở các khu vực
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, ai cũng đều biết hình ảnh đại diện cho lãnh thổ của đất nước Việt Nam là hình chữ S. Vậy chúng ta hãy cùng nhau phân tích các khu vực cụ thể trong chữ S này nhé.
Bản đồ miền Bắc Việt Nam
Miền Bắc hay còn được gọi là Bắc Bộ được dùng để chỉ vùng địa lý ở phía bắc Việt Nam. Nơi đây còn được ví như là “trái tim của đất nước” với trung tâm về chính trị, kinh tế và văn hóa là Thủ đô Hà Nội.
3 vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ
- Đông Bắc bộ với 9 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Tây Bắc bộ với 6 tỉnh là Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.
- Đồng bằng sông Hồng với 10 tỉnh thành là Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Bản đồ miền Trung Việt Nam
Miền Trung Việt Nam có diện tích khoảng 151.234 km² chiếm tỷ trọng diện tích lớn với 45,5% so với tổng diện tích cả nước. Bên cạnh đó, khu vực này còn có số dân khoảng 26.460.660 người, đa phần là dân tộc thiểu số.
3 tiểu vùng của miền Trung
- Bắc Trung Bộ với 6 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
- Duyên hải Nam Trung Bộ với 8 tỉnh và thành phố là Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
- Tây Nguyên với 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Bản đồ miền Nam Việt Nam
Miền Nam hay còn gọi là Nam Bộ nhằm chỉ vùng địa lý ở phía nam Việt Nam, bao gồm 17 tỉnh và thành phố.
2 vùng kinh tế trọng điểm của miền Nam
+ Vùng Đông Nam Bộ gồm có 5 tỉnh và 1 thành phố là Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm có 12 tỉnh và 1 thành phố là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ.
Hy vọng với các thông tin về hình ảnh bản đồ chữ S Việt Nam ở trên có thể giúp ích được cho bạn. Nếu bạn đang thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm bất kỳ thông tin gì về các vấn đề liên quan. Hãy truy cập ngay vào kinhnghiemdulich.vn để có được thông tin một cách chính xác nhất nhé.