Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam [Cập nhật 2024]

Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam [Cập nhật 2024]

Trong quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về số lượng thành phố trên cả nước. Theo đó, Việt Nam hiện đang có hơn 70 thành phố trực thuộc các tỉnh. Trung bình mỗi tỉnh thường có từ 1 đến 2 thành phố, song vẫn có những trường hợp đặc biệt với số lượng thành phố tăng cao. Vậy tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay?

1. Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay?

Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó có 2 tỉnh có 4 thành phố trực thuộc, 3 tỉnh có 3 thành phố trực thuộc, 12 tỉnh có 2 thành phố trực thuộc và 41 tỉnh còn lại có 1 thành phố trực thuộc. 

Bình Dương và Quảng Ninh là 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

  • Quảng Ninh có 4 thành phố trực thuộc là: Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và Hạ Long. 
  • Bình Dương có 4 thành phố trực thuộc là: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên. Trong đó, thành phố Tân Uyên mới được công nhận lên thành phố vào ngày 12/04/2023 theo Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15. 
Bình Dương và Quảng Ninh là 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam
Bình Dương và Quảng Ninh là 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam

Ngoài 2 tỉnh Bình Dương và Quảng Ninh, còn có 15 tỉnh khác có số lượng thành phố nhiều hơn một. Cụ thể như sau: 

  • 3 tỉnh có 3 thành phố trực thuộc gồm: Thái Nguyên, Đồng Tháp và Kiên Giang.
  • 12 tỉnh có 2 thành phố trực thuộc gồm: Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Hậu Giang.

2. Giới thiệu đôi nét về tỉnh Quảng Ninh

Tọa lạc ở phía đông bắc Việt Nam, Quảng Ninh là một trong những khu vực có vị trí chiến lược quan trọng với đường bờ biển kéo dài và nhiều đảo đẹp. Tỉnh Quảng Ninh còn được mệnh danh là “thủ phủ du lịch” đồng thời là kho khoáng sản dồi dào của Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển đa lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến thương mại, dịch vụ, du lịch,… 

2.1. Vị trí địa lý

Xét về địa lý, tỉnh Quảng Ninh có vị trí tiếp giáp với các khu vực như sau: 

  • Phía Đông và Nam giáp Vịnh Bắc Bộ
  • Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng
  • Phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang
  • Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ninh
Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ninh

Với vị trí địa lý thuận lợi cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tỉnh Quảng Ninh được định hướng trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp hiện đại, có sức ảnh hưởng mang tầm khu vực và cả quốc tế. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng đang hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, tạo bước đệm để trở thành thành phố trực thuộc trung ương tiếp theo của Việt Nam. 

Xem Thêm  Kinh nghiệm du lịch vịnh Ninh Vân Nha Trang từ A – Z

2.2. Đơn vị hành chính

Tỉnh Quảng Ninh hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm 4 thành phố là Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Hạ Long; 2 thị xã là Đông Triều, Quảng Yên và 7 huyện: Cô Tô, Bình Liêu, Hải Hà, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Ba Chẽ.

Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam

Theo quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh, huyện Vân Đồn trực thuộc tỉnh sẽ lên thành phố chậm nhất là vào năm 2028 nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập. Như vậy, trong tương lai Quảng Ninh sẽ có 5 thành phố trực thuộc tỉnh.

Tính đến hiện nay, Quảng Ninh là 1 trong 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh là 6.120,79 km2. Dân số của tỉnh tính đến năm 2022 là 1.398.732 người, mật độ dân số đạt 250 người/km2. 

2.3. Các thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh hiện có 4 thành phố trực thuộc tỉnh là: Uông Bí, Cẩm Phả, Hạ Long và Móng Cái. Mỗi thành phố sẽ có những đặc điểm riêng về địa lý, hành chính cũng như thế mạnh trong phát triển kinh tế, góp phần làm nên bức tranh đa dạng của tỉnh Quảng Ninh. 

Thành phố Hạ Long

Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh, được thành lập vào ngày 27/12/1993. Đến đầu năm 2020, sau khi có quyết định sáp nhập với huyện Hoành Bồ, Hạ Long cũng trở thành thành phố thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. Theo đó, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 1.119,12 km2.

Hạ Long là thành phố thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam
Hạ Long là thành phố thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam

Hạ Long hiện có 33 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 21 phường và 12 xã. Tính đến nay, thành phố Hạ Long được xem là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh Quảng Ninh. Khu vực phía Tây thành phố là Bãi Cháy cũng được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ. 

Thành phố Cẩm Phả

Thành phố Cẩm Phả nằm về phía Đông thành phố Hạ Long, hiện được biết đến là đô thị loại II đồng thời là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, thành phố Cẩm Phả được chia thành 16 phường, xã trực thuộc với tổng dân số 190.232 người (tính đến năm 2019). Thế mạnh kinh tế của thành phố là các ngành công nghiệp, trong đó công nghiệp khai thác than chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngoài ra còn có các ngành khai tháng đá, sản xuất vôi, công nghiệp cảng biển,… 

Xem Thêm  Top 10 công ty sản xuất ống hút giấy uy tín nhất

Thành phố Uông Bí

Thành phố Uông Bí chính thức được thành lập vào ngày 25/02/2011 theo Nghị quyết 12/NQ-CP của Chính phủ. Đây được biết đến là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục ở khu vực phía Tây tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, thành phố Uông Bí có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường và 1 xã. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 256,3 km2, trong đó 2/3 diện tích là địa hình đồi núi. Nơi đây nổi tiếng với khu thắng cảnh Yên Tử cùng nhiều đền chùa, di tích lịch sử, văn hóa có giá trị.

Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Móng Cái

Thành phố Móng Cái là mảnh đất địa đầu của vùng đông bắc Việt Nam, cách thành phố Hạ Long khoảng 160km về phía Đông. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 519,58 km2, được chia thành 17 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó bao gồm 8 phường và 9 xã trực thuộc với tổng dân số là 108.553 người (tính đến năm 2019). Thế mạnh kinh tế của thành phố Móng Cái là thương mại, du lịch và nông – ngư nghiệp. Đặc biệt, cửa khẩu Móng Cái là một trong những điểm giao thương quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. 

3. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” của Việt Nam khi tập trung hầu hết các khu công nghiệp lớn nhất cả nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực nói riêng và cả nước nói chung. 

3.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được biết đến là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận. Vị trí địa lý của Bình Dương trên bản đồ như sau:

  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và TPHCM
  • Phía Nam giáp TPHCM
  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
Tỉnh Bình Dương là cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực phía Nam
Tỉnh Bình Dương là cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực phía Nam

Hiện nay, tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu cả nước. Việc sở hữu đến 2 đô thị vệ tinh gồm thành phố Dĩ An và Thuận An được xem là đòn bẩy thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng và kinh tế tại tỉnh này. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương cũng là một trong những khu vực thuộc danh sách đô thị thông minh của ICF, cho thấy khả năng phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. 

3.2. Đơn vị hành chính

Tỉnh Bình Dương hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 4 thành phố là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên; thị xã Bến Cát và 4 huyện: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo.

Xem Thêm  Kinh nghiệm tham quan khu du lịch Ao Vua Ba Vì mới nhất 2022 
Tỉnh Bình Dương có 4 thành phố trực thuộc
Tỉnh Bình Dương có 4 thành phố trực thuộc

Ngoài ra, theo định hướng quy hoạch của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh Bình Dương sẽ thành lập thêm 1 thành phố là thành phố Bến Cát. Cũng đồng nghĩa, trong tương lai tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố trực thuộc. 

3.3. Các thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương hiện là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam (cùng với tỉnh Quảng Ninh) khi sở hữu đến 4 thành phố trực thuộc gồm: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên. 

TP.Thủ Dầu Một

Thủ Dầu Một là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương, được thành lập vào ngày 02/05/2012. Thành phố này hiện đang được xếp hạng đô thị loại I, đồng thời là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bình Dương. Qua nhiều lần tách nhập và thay đổi địa giới hành chính, TP. Thủ Dầu Một hiện được chia thành 14 phường trực thuộc. Xét về tốc độ phát triển, Thủ Dầu Một là một trong những thành phố thuộc tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh nhất với nguồn ngân sách mỗi năm dẫn đầu cả nước.

Thành phố Thủ Dầu Một có tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc
Thành phố Thủ Dầu Một có tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc

TP.Thuận An

Thành phố Thuận An nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương, được thành lập vào ngày 01/02/2020. Đây không chỉ là trung tâm kinh tế quan trọng mà còn được biết đến là thành phố có dân cư đông nhất của tỉnh Bình Dương (618.984 người). Tính đến hiện tại, thành phố Thuận An có 10 đơn vị hành chính, trong đó gồm 9 phường và 1 xã trực thuộc. Trên địa bàn thành phố hiện có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị mới hiện đại. 

Thành phố Dĩ An

Thành phố Dĩ An được thành lập vào ngày 01/02/2020 theo Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 của Chính phủ. Với số lượng dân cư 463.023 người (năm 2021), Dĩ An là thành phố thuộc tỉnh đứng thứ 3 cả nước về quy mô dân số. Vị trí địa lý thuận lợi cũng giúp thành phố kết nối dễ dàng với các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và các tỉnh Bắc Bộ. Hiện nay, thành phố Dĩ An được chia thành 7 phường trực thuộc với tổng diện tích 60,05 km2.

Thành phố Dĩ An đứng đứng thứ 3 cả nước về quy mô dân số
Thành phố Dĩ An đứng đứng thứ 3 cả nước về quy mô dân số

Thành phố Tân Uyên

Thành phố Tân Uyên mới vừa được thành lập vào ngày vào ngày 10/04/2023 theo Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 được Chính phủ ban hành. Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 191,76 km2, được chia thành 12 đơn vị hành chính, gồm 10 phường và 2 xã trực thuộc. Tổng dân số của thành phố năm 2022 là 466.053 người, mật độ dân số đạt 2.430 người/km2. Với lợi thế nằm gần cảng biển, Tân Uyên đang tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp và hoạt động giao thương.

Như vậy, Kinhnghiemdulich.vn đã vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay. Hai tỉnh Bình Dương và Quảng Ninh ngoài dẫn đầu cả nước về số lượng thành phố trực thuộc tỉnh thì còn được biết đến là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, Việt Nam sẽ còn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nhiều thành phố trên khắp các tỉnh thành. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *