Bản đồ huyện Mê Linh hay bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại huyện Mê Linh, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi Kinhnghiemdulich.vn tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Mê Linh tại Thủ Đô Hà Nội trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2024.
Giới thiệu vị trí địa lý huyện Mê Linh
Năm 1977, Huyện Mê Linh được thành lập, nằm ở phía tây bắc của thủ đô Hà Nội và có tọa độ địa lý từ 21007’19’’ – 21o14’22’’ vĩ độ Bắc và 105036’50’’ – 105047’24’’ kinh độ Đông, có diện tích đất tự nhiên 141,64 km², chia làm 18 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh (huyện lỵ), Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Vạn Yên, Văn Khê.
Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng và trước đây là một huyện cực bắc của thành phố từ năm 1979 đến năm 1991.
Tiếp giáp địa lý: huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội thuộc Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp huyện Đan Phương, thành phố Hà Nội.
- Phía Đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mê Linh là 141,64 km², dân số năm 2019 khoảng 240.555 người. Mật độ dân số đạt 1.689 người/km².
+ Địa hình
Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra sông Hồng, chia làm 3 tiểu vùng như sau:
– Tiểu vùng đồng bằng chiếm 47% diện tích tự nhiên, địa hình nhấp nhô, do phù sa cũ của hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ bồi đắp; thích hợp trồng màu, phát triển công nghiệp, xây dựng.
– Tiểu vùng ven đê sông Hồng chiếm 22% diện tích tự nhiên, địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa do sông Hồng bồi đắp; thích hợp phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái.
– Tiểu vùng trũng chiếm 31% diện tích tự nhiên, là vùng đất bãi ngoài đê, đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng trung bình và cao, được thủy lợi hóa tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao. Bản đồ hành chính huyện Mê Linh năm 2023
Bản đồ hành chính huyện Mê Linh năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2
PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2
Thông tin quy hoạch huyện Mê Linh mới nhất
Theo Quyết định số 6694/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng 1/10.000 huyện Mê Linh.
Theo đồ án quy hoạch chung, huyện Mê Linh có tổng diện tích khoảng 14.131,91 ha, quy mô dân số tối đa đến năm 2030 khoảng 460.000 người, trong đó dân số đô thị 300.000 người, dân số nông thôn 160.000 người (11 xã).
Đất tự nhiên đô thị khoảng 6.327,61 ha, trong đó: Đất xây dựng đô thị khoảng 6.244,53ha, chỉ tiêu khoảng 208,69m2/người; Đất ngoài phạm vi xây dựng đô thị có diện tích đất khoảng 83,08ha.
Đất tự nhiên nông thôn khoảng 7.804,3ha, trong đó: Đất phục vụ đô thị khoảng 231,23ha; Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 1.500,69ha, chỉ tiêu khoảng 93,6m2/người; Đất khác khoảng 6.072,38 ha.
Huyện Mê Linh được phân chia thành 07 khu vực kiểm soát phát triển tương ứng với vai trò tính chất của mỗi khu vực:
Khu vực phát triển đô thị (khu vực 1): Diện tích tự nhiên khoảng 2.729 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 208.000 người. Tổ chức trung tâm khu đô thị tại khu vực Trung tâm hành chính mới của huyện;
Khu vực phát triển công nghiệp (khu vực 2): Diện tích tự nhiên khoảng 703 ha, dân số, đến năm 2030 khoảng 2.000 người. Là khu công nghiệp Quang Minh, được xác định là động lực chính để phát triển khu vực đô thị huyện Mê Linh;
Khu vực sản xuất nông nghiệp (khu vực 3): Diện tích tự nhiên khoảng 4.957ha, dân số đến năm 2030 khoảng 121.000 người. Là khu vực nghiên cứu nhân giống trồng hoa và rau sạch, chuyên canh sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu, rau an toàn) chất lượng, năng suất cao tại các xã nằm trong khu vực: Tam Đồng, Liên Mạc, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thắng, Tự Lập, Vạn Yên, Liên Mạc, Tiến Thịnh;
Khu vực thị trấn Kim Hoa (khu vực 4): thị trấn sẽ được thành lập mới trên cơ sở một phần địa giới hành chính của xã Kim Hoa (phía Tây đường Vành đai 4) là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội mới của huyện Mê Linh. Với quy mô khoảng 211,4 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 12.649 người;
Khu vực bãi sông (khu vực 5): Diện tích tự nhiên khoảng 2.615 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 35.500 người. Chủ yếu phát triển nông nghiệp trồng rau, trồng hoa; xây dựng cảng tại Văn Khê (hành khách), Chu Phan (hàng hóa)…
Khu vực hành lang xanh, nêm xanh (khu vực 6): Diện tích tự nhiên khoảng 1.897ha, dân số đến năm 2030 khoảng 58.080 người. Là hệ thống cây xanh, mặt nước của đầm Và, kênh Thạch Phú, sông Cà Lồ…. kết hợp với khu công viên cây xanh, thể dục thể thao của huyện;
Khu vực dịch vụ du lịch sinh thái (khu vực 7): Diện tích tự nhiên khoảng 888 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 17.351 người. Là khu vực trung tâm du lịch phía Bắc của huyện Mê Linh, hạt nhân là khu du lịch Đồi 79 Mùa Xuân.
Vùng phát triển đô thị, công nghiệp trên địa bàn huyện theo nguyên tắc phát triển đô thị khai thác hình thái, cảnh quan tự nhiên hiện có, bao gồm hệ thống mặt nước như kênh Thạch Phú, đầm Tiền Phòng, sông Hồng… Cấu trúc không gian đô thị được tổ chức theo các tuyến trục lõi trung tâm, đường ngang vuông góc với các tuyến giao thông chính đô thị. Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng và trung tầng mật độ thấp. Các công trình cao tầng dọc đường chính đô thị mặt cắt ngang 60-100m và tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài. Không gian trong các khu ở, đơn vị ở được tổ chức theo cấu trúc trục lõi trung tâm tạo sự hài hòa giữa các công trình thương mại cao tầng, chung cư cao tầng với khu nhà ở sinh thái thấp tầng, làng xóm cũ và công trình hạ tầng xã hội khác.
Đối với khu vực các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hiện có tập trung vào việc cải tạo kiến trúc công trình, bổ sung diện tích vườn hoa, cây xanh… Phát triển khu nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp Quang Minh I, II, đồng bộ về hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm môi trường sống tốt cho công nhân. Các công trình di tích đình, chùa khác được tôn tạo, quản lý về hình thức kiến trúc, chiều cao khoảng cách công trình xung quanh di tích không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích. Đối với khu vực làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã hội, không thay đổi cấu trúc làng xóm cũ. Về định hướng phát triển nông thôn trên cơ sở phát triển nông thôn mới. Chuyển hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp công nghệ cao, năng suất cao để phục vụ nhu cầu tại đô thị trung tâm. Phát triển nông thôn gắn với bảo vệ các giá trị văn hóa, cảnh quan và khắc phục các vấn đề môi trường… Với công nghiệp, tập trung chuyển đổi, di dời cơ sở công nghiệp phân tán, cụm tiểu thủ công nghiệp nằm trong ranh giới phát triển đô thị sang các chức năng dịch vụ công cộng, tiện ích đô thị và nhà ở sinh thái…
Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông:
Các tuyến giao thông đối ngoại của Quốc gia, thành phố và đường tỉnh: tuân thủ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đang nghiên cứu.
– Đường bộ:
+ Vành đai 4: thực hiện theo Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô – Hà Nội, đoạn phía Nam quốc lộ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1287/QĐ-TTg ngày 29/7/2011: cấp hạng là cao tốc loại A, quy mô mặt cắt ngang B= 120m (6 làn cao tốc và đường gom đô thị song hành hai bên).
+ Đường Bắc Thăng Long – Nội Bài: cấp hạng là cao tốc đô thị, quy mô mặt cắt ngang đoạn tuyến qua phạm vi huyện Mê Linh rộng B = 68-120m (4-6 làn cao tốc và đường gom đô thị song hành hai bên).
+ Đường Vành đai 3,5: cấp hạng là đường trục chính đô thị, quy mô mặt cắt ngang rộng B = 60m (6 làn xe chạy chính và 4 làn đường gom địa phương ở hai bên), dọc theo dải phân cách giữa có bố trí tuyến đường sắt đô thị số 7.
+ Đường Vành đai 3 Bắc Sông Hồng: cấp hạng là đường trục chính đô thị, quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng B = 68m (10-12 làn xe). Đoạn tuyến ngoài phạm vi phát triển đô thị xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng (4 làn xe).
+ Trục trung tâm Mê Linh: kết nối huyện Mê Linh với thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đoạn tuyến trong khu vực phát triển đô thị là đường trục chính đô thị, quy mô mặt cắt ngang rộng B = 100m (10-12 làn xe), đoạn ngoài phạm vi đô thị xây dựng theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp I đồng bằng (quy mô mặt cắt ngang B = 100m, 6 làn xe và đường gom địa phương hai bên).
+ Quốc lộ 23B: đoạn tuyến ngoài phạm vi phát triển đô thị xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, bề rộng nền B= 12m (2 làn xe); đoạn tuyến trong phạm vi đô thị thực hiện theo các đồ án quy hoạch phân khu được duyệt.
+ Các tuyến đường tỉnh 308, 312, đường đê sông Hồng nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị: nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, bề rộng nền B = 12m (2 làn xe).
– Giao thông tĩnh: Xây dựng 01 trung tâm tiếp vận quy mô khoảng 10ha kết hợp với ga Mê Linh của tuyến đường sắt Vành đai phía Tây. Xây dựng 01 bến xe khách tại khu vực xã Tam Đồng, giáp tuyến đường trục trung tâm Mê Linh, quy mô khoảng 5ha. . – Giao thông công cộng: xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 6 đi nổi dọc theo đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, tuyến đường sắt đô thị số 7 đi dọc theo đường Vành đai 3,5; Xây dựng 01 depot của tuyến đường sắt đô thị số 7 tại khu vực xã Thanh Lâm, quy mô khoảng 15ha. Xây dựng tuyến monorail (tàu điện một ray) dọc theo tuyến đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh, depot bố trí tại khu vực xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, quy mô dự kiến khoảng 7-10ha.
– Giao thông cấp huyện:
+ Giao thông đô thị: mạng lưới giao thông đô thị (đường giao thông, bãi, điểm đỗ xe công cộng …) tuân thủ các đồ án quy hoạch phân khu đô thị đã được UBND Thành phố phê duyệt: phân khu N1 (Quyết định số 1911/QĐ-UBND ngày 28/02/2013), phân khu N2 (Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 21/02/2013), phân khu N3 (Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 21/02/2013), phân khu N4 (Quyết định số 4761/QĐ-UBND ngày 22/10/2012) và quy hoạch phân khu GN đang trình duyệt.
+ Giao thông nông thôn: định hướng 100% các tuyến huyện lộ, đường liên xã đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng trở lên, bề rộng nền B > 9m (2 làn xe); những đoạn tuyến qua khu vực dân cư, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt cắt ngang 13-17m, cung ứng 100% các tuyến đường trục thôn, trục xã; 70% các tuyến đường nội đồng để đáp ứng nhu cầu đi lại và hoạt động sản xuất của nhân dân.
– Nút giao thông chính:
+ Nút giao giữa đường cao tốc, cao tốc đô thị với đường trục chính đô thị thiết kế theo hình thức khác cốt liên thông hoặc bán liên thông. . + Nút giao giữa đường bộ với đường sắt, giữa các tuyến đường trục chính đô thị với các tuyến đường đô thị cấp thấp hơn áp dụng thiết kế theo hình thức khác cốt dạng trực thông (hẩm hoặc cầu vượt). Chỉ cho phép giao nhập, rẽ phải tại nút giao giữa các tuyến đường cấp khu vực trở xuống vào đường trục chính đô thị.
– Đường sắt:
+ Về tuyến: nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai thành đường đôi khổ 1435mm. Tuyến đường sắt vành đai phía Tây Thủ đô chạy dọc theo hành lang đường Vành đai IV, kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Vị trí hướng tuyến cụ thể sẽ được xác định chính thức trong quá trình lập dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Về nhà ga: ga Thạch Lỗi hiện có nâng cấp thành ga trung gian lập tàu hàng, phục vụ chủ yếu cho khu công nghiệp Quang Minh, quy mô dự kiến khoảng 4-5ha (cụ thể sẽ được xem xét trong đồ án Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Xây dựng ga Mê Linh trên tuyến đường sắt Vành đai phía Tây, quy mô khoảng 9ha tại vị trí kết nối tuyến với tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
– Đường thủy: Tuyến sông Hồng là sông cấp II, sông Cà Lồ là sông cấp V. Cải tạo, nâng cấp bến phà Chu Phan trên sông Hồng thành cảng hàng hóa, công suất đến năm 2020 đạt 500.000 tấn/năm, giai đoạn 2030 – 2050 đạt 800.000 tấn/năm, cỡ tàu 800 tấn; xây dựng mới cảng hành khách Văn Khê tại khu vực xã Văn Khê phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch của khu vực. .
Xem quyết định xây dựng huyện Mê Linh tại Hà Nội đến năm 2030
Thông tin cơ bản huyện Mê Linh
Huyện Mê Linh được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng; 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của huyện Yên Lạc và 2 xã Kim Hoa và Quang Minh của huyện Kim Anh. Khi mới thành lập, huyện Mê Linh có 38 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phúc Yên, thị trấn nông trường Tam Đảo và 36 xã: Bá Hiến, Bình Định, Chu Phan, Đại Thịnh, Đạo Đức, Gia Khánh, Hoàng Kim, Hương Sơn, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Minh Quang, Minh Tân, Nguyệt Đức, Phú Xuân, Quang Minh, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Đồng, Tam Hợp, Tân Phong, Thạch Đà, Thanh Lâm, Thanh Lãng, Thiện Kế, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Trung Mỹ, Tự Lập, Văn Khê, Văn Tiến, Vạn Yên. Huyện lị được đặt tại thị trấn Phúc Yên.
Một năm sau, ngày 29 tháng 12 năm 1978, một phần huyện Mê Linh (gồm thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên) được sáp nhập vào Hà Nội.
Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm các xã Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh, nâng tổng số đơn vị hành chính huyện Mê Linh lên thành 22 xã và 2 thị trấn:
2 thị trấn: Phúc Yên, Xuân Hòa.
22 xã: Cao Minh, Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.
Ngày 26 tháng 2 năm 1979, 14 xã: Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Hương Sơn, Minh Quang, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Hợp, Tân Phong, Thanh Lãng, Thiện Kế, Trung Mỹ và thị trấn Nông trường Tam Đảo (vốn thuộc huyện Bình Xuyên cũ) được sáp nhập vào huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phú); 4 xã: Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định được sáp nhập vào huyện Vĩnh Lạc (tỉnh Vĩnh Phú).
Đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ).
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau khi thành lập thị xã Phúc Yên (nay là thành phố Phúc Yên) trên cơ sở tách 2 thị trấn Phúc Yên, Xuân Hòa và 5 xã: Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu khỏi huyện Mê Linh vào năm 2004 theo quyết định của Chính phủ ngày 9 tháng 12 năm 2003 thì huyện còn lại 17 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.
Ngày 4 tháng 4 năm 2008, chia xã Quang Minh thành 2 thị trấn: Quang Minh và Chi Đông. Tuy nhiên, các thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông đều không phải là huyện lị huyện Mê Linh, các cơ quan hành chính của huyện đóng tại xã Đại Thịnh. Từ đó, huyện Mê Linh có 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.
Tháng 3 năm 2008, chính quyền trung ương của Việt Nam tuyên bố chủ trương sáp nhập Mê Linh vào Hà Nội. Ngày 22 tháng 3 năm 2008, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nhất trí chủ trương trên.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
Như vậy, huyện Mê Linh có 2 thị trấn và 16 xã, giữ ổn định cho đến nay.