Chùa Lôi Âm là một trong những ngôi chùa Quảng Ninh nổi tiếng rất linh thiêng. Vào dịp Tết đến xuân về thì đây là một ngôi chùa rất thích hợp để các phật tử đi du xuân đầu năm. Cùng chúng mình tìm hiểu những kinh nghiệm đi lễ chùa Lôi Âm Quảng Ninh chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao nên đến Chùa Lôi Âm?
Chùa Lôi Âm là ngôi chùa linh thiêng có lịch sử 500 năm, được xây dựng vào thế kỷ 15 dưới thời vua Lê Thánh Tông, ngoài ra ngôi chùa này còn được ca ngợi là một danh thắng của vùng Hải Đông thời bấy giờ. Năm 1997, chùa Lôi Âm được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Bạn đang cần tư vấn tour, gọi ngay:
Về quy mô, chùa Lôi Âm không bề thế bằng những chùa được xây mới ở nhiều nơi, nhưng xứng danh là linh tự, trầm mặc ẩn mình giữa rừng thiêng của “Linh Thứu Kỳ Sơn” và là địa điểm thu hút được lượng khách đông nhất trong chuỗi đền thờ Đông Nam Á.
Chùa Lôi Âm là ngôi chùa linh thiêng ở Quảng Ninh
Không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng, cổ kính mà Chùa Lôi Âm còn được biết đến với phong cảnh hữu tình. Ngôi chùa cổ ẩn mình trên núi, giữa ngàn núi mây, bạt ngàn thông xanh và thảm dứa trải dài. Bất kỳ ai khi đến ngôi chùa này cũng sẽ không ngừng thán phục vì vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên nơi đây.
Chùa Lôi Âm nằm ở sườn núi Linh Thứu – là ngọn cao nhất trong dãy núi trải ven vịnh Hạ Long với khoảng hơn 500m so với mực nước biển, vị trí ngôi chùa nằm trên khoảng đất phẳng cách đỉnh chừng 100 mét. Đây là vị trí đẹp để bạn có thể ngắm cảnh vịnh Hạ Long nhiều cảnh đẹp, đặc biệt thích hợp các chuyến du xuân.
Hiện nay, nhiều nơi chùa bị biến thành nơi thương mại hỗn tạp, nhưng nơi đây tuyệt đối không có một hàng quán nào, chỉ có nhà ăn chay của chùa, thanh tịnh và bình yên vô cùng. Ngày đầu năm các bạn đi lễ chùa cầu an vui, may mắn sẽ được vãn cảnh sơn thủy đẹp mê hồn, hòa mình cùng thiên nhiên ban sơ, quẳng gánh lo toan hàng ngày bộn bề trăm công ngàn việc. Vì vậy, có thể nói chùa Lôi Âm là nơi có trật tự – an ninh đảm bảo nhất trong các dịp lễ.
2. Nên đến chùa Lôi Âm vào dịp nào?
Tháng Giêng là tháng được rất nhiều phật tử chọn là thời điểm thích hợp để lui tới. Do đây là thời gian mà hầu hết các nghi lễ được tổ chức ở đây như: Cầu cho quốc thái dân an; chúc phúc đầu năm; cầu cho mưa thuận gió hoà, mọi điều may mắn…
Nhưng cũng cần phải lưu ý, vào các ngày lễ ở đây sẽ rất đông du khách đến vãn chùa.
Còn nếu bạn muốn đến đây để vãn cảnh thì bạn có thể đi vào thời điểm nào cũng được nhưng nên chú ý dự báo thời tiết để tránh đi vào những ngày mưa, những ngày nhiều sương mù vì bạn sẽ không ngắm được cảnh đẹp.
3. Chùa Lôi Âm ở đâu? Hướng dẫn cách đi, giá vé
Nếu du khách đi bằng phương tiện cá nhân có thể tham khảo tuyến đường sau:
Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi ra đường Vành đai 3 rồi đi đường QL5B đến cao tốc Hạ Long – Hải Dương, đến đây bạn rẽ phải để đi vào QL18 để đến hồ Yên Lập. Ước tính quãng đường này sẽ dài khoảng 160km và bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng rưỡi để di chuyển.
Từ Hải Phòng đi Lôi Âm bạn sẽ mất khoảng hơn 1 tiếng di chuyển với quãng đường dài khoảng hơn 50 cây số. Từ thành phố Hải Phòng bạn sẽ đi đường AH14 rồi rẽ phải để vào QL5B, rồi bạn cũng sẽ đi quãng đường tương tự như trên để tới được hồ Yên Lập.
Bạn đang cần tư vấn tour, gọi ngay:
Tới hồ Yên Lập, bạn có thể thuê đò với giá 30 000đ – 50 000đ/ người để đến chân núi Lôi Âm, đến chân núi bạn có thể lựa chọn đi bộ hoặc thuê xe để lên chùa Lôi Âm.
Tới hồ Yên Lập, bạn có thể thuê đò với giá 30 000đ – 50 000đ/ người để đến chân núi Lôi Âm
4. Hướng dẫn tham quan chùa Lôi Âm
Dươi đây là gợi ý hành trình tham quan chùa Lôi Âm dành cho bạn chi tiết nhất:
4.1. Đường lên chùa Lôi Âm
Lối lên chùa phải đi qua một con đường nhỏ trải nhựa chạy men triền núi, vắt vẻo qua 7 ngọn đèo bao gồm: 5 ngọn đồi dốc cao và 2 ngọn đồi dốc thoải, 1 đoạn dốc ngược; một con đường mòn uốn lượn, trong cánh rừng thông và rừng nguyên sinh, thuộc diện rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, gọi là đường Chúa Ngự dài trên 850m, đưa chân du khách đến cửa chùa.
Đường lên chùa Lôi Âm
Đi bộ bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vĩ, những cây thông già xao xác lá mùa khô, nhường dáng cho các nương dứa trải rộng đến miên man đang thì trổ mã. Bạn sẽ mất khoảng 1h đồng hồ để leo lên đến chùa. Trên đường đường đi lên chùa Lôi Âm bạn có thể dừng chân tại Chùa Hang để thắp hương.
Lưu ý là con đường mòn rất khó đi dốc, quanh co, khúc khuỷu, chỗ to chỗ nhỏ, có những đoạn đường bạn sẽ phải đi trên các tảng đá lớn.
4.2. Tham quan hồ Yên Lập
Hồ Yên Lập là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, hồ ôm quanh chân núi tạo thành một hồ nước lớn có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn với những đảo nổi tự nhiên như đảo Bàn Tay, đảo Canh, đảo Cua, đảo Giáp Giới…. cùng với rừng thông bao la phủ kín các ngọn đồi tạo nên cảnh đẹp nên thơ.
Hồ Yên Lập là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Quảng Ninh
Từ trên chùa Lôi Âm nhìn xuống sẽ có thể ngắm được toàn cảnh vùng hồ nhấp nhô đẹp như một vịnh Hạ Long thu nhỏ. Những buổi chiều thu, hoàng hôn buông xuống, mặt nước hồ lung linh phản chiếu ráng chiều, cảnh vật đẹp tựa chốn bồng lai, ngồi trên đỉnh núi ngắm mặt hồ êm dịu, bạn sẽ không muốn về.
Một số dịch vụ xuất hiện để phục vụ du khách tham quan hồ, trong đó có dịch vụ đi thuyền trên hồ, chèo thuyền kayak, gà nướng…
Dịch vụ đi thuyền trên hồ Yên Lập
5. Đến chùa Lôi Âm cầu gì? Văn khấn tại chùa
Cùng tìm hiểu về lịch sử chùa và những nghi thức khi đến bái lễ tại chùa trong phần sau:
5.1. Sự tích chùa Lôi Âm
Theo dân gian, chùa Lôi Âm là ngôi chùa thiêng có nhiều tích kể về lịch sử của chùa. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến:
Núi Lôi Âm là một mảnh đất linh thiêng. Nhiều cụ bô lão trong vùng còn kể lại rằng: vùng núi cao trùng điệp này xưa vốn nhiều lũ yêu ma ẩn náu và lộng hành. Chúng thường xuyên quấy nhiễu, cướp bóc và hãm hại người dân khiến cho dân chúng kinh hãi mà phải bỏ quê quán đi tha phương cầu thực. Khi những ngôi làng lân cận đã vãn người, hầu hết chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ nhỏ yếu sức không kịp chạy, lũ yêu ma bèn bắt giữ cầm tù tất cả dân làng làm nô lệ.
Năm tháng trôi qua, có một cậu bé mồ côi cha mẹ đã dần trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Chứng kiến cảnh yêu ma lộng hành, chàng trai bèn trốn thoát, sau nhiều năm ròng rã cuối cùng cũng gặp được đức Phật. Đức Phật ban cho chàng trai một hộp gỗ, dặn khi nào về đến quê nhà đợi đúng giữa đêm khuya khi yêu ma lộng hành hãy mở hộp ra.
Sự tích chùa Lôi Âm
Như lời dặn của Đức Phật, chàng trai trở về quê nhà, tập hợp tất cả người dân trong làng đợi đúng thời khắc giữa đêm và mở hộp. Khi nắp hộp vừa mở ra, một mùi hương trầm lan tỏa khắp nơi nơi cùng với đó là tiếng tụng kinh niệm Phật vang xa văng vẳng khắp núi rừng. Lũ yêu ma kinh hãi hú hét bỏ chạy toán loạn.
Từ đó, nơi đây trở nên thái bình. Cứ vào giữa đêm, mùi hương trầm và tiếng tụng kinh niệm Phật lại âm vang khắp núi rừng. Thấy vậy, nhân dân trong vùng cùng nhau lập lên một ngôi chùa thờ Phật tại đỉnh ngọn núi cao nơi chàng trai mở hộp Phật gọi là chùa Lôi Âm. Cái tên “Lôi Âm” có thể hiểu là “tiếng của Phật” cũng vì vậy.
Tìm hiểu chi tiết tại: Chùa Lôi Âm – Wikipedia
5.2. Đến chùa Lôi Âm cầu gì? Văn khấn tại chùa
Đến chùa Lôi Âm Quảng Ninh các bạn nên cầu bình an, cầu sự nghiệp thành công, phát đạt,… Đến chùa Lôi Âm là cơ hội để mọi người vãn cảnh, tìm lại sự thảnh thơi nơi tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa.
Dưới đây là gợi ý văn khấn tại chùa:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
6. Đồ lễ, một số vật dụng cần chuẩn bị
Để làm tốt việc vào chùa khấn gì cho phù hợp, bạn cần phải thứ tự hành lễ tại chùa và cách sắm sửa lễ chùa. Đến dâng hương bạn lưu ý chỉ sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh như trâu, dê, lợn, thịt mồi, gà, giò, chả… Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức. Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Cụ thể, đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
- Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
- Sau khi đặt lễ ở ban thờ Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
- Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
- Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ, còn gọi là nhà Hậu.
- Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Lưu ý đặc biệt với cả khách hành hương đến lễ Phật và khách tham quan đó là bạn phải chuẩn bị đầy đủ một số vật dụng sau khi đến chùa Lôi Âm:
- Áo khoác gió mỏng để phòng trường hợp thời tiết lạnh vì chùa nằm trên núi cao.
- Mang theo balo để bỏ vật dụng cá nhân.
- Mang theo một chút nước và đồ ăn lót dạ.
- Mang theo ít tiền mặt và cất cẩn thận để phòng trừ kẻ gian.
7. Tour du lịch Lôi Âm trong ngày
Thông thường với các đoàn đông người, việc thuê một đơn vị tổ chức Tour sẽ là giải pháp kinh tế và an toàn cho chuyến tham quan tới chùa Lôi Âm.
Du khách đang cần tư vấn để tổ chức chuyến tham chùa Lôi Âm thì dưới đây chúng mình xin giới thiệu đơn vị lữ hành Azway là các đơn vị có nhiều năm hoạt động trong việc tổ chức tour tâm linh.
8. Một số lưu ý khác
Khi bạn đến chùa Lôi Âm tại Hạ Long nhất định bạn phải thưởng thức món Gà nướng Lôi Âm. Tên gọi gà Lôi Âm nướng ở đây chính là chỉ gà đồi nướng tại chân núi Lôi Âm. Gà Lôi Âm thơm ngon có tiếng, là đặc sản của người dân vùng này. Đây vừa là món ăn đáng thử đối với thực khách thập phương, vừa là món quà du lịch đáng quý khi mua về.
Ngoài gà nướng Lôi Âm, bạn có thể ghé thành phố Hạ Long để mua thêm nhiều đặc sản khác về làm quà như: chả mực, ruốc tôm, rượu nếp ngâm Hoành Bồ,…
Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng mình muốn chia sẻ cho các bạn khi các bạn đi hành hương, tham quan ở chùa Lôi Âm Quảng Ninh. Đừng quên phản hồi lại ý kiến cho chúng tôi ở phía bên dưới nhé!
Đăng bởi: Thịnh Trần
Trả lời