Địa Điểm, Giá Vé & Lưu Ý

Địa Điểm, Giá Vé & Lưu Ý

Nói đến các lễ hội đặc sắc và nổi tiếng nhất Thái Lan thì ngoài lễ hội té nước Songkran còn có lễ hội thả đèn trời Chiang Mai (lễ hội Yi Peng) rất thu hút người dân và khách du lịch. Pi Yeng hay còn gọi là lễ hội ánh sáng hay lễ hội thiên đăng, nghĩa là thả đèn trời. Mặc dù, lễ hội thả đèn trời được tổ chức long trọng và rộn ràng ở khắp cả nước với các điểm đến hút khách như Bangkok, Phuket, Pattaya song Chiang Mai mới thực sự là “cái nôi” của lễ hội này.

Vậy, lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai diễn ra khi nào, ở đâu và có gì thú vị, hãy cùng Kinhnghiemdulich.vn hiểu hơn về lễ hội truyền thống này của người Thái Lan qua những thông tin sau.

Lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai

Thái Lan được biết là đất nước sùng đạo cùng nền văn hóa lâu đời. Đó là lý do mà Thái Lan có rất nhiều các lễ hội truyền thống và lễ hội thả đèn trời cũng là một trong số những lễ hội gọi là đặc sắc và đáng trải nghiệm nhất. Cùng với đó, Chiang Mai cũng là cái nôi của nền văn hóa Lanna, thế nên nếu muốn cảm nhận sức nóng và độ hoành tráng của lễ hội này thì Chiang Mai là điểm đến lý tưởng nhất.

Lễ hội thả đèn trời Yi Peng ở thái Lan là một lễ hội khá lớn, kéo dài trong khoảng vài ngày với hai hoạt động chính là Loy Krathong (hoa đăng) và Yi Peng (thiên đăng). Đây là những sự kiện mang sắc màu rực rỡ, khi mà những đền thờ, ngôi chùa trên khắp Chiang Mai sẽ được trang trí bằng vô vàn những chiếc đèn lồng đầy màu sắc.
Có thể bạn chưa biết, lễ hội Pi Yeng cũng sẽ được tổ chức trùng thời điểm với Loy Krathong. Do đó, nếu có ý định du lịch Chiang Mai, bạn hãy nhớ lưu ý sắp xếp thời gian để được tham gia cả hai lễ hội đặc sắc này để có những trải nghiệm thú vị và trọn vẹn hơn.

Lễ hội thả đèn trời ở Thái Lan có nguồn gốc từ đâu?

Dù lễ hội Yi Peng là một sự kiện hàng đầu của Thái Lan, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc của lễ hội này. Thực ra, đây là một lễ hội cổ xưa đã có từ thời vương quốc Lanna, vào cuối thế kỷ 13. Khi đó, người dân tổ chức lễ hội Yi Peng theo phong tục truyền thống, để đánh dấu cho sự kết thúc của mùa gió mùa và bắt đầu một mùa mát mẻ.

Lễ hội Yi Peng Thái Lan có ý nghĩa gì?

Đến với lễ hội Yi Peng, bạn sẽ có dịp được ngắm nhìn khoảnh khắc hàng nghìn chiếc đèn lồng bằng giấy được thả bay lên bầu trời. Kèm theo những chiếc đèn lồng ấy là những dòng chữ khắc lên đó, như một lời cầu nguyện của chủ nhân nó. Theo đó, lễ hội thả đèn trời Chiang Mai mang một ý nghĩa quan trọng và đặc biệt, nó giúp gột rửa đi những điều xui xẻo và nhận lại những điều may mắn, tốt đẹp.

Xem Thêm  Ba điểm đến của Việt Nam vào top 50 cảnh đẹp châu Á

Ở xứ sở Chùa Vàng, Phật giáo quan niệm rằng, nếu như chiếc đèn lồng bay lên cao và biến mất thì người đó sẽ gặp may mắn. Ngược lại, nếu đèn lồng đang bay giữa chừng và bị cháy thì chủ nhân của nó có thể gặp những điều không may. Hơn hết, được một lần chứng kiến cả một bầu trời đêm đầy những chiếc đèn giấy sáng rực lửa, bay lơ lửng giữa không trung khiến ai nấy đều cảm thấy cảm động và phấn khích.

Lễ Hội Thả Đèn Trời Chiang Mai: Địa Điểm, Giá Vé & Lưu Ý

Thời điểm diễn ra lễ hội thả đèn trời Thái Lan

Lễ hội Yi Peng là một lễ hội truyền thống đã từ lâu đời, diễn ra hằng năm bắt đầu ngày đầu tiên là 15/12 âm theo lịch của người Thái và kéo dài suốt 3 ngày. Thời gian diễn ra lễ hội là buổi tối, khoảng từ 7h-21h30.

Bạn cần lưu ý, người dân Thái Lan không sử dụng lịch âm giống như người Việt Nam, do vậy nếu tính tháng dương thì thường là tháng 11. Như vậy, nếu tính theo ngày dương thì mỗi năm sẽ khác nhau. Nếu như năm 2022, lễ hội diễn ra từ ngày 7-10/11 thì trong năm 2023, nó sẽ được tổ chức vào ngày 27-28/11.

Địa điểm trải nghiệm lễ hội thả đèn trời Chiang Mai

Chiang Mai được biết đến là nơi tổ chức lễ hội thả đèn trời Yi Peng lớn nhất Thái Lan, bởi không chỉ về độ quy mô, hoành tráng mà còn ở số lượng tổ chức sự kiện. Cứ vào tối ngày 15/12 m lịch hằng năm, cả thành phố trở nên rộn ràng, háo hức trước thời điểm diễn ra lễ hội thả đèn hoa đăng. Có rất nhiều nơi tổ chức lễ hội này, nhưng đẹp và nổi tiếng nhất phải kể đến các địa điểm sau:

– Yee Peng Lanna Dhutanka gần Đại học Maejo: Đây là một một trong số các địa điểm tổ chức lễ hội thả đèn trời đẹp ở Chiang Mai. Nó được xem là lâu đời và thu hút một lượng lớn số người đến tham dự hơn so với Doi Saket. Trước khi bắt đầu thả đèn, bạn sẽ có cơ hội được chứng kiến các nghi thức bái lễ, ngồi thiền.

Lễ Hội Thả Đèn Trời Chiang Mai: Địa Điểm, Giá Vé & Lưu Ý

  • Giá vé: 200-300 USD, khoảng 4.5-7 triệu tiền Việt (đã bao gồm ăn buffet tối)
  • Số lượng vé: 3.000

– Doi Saket Hot Springs: Gần với Lana Dhutanka và đây cũng là nơi mà bạn có thể tham gia sự kiện thả đèn trời ở Chiang Mai, nó nằm cách trung tâm khoảng 30km. Khi sở hữu tấm vé vào, bạn sẽ có thể thưởng thức các màn trình diễn đặc sắc, tham gia chợ phiên và ăn các món ăn truyền thống của địa phương.

Lễ Hội Thả Đèn Trời Chiang Mai: Địa Điểm, Giá Vé & Lưu Ý

  • Giá vé: 3.500-4.500 baht, khoảng 2.5-3.4 triệu tiền Việt (đã bao gồm ăn tối)
  • Số lượng vé: 2.500
Xem Thêm  Kinh nghiệm phượt Trương Gia Giới tự túc, giá rẻ, an toàn

– Cowboy Army Riding Club: Đây cũng là một địa điểm diễn ra lễ hội thả đèn trời lớn, nằm cạnh với Lana Dhutanka. Các sự kiện chính sẽ diễn ra ở đây bao gồm hoạt động chính là thả đèn, ngoài ra còn có các tiết mục biểu diễn, các nghi lễ và chợ phiên, nơi mà du khách có thể tham quan và mua cho mình những đặc sản làm quà.

Lễ Hội Thả Đèn Trời Chiang Mai: Địa Điểm, Giá Vé & Lưu Ý

  • Giá vé: 4.500-6.300 baht, khoảng 3.4-4.7 triệu tiền Việt (đã bao gồm ăn thức ăn, nước uống và đèn trời)
  • Số lượng vé: 5.000 vé

– Northern Study Center: Thêm một địa điểm mà bạn có thể ghé đến, nếu như muốn hòa chung không khí lễ hội Yi Peng tại Chiang Mai. Cũng như các nơi khác, tại đây đến ngày diễn ra sự kiện cũng xuất hiện các màn trình diễn đặc sắc cùng với các nghi lễ cúng bái theo phong tục địa phương.

Lễ Hội Thả Đèn Trời Chiang Mai: Địa Điểm, Giá Vé & Lưu Ý

  • Giá vé: 4.000-5.000 baht, khoảng 3-4.5 triệu tiền Việt (đã bao gồm ăn tối và đèn trời)
  • Số lượng vé: 4.000

Ngoài những địa điểm ở trên thì cũng có những điểm đến thích hợp để bạn trải nghiệm lễ hội này với một mức phí cực kỳ rẻ. Ví dụ như cầu Nawat bắt qua sông Ping, giá vé chỉ khoảng 30-50 baht, khoảng 20-35 nghìn tiền Việt. Ngoài ra, còn có khu vực tượng đài Ba Vua hay cổng Tha Phae, nơi diễn ra các hoạt động của lễ hội như diễu hành, thắp nến và cả thả đèn trời.

Lễ hội thả đèn trời Chiang Mai có gì đặc biệt?

Thật khó để có thể diễn tả hết niềm háo hức, mong đợi của người dân và du khách trong mỗi dịp Yi Peng sắp đến. Sự thú vị của lễ hội này không chỉ trong khoảnh khắc được thả những chiếc đèn lên trời mà còn ở sự đông đúc, náo nhiệt khi mọi người cùng tự tay chuẩn bị mọi thứ cho sự kiện được diễn ra.

Mở đầu cho sự kiện thả đèn trời là sự xuất hiện của các màn trình diễn nghệ thuật truyền thống mang đậm hơi thở của xứ sở Chùa Vàng như múa dân gian, lễ cầu may mắn cho mọi người. m thanh, ánh sáng lúc ấy cũng trở nên rộn ràng, náo nhiệt hơn hẳn. Và cuối cùng, thời khắc mà mọi người chờ đợi cũng đã đến, sau 10 giây đếm ngược, hàng nghìn chiếc đèn lồng sẽ được đồng loạt thả bay trong tiếng vỗ tay và pháo hoa rực rỡ.

Đây cũng chính là giây phút ý nghĩa nhất, khi những chiếc đèn lồng được thả bay trong niềm hân hoan, vui sướng của hàng nghìn người. Khi những chiếc đèn lồng được bay lên trời cũng có nghĩa rằng, những ước nguyện, những hy vọng được thả bay và xin được chấp nhận. Lúc này, đừng quên lấy máy ảnh ra để kịp ghi lại khung cảnh huyền ảo, rực rỡ ngay lúc đó.

Lễ hội Yi Peng có gì khác biệt với lễ hội Loy Krathong?

Vì cả Yi Peng và Loy Krathong đều là những lễ hội nổi tiếng nên đôi khi mọi người cũng sẽ có sự nhầm lẫn về cả hai lễ hội này. Thực ra, nếu như Loy Krathong được tổ chức trên toàn đất Thái thì Yi Peng lại thu hẹp hơn, chỉ tổ chức chủ yếu ở miền Bắc Thái Lan và Chiang Mai là địa điểm tổ chức rầm rộ và hoành tráng nhất.

Xem Thêm  “Choáng váng” với những điểm check-in đẹp như tranh vẽ ngay trong lòng châu Á

Ngoài ra, trong lễ hội Loy Krathong, nghĩa là lễ hội hoa đăng, vì thế người ta sẽ sử dụng những chiếc đèn krathong, làm từ bẹ chuối và thả trôi trên mặt nước, ở các sông hoặc hồ. Ngược lại, Yi Peng lại sử dụng đèn Khom Loi và thả lên trời.

Tuy nhiên, cả hai đều có một điểm chung đó là diễn ra vào cùng một thời điểm. Do đó, nếu có dịp du lịch Thái Lan trong tháng 11, bạn nên đến Chiang Mai để có thể đi trải nghiệm cả hai lễ hội trong những ngày khác nhau. Không chỉ là cơ hội được hòa mình vào không khí ấm cúng của lễ hội đèn trời, bạn còn có thể tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về một trong những văn hóa đặc sắc của xứ sở Chùa Vàng.

Một số lưu ý khi tham gia lễ hội thả đèn trời ở Thái Lan

Hầu hết các địa điểm trong toàn thành phố đều diễn ra lễ hội này song có những điểm tham gia bao gồm cả miễn phí và có phí. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu trước để có sự lựa chọn phù hợp. Theo đó, các điểm đến trả phí thường sẽ bao gồm nhiều hoạt động như xem biểu diễn, ăn uống và không thể thiếu mục thả đèn trời.

Nếu như lễ hội thả đèn trời Chiang Mai diễn ra vào 15/12 m lịch thì trùng vào tháng 11 Dương lịch ở Việt Nam. Vì vậy, nếu có dự định du lịch Chiang Mai và đi lễ hội này thì bạn nhớ hãy đặt vé sớm, từ tháng 8,9 để mua được vé giá rẻ nhất.

Vì vé dự lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai có hạn nên mọi người nhớ mua trước đó để tránh tình trạng hết vé. Để tránh tình trạng bị lừa đảo hoặc hét giá trên trời, bạn nên mua từ ban tổ chức hoặc là những địa điểm uy tín. Thêm một địa quan trọng là dù đã có vé, nhưng cũng nên đi sớm để có thể “xí” được chỗ ngắm lồng đèn đẹp nhất.

Lễ hội thả đèn trời là một lễ hội truyền thống của người Thái Lan vì vậy hãy nhớ ăn mặc kín đáo, lịch sự. Có thể mặc váy nhưng hãy nhớ mặc qua gối. Thêm một điều cần lưu ý là hãy cẩn trọng về tư trang, tiền bạc khi đến lễ hội, nơi có hàng nghìn người tham gia nếu không để ý rất dễ bị móc túi hoặc cướp giật.

Thật sự là điều đáng tiếc nếu như trong chuyến du lịch Thái Lan bạn đã không thể một lần được tham gia lễ hội thả đèn trời Chiang Mai ý nghĩa và đầy ấn tượng. Dù sao đi nữa, đây cũng là một sự kiện mang tính văn hóa truyền thống và cũng là lễ hội đề cao tinh thần của người dân xứ sở Chùa Vàng. Nếu đã bỏ lỡ thì cũng đừng quá buồn, bởi ngoài lễ hội Yi Peng, Chiang Mai cũng còn rất nhiều các điểm đến thích hợp để vui chơi, khám phá.

Xem Thêm Những Bài Viết Về Du Lịch Châu Á Tại Đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tận hưởng không gian yên bình tại khu phố cổ Geneva Old Town – Thuỵ Sĩ

Tận hưởng không gian yên bình tại khu phố cổ Geneva Old Town – Thuỵ Sĩ

Tọa lạc tại trung tâm thành phố Geneva, khu phố cổ Geneva Old Town…

Du lịch Chiang Rai Thái Lan – tất tần tật những kinh nghiệm cần biết

Được biết đến là thiên đường du lịch Thái Lan, thành phố Chiang Rai hấp…
Ghé thăm thành phố Naples – nơi giao thoa văn hoá & lịch sử nước Ý

Ghé thăm thành phố Naples – nơi giao thoa văn hoá & lịch sử nước Ý

Là một trong những thành phố lâu đời bậc nhất, thành phố Naples luôn…
Bảo tàng Anne Frank House Hà Lan – ngôi nhà bí ẩn của bé gái Do Thái

Bảo tàng Anne Frank House Hà Lan – ngôi nhà bí ẩn của bé gái Do Thái

Gắn liền với câu chuyện cảm động vượt thời gian, bảo tàng Anne Frank House…