Chùa Hàm Long có lịch sử xây dựng và tồn tại khá lâu. Nơi đây còn lưu giữ truyền thuyết về sự xuất hiện một áng mây vàng hình rồng uốn lượn tọa xuống cùng nhiều dấu tích là các gò, đống, hồ nước…
Qua tên gọi của chùa là Hàm Long, một số nhà nghiên cứu nhận định rằng ngôi chùa được khởi dựng vào thời Lý – Trần thế kỷ 13. Đến thời Mạc thế kỷ 16, chùa được nhân dân trùng tu, sửa chữa. Đặc biệt, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Hàm Long không chỉ là cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, mà còn có đóng góp tích cực vào thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến này.
Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Theo lịch sử Đảng bộ xã Tân Phong cũng như hồi ức của các nhân chứng là các bậc lão thành cách mạng từng có thời gian đi lại hoạt động tại chùa cho biết, ngay từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, chùa Hàm Long giúp đỡ cán bộ thuộc Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hải Phòng và Tỉnh bộ Kiến An về hoạt động tuyên truyền, mở các lớp huấn luyện cán bộ và gây dựng phong trào cách mạng tại địa phương.
Khuôn viên Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, từ đầu năm 1945, các tổ chức quần chúng thuộc Mặt trận Việt Minh của xã như Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc tập trung tại chùa để bàn kế hoạch tổ chức đấu tranh chống áp bức của thực dân phong kiến.
Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Đến tháng 4-1945, đội tự vệ cứu quốc xã Tân Phong ra đời do đồng chí Kim Tái chỉ huy và chọn chùa Hàm Long làm nơi tập trung huấn luyện. Đội tự vệ cứu quốc còn có cả sự tham gia của nhà sư trụ trì chùa. Khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, trong tuần lễ vàng ủng hộ kháng chiến, chùa Hàm Long đã quyên góp quả chuông đồng, một di vật quý giá của chùa.
Khuôn viên Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của địa phương diễn ra tại chùa là vào ngày 2-6-1946, chi bộ Đảng xã Tân Phong được thành lập, đồng chí Hoàng Thanh được bầu làm bí thư. Sau đó, chi bộ Đảng tiến hành kết nạp cho 8 đảng viên mới, đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng địa phương. Cuối năm 1946, khi thực dân Pháp gây hấn đánh chiếm Hải Phòng – Kiến An, lực lượng của Huyện đội Kiến Thụy do đồng chí Đặng Kinh chỉ huy có một bộ phận đóng quân tại chùa Hàm Long, được nhà chùa tận tình giúp đỡ.
Khuôn viên Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác liệt, thực hiện lời kêu gọi tiêu thổ kháng chiến, chùa Hàm Long cũng dỡ bỏ gian tiền đường, chỉ còn lại phần hậu cung. Khu vực khuôn viên chùa cũng như chung quanh chùa được đào hào giao thông, tạo thành thế trận vững chắc bảo vệ an toàn cho bộ đội. Đầu năm 1953, bộ đội ta đánh tiêu diệt đồn Lão Phong, chùa Hàm Long trở thành cơ sở hậu cần phục vụ cứu chữa thương binh.
Tượng Phật trong Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chùa Hàm Long có nhiều hoạt động thiết thực góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Đó là ươm hàng vạn cây dừa, phi lao, bạch đàn cung cấp cho nhân dân trong xã và các xã lân cận như Minh Tân, Tú Sơn trồng làm cây xanh chống lại bom bi của địch, che chở cho các em nhỏ đến trường học an toàn.
Chính điện Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ tại miền Bắc, chùa là điểm đặt trường cấp 2 của xã, sau đó là cấp 3 của huyện và Trường đại học tại chức Hải Phòng sơ tán về. từ điểm học sơ tán tại chùa, sau này nhiều nguời quê hương đã trưởng thành.
Chính điện Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Ngày nay, về thăm chùa Hàm Long, nhân dân địa phương không chỉ được nghe lịch sử văn hóa, kháng chiến của chùa mà còn được chiếm ngưỡng công trình văn hóa tâm linh mới được đầu tư, tôn tạo khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Từ đầu năm 2006, nhà sư trụ trì chùa phát động tâm đức, sự quyên góp của phật và người dân góp công, góp của tôn tạo chùa Hàm Long với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng.
Chùa Hàm Long Hải Phòng hội tụ rất nhiều tăng ni phật tử – Ảnh: Sưu tầm
Năm 2010, chùa tiếp tục xây nhà thờ tổ trị giá 2 tỷ đồng, tạc tượng phật. Trên phật điện của chùa có bộ tam thế tượng trưng cho sự nhiệm màu thế giớt phật pháp ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Bộ hoa nghiêm tam thánh, tượng trưng cho sự giác ngộ phật tâm, nhắc nhở chúng sinh hành thiện. Bộ di đà tam tôn gồm Adida cùng quan thế âm và địa thế chí, tượng trưng cho sự tồn tại vĩnh hằng, từ bi và trí tuệ…
Bên trong Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Hàm Long, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Đăng bởi: Hoàng Trân
Để lại một bình luận