Nghĩa Lộ – Mường Lò – nơi bắt nguồn của điệu xòe Thái

Nghĩa Lộ – Mường Lò – nơi bắt nguồn của điệu xòe Thái

Nhắc tới Yên Bái, ngoài những địa danh như Mù Cang Chải, Hồ Thác Bà, hay vùng đất đá quý Lục Yên, một địa danh khác thường được dân du lịch nhắc tới đó là cánh đồng lúa Mường Lò – Nghĩa Lộ, là cánh đồng lúa lớn thứ 2 khu vực Tây Bắc. Đồng thời đây cũng là nơi khởi nguồn của Xòe Thái – điệu mùa say lòng người của những cô gái Thái.

Con đường gần nhất đi tới thị trấn Mù Cang Chải – thị trấn vùng cao và xa nhất của tỉnh Yên Bái, đó là đi theo Quốc lộ 32, qua cánh đồng lúa Mường Lò – thị xã Nghĩa Lộ, đèo Khau Phạ – môt trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc. Trên đường đi bạn có thể ghé qua bản Lìm Mông nghỉ chân, chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang nơi đây trước khi lên đèo.

1. Vị trí địa lý, khí hậu

Nghĩa Lộ là một thị xã nằm về phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, và nằm phía Tây sông Hồng.

Thị xã Nghĩa Lộ có diện tích tự nhiên 29,96 km2 – là đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất tỉnh, cách trung tâm Thành Phố Yên Bái khoảng 84 km theo quốc lộ 32.

Phía Bắc, phía Đông, phía Nam giáp huyện Văn Chấn, phía tây giáp huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái.

Nghĩa Lộ – Mường Lò – nơi bắt nguồn của điệu xòe Thái

Vị trí địa ly Thị xã Nghĩa Lộ

Nghĩa Lộ nằm trong vùng đất cổ thuộc cấu tạo địa chất Indonixit với hệ thống kiến tạo địa máng mang đậm nét của vùng Tây Bắc Việt Nam. Nằm ở trung tâm vùng lòng chảo Mường Lò rộng lớn, thị xã có địa hình tương đối bằng phẳng, theo hướng nghiêng từ Tây sang  Đông, từ Nam lên Bắc, độ cao trung bình 250m so với mặt biển, xung quanh là những dãy núi cao bao bọc.

Cánh đồng Mường Lò – vựa lúa lớn thứ 2 vùng Tây Bắc có đại đa số diện tích thuộc Thị xã Nghĩa Lộ.

Vị trí địa lý và địa hình đó đã tạo ra cho Nghĩa Lộ các yếu tố khí hậu mang đặc trưng của tiểu vùng khí hậu Tây Bắc, trong năm có 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của cả năm là 22,5ºC, trong đó tháng trung bình cao nhất là 27,4ºC, trung bình tháng thấp nhất là 16,4ºC. Là địa phương có số giờ nắng cả năm hơn 1700 giờ, cao hơn các nơi khác trong tỉnh.

Với lượng mưa trung bình một năm từ 1400 -1600 mm, là nơi có lượng mưa thấp so với một số địa phương trong tỉnh. Mưa lớn tập trung vào các tháng 5, 8; mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể tập trung vào tháng 11, 12.

Là khu vực nằm sâu trong nội địa, độ ẩm Nghĩa Lộ thường thấp hơn so với một số nơi trong tỉnh. Độ ẩm tương đối 84% rất thích hợp phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Xem Thêm  Măng sặt Yên Bái – Món ăn ngon hảo hạng du khách nào cũng muốn thử

Nghĩa Lộ tuy là đơn vị hành chính nhỏ nhất tỉnh Yên Bái, nhưng chế độ thủy văn nơi đây khá phong phú: Ngòi Thia, Ngòi Nung và Suối Đôi.

Trong đó Ngòi Thia là một phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi Trạm Tấu với chiều dài 165 km, đoạn chảy qua thị xã khoảng 5 km. Độ cao bình quân của lưu vực Ngòi Thia tới 907 m, độ chênh lệch lưu lượng giữa mùa lũ và mùa cạn lên tới 480 lần. Đây là yếu tố gây bất lợi cho khai thác tiềm năng nước mặt của Ngòi Thia ở những nơi có nó đi qua. Trong mùa mưa lũ thường gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của nhân dân ven ngòi. Tuy nhiên, cùng với tài nguyên nước ngầm, hệ thống ngòi suối là nơi cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt.

2. Dân tộc, văn hóa

Trên vùng đất nhỏ bé Nghĩa Lộ có tới 10 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Kinh, Tày, Nùng, Mường, Cao Lan (Sán Chay), Giáy, Phù Lá (Xa Phó), Khơ Mú, Hoa. Trong đó người Kinh và người Thái chiếm tỷ lệ nhiều nhất (44 %).

Chính sự tập trung đông đúc của nhiều dân tộc anh em như vậy đã tạo nên nét đặc sắc của văn hóa Nghĩa Lộ. Chợ Văn hóa Mường Lò và mạng lưới thương mại dịch vụ đã làm cho Nghĩa Lộ trở thành trung tâm kinh tế xã hội của các địa phương miền Tây Yên Bái.

khám phá, nghĩa lộ – mường lò – nơi bắt nguồn của điệu xòe thái

Người dân tộc Thái thêu thùa

Đặc biệt, Nghĩa Lộ còn là nơi khởi nguồn của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc, nổi tiếng với điệu múa Xòe làm say đắm lòng người.

Múa xòe có từ bao giờ, không ai nhớ nổi. Chỉ biết, từ xa xưa, người Thái Mường Lò đã có câu hát rằng:

Không xòe không vui

Không xòe cây ngô không ra bắp

Không xòe cây lúa không trổ bông

Không xòe trai gái không thành đôi

Bởi thế, trong cuộc vui nào, đồng bào người Thái đất Mường Lò cũng có múa xòe. Vì rằng: Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi… Và với người Thái Tây Bắc, múa xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hàng ngày của đồng bào vậy!

Hiện nay người Thái Mường Lò còn gìn giữ được 6 điệu xòe cổ.

  • Điệu “Khắm khen” – nắm tay nhau vòng tròn, biểu hiện cho tình đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng.
  • Điệu “Khấm khăn mời lẩu” – nâng khăn mời rượu, tỏ lòng yêu quý và mến khách.
  • Điệu “Phá xí” – bỏ bốn, tượng trưng cho bốn phương trời đất, sự đoàn kết trao đổi, tình cảm của con người.
  • Điệu “Đổn hôn” – tiến, lùi và nhào ra phía trước, lùi về sau thể hiện việc dẫu trời đất có giông bão, sóng gió nhưng tình cảm con người với con người luôn gắn chặt bên nhau.
  • Điệu “Nhôm khăn” – tung khăn, thể hiện niềm vui mùa lúa thắng lợi, xây nhà mới, sinh con thêm cháu, cưới xin…
  • Điệu “Ỏm lọm tốp mư” – vòng tròn vỗ tay, thể hiện sự vui mừng gặp gỡ, bịn rịn khi chia tay nhau sau mỗi cuộc xòe, mỗi điệu xoè thể hiện một nét văn hoá riêng.
Xem Thêm  Tổng Hợp TOP 4 Xe Khách Ninh Bình Thái Nguyên Chất Lượng

3. Đặc sản

Do đặc điểm địa hình, khí hậu, trên vùng đất Thị xã Nghĩa Lộ có các loại đặc sản: Gạo Mường Lò, trám, măng mai, sơn tra (táo mèo)… Trong đó nổi tiếng nhất là gạo tẻ Mường Lò, từ lâu đã thành hàng hóa vượt núi về xuôi mang theo cái tên Gạo Nghĩa Lộ.

khám phá, nghĩa lộ – mường lò – nơi bắt nguồn của điệu xòe thái

Gạo Sén Cù – gạo đặc sản Nghĩa Lộ

Ngoài ra nơi đây còn có những thức dùng do người dân bản địa hái lượm mà có. Bên cạnh đó còn là những nguyên liệu để chế biến các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc như măng lau, cọng rêu đá, lá sắn, chim rừng, dế mèn.

4. Địa điểm tham quan

Người dân thị xã Nghĩa Lộ luôn tự hào với Cụm di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ, tự hào với Chiến thắng Nghĩa Lộ tháng 10 năm 1952 mở màn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Khu mộ 9 liệt sỹ quyết tử phá Căng Nghĩa Lộ, Tượng đài Chiến thắng Nghĩa Lộ kiêu hãnh và nhà bia ghi danh hơn 800 liệt sĩ trang nghiêm như để in đậm hơn vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc và khẳng định tấm lòng sắt son theo Đảng của đồng bào Tây Bắc.

khám phá, nghĩa lộ – mường lò – nơi bắt nguồn của điệu xòe thái

Khu di tích lịch sử Căng Đồn Nghĩa Lộ

Ngoài ra bạn có thể đi ngắm cảnh những cánh đồng lúa Mường Lò vàng óng nếu như đến đúng dịp chuẩn bị thu hoạch lúa của người dân. Hoặc thăm thú những nét hoa văn truyền thống ngàn đời của đồng bào đã vượt ra khỏi khuôn cửa gia đình để có mặt ở chợ văn hóa Mường Lò phục vụ du khách. Tại đây bạn có thể gặp rất nhiều những sản phẩm thủ công đẹp mắt do chính bàn tay những người phụ nữ người Thái, người Mường cần cù, chịu khó lại tranh thủ thời gian để dệt, để đan và may thêu những áo, túi, mũ, đệm với từng sắc màu thổ cẩm.

Đến thăm những làng nghề hình thành vừa để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Nghĩa Lộ theo hướng phát triển thương mại dịch vụ và du lịch.

5. Xòe Thái – điệu mùa khiến say lòng người

Ngày 12/9/2015, điệu mùa Xòe Thái – Nghĩa Lộ chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia.

Xem Thêm  Những điểm nghỉ dưỡng ‘chất’ tại Sapa

Như ở trên chúng tôi đã giới thiệu, tại Nghĩa Lộ, người dân tộc Thái còn giữ được 6 điệu múa cổ truyền thống của mình: Khắm khen, Khấm khăn mời lẩu, Phá xí, Đổn hôn, Nhôm khăn, Ỏm lọm tốp mư.

khám phá, nghĩa lộ – mường lò – nơi bắt nguồn của điệu xòe thái

Điệu múa Xòe Thái – Di tích Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Điệu xoè Nhôm Khăn “Tung khăn”, điệu xòe này biểu hiện tình cảm vui mừng phấn khởi mỗi khi có niềm vui trong cuộc sống. Không chỉ có vậy nó còn thể hiện được những nét văn hóa hết sức tinh tế trong nghệ thuật trang trí hoa văn, trong văn hóa trang phục và giới thiệu sản phẩm lao động của cộng đồng. Những chiếc khăn thổ cẩm chính là thành quả trong lao động và sáng tạo của đồng bào được dệt lên từ đôi bàn tay khéo léo của các thiếu nữ dân tộc Thái nơi đây.

Điệu “Khắm then” (Nắm tay), đây là điệu xòe cơ bản nhất trong nghệ thuật dân vũ dân tộc Thái. Điệu xòe này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc sống của đồng bào, nắm tay nhau biểu hiện sự gắn kết cộng đồng, nắm chặt tay nhau không tách rời nhau kể cả khi vui hay lúc gặp hoạn nạn.

Điệu xòe “Đổn hôn” (Tiến lùi) lại có ý nghĩa hết sức sâu sắc thể hiện tình cảm son sắt của con người, cho dù vật đổi sao rời nhưng lòng người mãi không bao giờ đổi thay.

Điệu xòe “Ỏm lọm tốp mư” (Vòng tròn vỗ tay) lại biểu hiện tình cảm của cộng đồng mỗi khi có niềm vui như được mùa, mỗi độ xuân về, đặc biệt là khi có khách quý đến nhà, đến Mường Lò mọi người vỗ tay hân hoan chào đón.

Điệu xòe “Phá xí” (Bổ bốn) lại biểu trưng cho tình đoàn kết gắn bó. Dù có đi khắp bốn phương trời, đi mười phương đất mỗi thành viên trong cộng đồng vẫn luôn hướng về nguồn cội, dù xa cách nhưng tấm lòng không bao giờ thay đổi. Bốn phương trời vẫn tụ hội đông vui.

Điệu “Khắm khăn mơi lẩu” (Nâng khăn mời rượu) là một trong những điệu xòe thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp của người Thái. Nếu như người miền xuôi lấy miếng trầu là đầu câu chuyện thì người Thái Tây Bắc khi khách quý đến nhà tình cảm sẽ được thể hiện trong chén rượu đậm đà men say của lá rừng và sự trân trọng trong cách mời rượu. Những câu hát:Đừng sợ say/Đây tay ngà/ Chén đã đầy chén em dâng đầy…khiến cho du khách không nỡ đặt chén xuống. Những chén rượu mời thật khéo léo, tinh tế, trong văn hóa ứng xử của người Thái Mường Lò – Nghĩa Lộ.

Bài viết được tổng hợp bởi blogphuot.info

Đăng bởi: Hồng đỗ

Từ khoá: Nghĩa Lộ – Mường Lò – nơi bắt nguồn của điệu xòe Thái

Xem Thêm Những Bài Viết Về Du Lịch Yên Bái Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *