Địa Tạng Phi Lai Tự là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nam bởi vẻ đẹp và khung cảnh yên bình. Ghé thăm Địa Tạng Phi Lai Tự cần lưu gì gì không? Kinh nghiệm đi, chỉ đường như thế nào? Cùng chúng mình tìm hiểu về ngôi cổ tự này và khám phá chi tiết về Địa Tạng Phi Tạng này nhé!
1. Chùa Địa Tạng ở đâu?
Chùa Địa Tạng hay có tên gọi khác là Địa Tạng Phi Lai Tự, trước kia gọi là Chùa Đùng. Ngôi chùa này nằm ở một ngọn đồi nhỏ và phía sau là rừng thông xanh rậm rạp.
Tên gọi của chùa được đặt bởi Đại đức Thích Minh Quang với ngụ ý nơi đây chính là nơi Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát quay trở về hoặc là không trở về. Mà những nơi nào Đức Địa Tạng không quay trở về có nghĩa là nơi nó hóa Phật. Đến chùa thì bạn sẽ có thể cảm nhận được sự thanh tịnh, an lành nhất. Với vẻ đẹp này đã khiến cho không ít du khách thập phương cảm thấy ngỡ ngàng.
Chùa Địa Tạng là nơi lui tới của Phật tử, du khách thập phương. Ảnh sưu tầm
2. Lịch sử hình thành Địa Tạng Phi Lai Tự
Theo những người cao tuổi trong thôn, Chùa Đùng được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 10 – đầu thế kỷ 11. Xuất phát của chùa từ tên cổ Đùng thuộc thôn Ninh Trung. Thuở mới xây dựng, ngôi chùa này có quy mô vô cùng rộng lớn ghi nhận lên đến 120 gian, được nhiều nhà vua ghé thăm.
Và vào thế kỷ 17, vua Tự Đức đã tìm đến đây để cầu con. Ở chân núi nhà vua đã nói tới 2 từ Phi Lai. Điều thú vị của từ này đó chính là nó vừa mang ý nghĩa quay trở lại, vừa mang ý nghĩa không bao giờ quay lại. Đây cũng chính là xuất phát tên gọi mới của ngôi chùa này.
Cũng theo thời gian, kiến trúc của ngôi chùa cũng có phần bị hao mòn, cây cối mọc rậm rì ở xung quanh cho nên ngôi chùa cũng bị lãng quên. Đến tháng 12/2015, đại đức Thích Minh Quang đã đến chùa và bắt đầu tiếp nhận, tu sửa lại kiến trúc của ngôi chùa. Cũng kể từ đây, chùa Đùng đã được đổi tên thành chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.
Chùa Địa Tạng
3. Ý nghĩa tên chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Địa Tạng Phi Lai tự thờ vị bồ Tát Địa Tạng. Cũng chính vì thế mà ngôi chùa cũng đã được đặt tên theo tên của Ngài. Ngoài truyền thuyết hình thành chùa cũng đã được nêu ở trên thì còn có rất nhiều người nói rằng, Chùa Địa Tạng được hình thành dưới thời nhà Lý.
Và truyền thuyết này cũng được xuất phát từ việc cải tạo lại ngôi chùa. Trong quá trình san lấp cũng như xây dựng, người ta đã tìm được rất nhiều những mảnh gốm cùng những viên đá mang họa tiết, hoa văn hình đầu người mình chìm. Đây chính là nét đặc trưng cho nét đẹp nghệ thuật của thời nhà Lý.
Bên cạnh nhiều nguồn tin cho rằng, hầu hết ngôi chùa được xây dựng dưới thời nhà Lý thì sẽ có kiến trúc khu nhà chính điện xây dựng cùng với bảo tháp. Điều này cũng rất trùng khớp với kiến trúc của Chùa Địa Tạng. Bởi sau chùa này cũng đã có một tòa tháp với tên gọi là tòa Tháp trấn Liên Sơn.
Mặc dù vậy, Chùa Địa Tạng có được hình thành từ khi nào thì đây cũng là một ngôi chùa cổ mang nét yên bình, thanh tịnh. Đồng thời đây cũng là chốn bồng lai tiên cảnh để cho các Phật tử tìm đến.
Chùa Địa Tạng
4. Địa chỉ, giờ mở cửa của Chùa Địa Tạng
Địa Tạng Phi Lai Tự mở cửa đón khách tham quan, chiêm bái và vãn cảnh từ 6h30 đến 18h30 hàng ngày. Lịch hoạt động của Chùa Địa Tạng tất cả các ngày, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết từ thứ 2 cho đến Chủ Nhật.
Đến thời điểm hiện tại, Địa Tạng Phi Lai Tự không thu vé tham quan và vé vào cổng. Chùa Địa Tạng vừa được tu bổ trong thời gian mới đây nhưng không vì thế mà thu vé hay bất kỳ chi phí nào khác đối với tín đồ Phật tử hay du khách đến tham quan. Và trong những ngày nắng nóng, các sư ở chùa còn cho du khách mượn nón lá che nắng, chụp ảnh. Nếu lỡ như du khách mặc đồ ngắn thì có thể hỏi mượn những chiếc khăn có sẵn ở trong chùa.
Toàn cảnh Chùa Địa Tạng. Ảnh sưu tầm
5. Thời gian nào đẹp để đi Chùa Địa Tạng Phi Lai?
Theo ghi nhận, Tết đến xuân về cũng là dịp Chùa Địa Tạng ngập trong sắc hoa. Đến khoảng mùng 9 – mùng 10 tháng Giêng chùa lại tái hiện khung cảnh chợ quê đồng bằng Bắc Bộ xưa với nhiều gian hàng đặc trưng.
Và vào những dịp lễ quan trọng, Địa Tạng Phi Lai Tự cũng tổ chức nhiều hoạt động. Đây cũng là dịp để cho nhiều tín đồ, du khách về đây hành hương. Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày 30/7 âm lịch, Tết Trung Thu là ngày 15/8 âm lịch. Đặc biệt, khóa tu mùa hè diễn ra từ tháng 6 – tháng 7 dành cho những người hữu duyên, muốn tạm gác lại công việc được cùng sống, sinh hoạt với tăng ni. Bên cạnh đó, những người hữu duyên sẽ được làm công quả và nghe thuyết pháp.
Khung cảnh bên trong Chùa Địa Tạng được đánh giá đẹp, sạch sẽ và là chốn tâm linh vô cùng linh thiêng. Ảnh: Sưu tầm
6. Di chuyển đến Địa Tạng Phi Lai Tự như thế nào?
Chùa Địa Tạng cách Hà Nội khoảng 70km về phía Nam, chúng mình sẽ giới thiệu cho bạn 2 cung đường thuận tiện dành cho xe ô tô lẫn xe máy.
- Ô tô: Xuất phát từ Hà Nội, bạn đi theo hướng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tới Phủ Lý Hà Nam theo lối quốc lộ 1A. Từ đây bạn đi thẳng khoảng 12km nữa là đến chùa, quãng đường đi tầm 1 tiếng 30 phút.
- Xe máy: Bạn có thể đi theo lộ trình sau Hà Nội -> Bến xe Nước Ngầm -> chạy thẳng quốc lộ 1A cũ -> Văn Điển -> Thường Tín -> Ga Vạn Điểm -> Phú Xuyên -> Cầu Giẽ -> thành phố Phủ Lý hướng tỉnh lộ 495 là tới nơi -> Địa Tạng Phi Lai Tự.
Chùa Địa Tạng là một nơi vô cùng yên tĩnh, thanh bình rất thích hợp cho những người muốn tâm thanh thản. Ảnh sưu tầm
7. Chùa Địa Tạng có gì nổi bật?
Ngày nay, Chùa Địa Tạng đang được nhiều du khách thập phương tìm đến nhờ vào cảnh quan khuôn viên rất ấn tượng. Kiến trúc của chùa đặc biệt có thể kể đến như:
Khổ Hải cùng 12 vòng tròn
Các chuyên gia phong thủy cho biết, Chùa Địa Tạng nằm ở vị thế rất đẹp. Ngôi chùa thuộc vị trí tựa lưng vào ngọn núi giúp tạo nên thế ngai vàng, ở bên tả là Thanh Long, bên hữu là Bạch Hổ. Xung quanh của chùa được bao bọc bởi những bóng cây thông xanh cao vút trang nghiêm.
So với nhiều ngôi chùa khác, Địa Tạng Phi Lai Tự cũng được thiết kế với nhiều sự khác biệt. Khi bước chân vào sân dẫn chắc chắn bạn không khỏi ngạc nhiên với nền được trải bằng sỏi trắng thay vì lát gạch đỏ. Ở bên cạnh sân được đề biển Khổ Hải. Đã là biển thì sẽ cần phải lên bờ, chính vì thế mà khi bước chân vào sân chùa, bạn đừng quên đi lại trên đá lát.
Ở trước khu Tổ Đường của Địa Tạng Phi Lai Tự có 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi – nó mang biểu tượng cho 12 nhân duyên. Những viên sỏi sẽ có ý cho sự thiền định. Và khi nhìn vào từng viên sỏi được bao xung quanh chân sẽ giúp cho tâm thanh thản nhất.
Đến ngày lễ,Chùa Địa Tạng đón rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và chiêm bái, lễ Phật. Ảnh: Quangnho Photography
Các khu vực trong Địa Tạng Phi Lai Tự
Khu vực tòa Tam Bảo được xây dựng rộng, lớn nhất trong tổng quan của cả ngôi chùa. Ở đây đặt tượng Địa Tạng mang đến vẻ hiền từ, uy nghiêm. Mái chùa được lợp bằng ngói đỏ quen thuộc với người dân Việt Nam.
Ở phía bên phải của Tòa Tam Bảo chính là nhà thờ Tổ. Ở nơi đây thờ tự 42 vị sự tổ trụ trì của chùa. Song song với đó còn có nhiều kiến trúc rất nổi bật khác như là tòa điện của Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Ông, tượng Đức Thánh Hiền và khu nhà ở dành cho các vị Tăng Ni, Phật Tử. Không những thế còn có khu giảng đường để cho các tăng ni, phật tử nghe giảng đạo hay tổ chức khóa tu. Chùa Địa Tạng còn có khu nhà khách để cho du khách đến trải nghiệm.
8. Những cổ vật thời đại Lý – Trần trong Chùa Địa Tạng
Được biết, những dấu tích xuất hiện ở trên bia đá hay cổ vật ở chùa đã bật mí nhiều điều thú vị cho ngôi chùa cổ này. Dựa theo cuốn Dư Địa Chí, mảnh đất xây dựng của chùa này được xem là phên dậu phía Nam Thăng Long. Ở chùa được tìm thấy nhiều mẫu gạch mang họa tiết hoa văn khác nhau. Ví dụ như hình hoa sen, hình con rồng, những bộ phận linh vật, thần chim Garuda,… Đây đều là những cổ vật được tái hiện trong lịch sử thời Lý – Trần.
Và những cánh hoa sen với mũi nhọn hất lên phía trên chính là biểu tượng cho hoa văn thời Lý – Trần thế kỷ 11 – 14. Thiết kế của nó khác hẳn với cánh sen ngang hay là chúc xuống của thời nhà Lê.
Các viên ngói mang hình thần chim Garuda ở trên tháp chính là biểu tượng cho vũ trụ. Ngoài ra, hình rồng ở bên trong hình tượng lá được để trước gian thờ của Đức Thánh Hiền. Song song với đó, nó còn được ốp trên tường đã thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ý nghĩa đó là Đạo Phật luôn luôn đồng hành cùng với vận mệnh của đất nước.
Khung cảnh cổ kính ở bên trong Chùa Địa Tạng. Ảnh: JUL Photography
9. Những hoạt động nổi bật nhất của chùa Địa Tạng
Chùa Địa Tạng chính là nơi diễn ra nhiều hoạt động ở trong Phật giáo. Hầu hết các tháng trong năm, Địa Tạng Phi Lai Tự đều tổ chức những hoạt động cụ thể. Ví dụ như những ngày đầu năm mới, Chùa Địa Tạng sẽ trang trí nhiều hoa tươi vô cùng rực rỡ. Còn từ ngày 9 – 10 tháng Giêng, Chùa Địa Tạng tái hiện chợ quê với nhiều gian hàng đặc trưng.
Đến tháng 6 – tháng 7 trong năm, Chùa Địa Tạng có tổ chức những khóa tu mùa hè. Đáng chú ý, ngày 30/7 Chùa Địa Tạng sẽ tổ chức đại lễ Vu Lan Báo Hiếu, Lễ Vía Phật Địa Tạng Bồ Tát. Còn vào ngày rằm tháng 8, Địa Tạng Phi Lai Tự cũng tổ chức lễ hội trung thu, bạn có thể di chuyển đến đây để ngắm trăng tròn.
Vào mùa đông, chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động khác như trồng cây, gói bánh chưng,…
Đến chùa Chùa Địa Tạng để tham quan và chiêm bái, du khách nên giữ trật tự, không xô đẩy, chen lấn. Ảnh: Sưu tầm
10. Cách sắm lễ và văn khấn khi đi Chùa Địa Tạng
Cách sắm lễ khi đi Chùa Địa Tạng
Lễ chay sẽ bao gồm hương, hoa tươi, phẩm oản, xôi chè, quả chín,… Lễ mặn sẽ bao gồm lợn, gà, giò chả,… được làm vô cùng cẩn thận, nấu chín. Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.
Văn khấn Chùa Địa Tạng
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý
Tín chủ con là: ……………………………
Ngụ tại:…………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.
Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
11. Những điều cần lưu ý khi chiêm bái Chùa Địa Tạng
Địa Tạng Phi Lai Tự là một trong những chốn thanh tịnh, yên bình thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan, chiêm bái. Để có được trải nghiệm thú vị ở ngôi chùa bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Bạn nên lựa chọn thời điểm đi chùa hợp lý, tốt nhất là hãy đến chùa vào dịp Tết cổ truyền, dịp tháng 9 – 10 âm lịch. Không những thế bạn cũng nên tham dự các khóa tu mùa hè vào tháng 6 – tháng 7 âm lịch.
- Bạn nên mang giày thể thao hoặc dép đế mềm vừa chân để có thể tạo cảm giác thoải mái. Nguyên nhân là vì không gian bên trong của chùa rất rộng rãi cho nên bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để thưởng thức.
- Không nên đặt tiền lên các tượng Phật bởi vì nó sẽ làm mất đi mỹ quan ở trong chùa. Bạn có thể đặt chúng vào các hòm công đức ở trong chùa.
- Khi vào chùa, nếu như gặp sư thầy, sư cô thì nên chắp tay hình búp sen ngang ngực và lễ phép cúi người chào “A Di Đà Phật”. Hoặc nếu như gặp những người bạn đồng tu hãy mỉm cười thật tươi để chào nhau.
Khi đến Chùa Địa Tạng bạn nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, phản cảm. Ảnh: NBT House
Địa Tạng Phi Lai Tự là một nơi linh thiêng và đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Ninh Trung, Liêm Sơn. Đây cũng là điểm đến tâm linh của du khách thập phương. Cứ vào ngày mùng 1, rằm hàng tháng, lễ nhà Phật thì du khách thập phương lên chùa dâng hương cầu bình an, sức khỏe. Hy vọng những thông tin mà chúng mình tổng hợp trên đây sẽ có ích cho bạn. Hãy dành thời gian để đến tham quan, chiêm bái ngôi chùa cổ này nhé!
Đăng bởi: Nguyễn Khuyến
Từ khoá: Kinh nghiệm đi Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự: trốn ồn ào, tìm bình yên
Xem Thêm Những Bài Viết Về Kinh Nghiệm – Bí Kíp Du Lịch Tại Đây
Trả lời