Nước ta có 63 tỉnh thành, với mỗi nơi đều có những nét đặc trưng riêng biệt về văn hóa hay ẩm thực. Nhắc đến Đặc sản Bắc Kạn thì nhiều người sẽ hình dung ra ngay những món ăn dân dã, độc đáo nơi núi rừng phía Bắc nước ta. Nếu bạn có ý định đặt chân tới đây để du lịch và trải nghiệm, đừng bỏ lỡ những món ngon đặc sản độc đáo nơi đây nhé.
1. Tôm chua Ba Bể
Tôm chua Ba Bể, một món đặc sản Bắc Kạn dân dã của người dân bản địa. Tại đây người ta thường dùng tôm chua trong bữa ăn hàng ngày. Ngày xưa tôm tại khu vực hồ Ba Bể đánh bắt khai thác được rất nhiều, do dùng không hết trong ngày nên nhiều người đã chế biến bằng cách ngâm chua để giữ được lâu hơn. Tôm chua có vị ngon cực kỳ, vừa beo béo lại có thêm hương chua cay vô cùng hấp dẫn.
Tôm chua Ba Bể – Đặc sản Bắc Kạn
2. Cá nướng Ba Bể
Không chỉ có mỗi tôm mà tại hồ Ba Bể còn có thêm rất nhiều loại cá tươi ngon, du khách sẽ có thêm lựa chọn đó là món ăn chính là Cá nướng Ba Bể. Cá sẽ được chọn từ các loại cá nhỏ, làm sạch rồi mổ bụng đem phơi một nắng, sau rồi xiên cá và mang đi nướng trên bếp than hồng. Đợi cá chín vừa là có thể thưởng thức rồi, đảm bảo cực ngon và đáng trải nghiệm cho du khách.
Cá nướng Ba Bể – Đặc sản Bắc Kạn
3. Rau sắng
Rau sắng là một loại cây có thể tìm thấy nhiều tại các vùng núi phía Bắc, đặc biệt là mảnh đất Bắc Kạn. Rau sắng có một lượng giá trị dinh dưỡng cao, nhiều đạm, nhiều dưỡng chất và hương thơm đặc trưng khi chế biến trong nhiều món ăn. Chính vì lý do đó mà rau sắng rất được ưa chuộng và nó trở thành một trong những thứ đặc sản Bắc Kạn mà du khách không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch của mình.
Rau sắng – Đặc sản Bắc Kạn
4. Miến dong Na Rì
Miến dong Na Rì có lẽ là thứ đặc sản Bắc Kạn đã được nhiều du khách nghe tới! Miến được làm từ tinh bột của củ dong riềng, thứ cây được trồng tại độ cao hơn 100m, nhời đó mà có thể tạo ra sợi miến với màu sắc hoàn toàn tự nhiên và không sử dụng thêm bất kỳ hoá chất nào trong quá trình sản xuất. Ăn miến dong Na Rì thực khách sẽ cảm nhận được độ giòn, dai và lại cực thơm. Miến có thể được chế biến thành nhiều món ăn cho thực khách thưởng thức.
Miến dong Na Rì – Đặc sản Bắc Kạn
5. Lạp xưởng hun khói
Lạp xưởng hun khói là món ăn đặc trưng không thể thiếu tại Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh vùng núi phía Bắc nói chung. Món này còn có tên gọi khác nữa là lạp xưởng gác bếp, nguyên liệu chính để làm ra món ăn này là từ ruột non với thịt lợn. Cách để làm ra món ăn này khá đơn giản nhưng vẫn cần nhiều kinh nghiệm. Đảm bảo chỉ cần cắn một miếng lạp xưởng là thực khách thưởng thức sẽ cảm nhận được toàn bộ hương vị dân dã của núi rừng phía Bắc, mùi vị lạp xưởng vô cùng đặc biệt sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.
Lạp xưởng – Đặc sản Bắc Kạn
6. Bánh coóc mò
Bánh coóc mò trong tiếng của dân tộc Tày có nghĩa là sừng bò, nghe tên là biết đã hình dáng món bánh này ra sao rồi. Món đặc sản Bắc Kạn này chắc chắn sẽ khiến những ai đã từng thưởng thức sẽ khó phai đi được hương vị dẻo thơm, đậm đà của chúng. Nguyên liệu làm ra loại bánh này sẽ từ gạo nếp thơm, lạc đỏ và sử dụng lá dong để gói lại. Những chiếc bánh coóc mò sẽ là món quà tặng, biếu cực kỳ thích hợp sau chuyến du lịch của bạn.
Bánh Coóc mò – Đặc sản Bắc Kạn
7. Bánh Pẻng phạ (bánh trời)
Đặc sản Bắc Kạn không chỉ có bánh coóc mò mà còn có thêm bánh Pẻng phạ. Đây là một loại bánh của người Tày khác, thường chỉ thấy trong các dịp lễ Tết hay cưới hỏi. Bánh Pẻng phạ là những chiếc bánh nhỏ xíu, màu trắng ngà, bên trong chứa đầy đủ hương vị của đất trời Bắc Kạn, từ cay nồng, chan chát đến ngọt ngào. Nhìn bề ngoài thì trông nó không có gì đặc biệt, nhưng khi thưởng thức thì hầu như ai cũng gật đầu khen ngon.
Bánh Trời – Đặc sản Bắc Kạn
8. Bánh trứng kiến
Nhiều du khách không nghĩ sẽ có món ăn được chế biến trứng kiến và chắc chắn sẽ ngờ vực cũng như rợn người khi nghe đến tên món ăn đặc sản kỳ quái này. Tuy nhiên, một khi đã nếm thử món bánh này thì nhiều người sẽ phải thay đổi suy nghĩ. Nhân bánh là trứng kiến đen rừng được bọc ngoài bởi lớp vỏ bánh từ gạo nếp nương. Trứng kiến non sau khi được người dân bản lấy về từ những tổ kiến đen đem đi rửa sạch, để nhân được thêm phần thơm béo hơn thì người ta cho lên chảo xào qua cùng hành phi và thịt băm. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị béo, bùi của trứng kiến non, bên cạnh đó là những tiếng nổ lách tách, lớp vỏ gạo nếp bên ngoài dẻo thơm cùng lá bọc bên ngoài.
Bánh trứng kiến – Đặc sản Bắc Kạn
9. Bánh ngải
Khám phá Bắc Kạn, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món bánh ngải của người dân tộc Tày. Bánh có màu xanh đậm của lá ngải cứu, hình dáng tròn tròn giống với bánh giày của người dân đồng bằng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được rằng bánh rất thơm và khá dẻo, ăn vào rất mát và không thấy ngấy. Vị hăng hăng, thơm thơm của lá ngải hòa quyện với vị ngọt của nếp, đường của phần nhân làm món bánh thêm bội phần hấp dẫn, thể hiện được sự dân dã nơi núi đồi.
Bánh ngải – Đặc sản Bắc Kạn
10. Xôi đăm đeng
Xôi đăm đeng là một loại xôi ngũ sắc của người dân vùng núi phía Bắc và là đặc sản Bắc Kạn khó mà có thể bỏ qua. Người dân địa phương sử dụng cây lá rừng để tạo màu tự nhiên, xôi được nấu từ loại nếp nương ngon nhất của núi rừng Phía Bắc, mang tới những nắm xôi dẻo, thơm, mềm mà lại thơm mùi nếp và lá rừng.
Xôi đăm đeng – Đặc sản Bắc Kạn
11. Trám đen
Trám đen không phải là một món ăn thông thường, thực chất đây là một loại quả rừng, chúng thường được chế biến trong nhiều món ăn của người dân vùng núi phía Bắc nói chung và người dân Bắc Kạn nói riêng. Những món ăn được chế biến cùng quả Trám đen như thịt kho, cá kho, xôi trám hay ngon nhất là món trám om cá Ba Bể nổi tiếng. Nhiều người du khách cũng săn đón thứ đặc sản này về để làm quà tặng và biếu cho gia đình và người thân.
Trám Đen – Đặc sản Bắc Kạn
12. Rau bò khai (rau dạ hiến)
Rau bò khai thường xuất hiện tại các khu vực núi đá hiểm trở, thứ rau này có thể vừa để làm dược phẩm chữa các loại bệnh, vừa dùng để chế biến món ăn. Với rau bò khai, du khách có thể lựa chọn làm thành các món xào, món canh hoặc cũng có thể giã nhỏ ra để làm nước uống. Ngày nay, rau bò khai được trồng khá nhiều tại Bắc Kạn, do bở nó có giá trị dinh dưỡng tốt nên du khách có thể an tâm mua về sử dụng.
Rau bò khai ( Tạ Hiến ) – Đặc sản Bắc Kạn
13. Khâu nhục
Đến Bắc Kạn rồi thì không thể bỏ qua đặc sản khâu nhục, món ăn đặc trưng của người dân nơi đây. Thông thường món ăn đặc sắc này chỉ xuất hiện trong các dịp lễ tết, những ngày trọng đại trong năm. Những ai đã được thử qua một lần món ăn đặc biệt này đều không quên được hương vị của nó. Để làm nên đơn giản để làm nên được khâu nhục ngon mọi thứ cần phải được chuẩn bị, chế biến công phu từ nguyên liệu đến cách nấu.
Khâu nhục – Đặc sản Bắc Kạn
Khâu nhục ngon là sự kết hợp giữa khoai môn và thịt ba rọi luộc sơ, thêm các thành phần khác như mộc nhĩ, nấm hương.. nấu khoảng 5-6 giờ. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của trong từng thớ thịt, vị bùi của khoai môn, hương thơm của những loại gia vị, tất cả hòa quyện vào nhau rất đậm đà.
Chưa hết, đặc sản Bắc Kạn còn có nhiều món ăn đặc sản tuyệt vời khác như: Mứt mận, rau dớn, quýt Quang Thuận, rượu men lá… Nghe thôi đã thấy nơi đây còn nhiều món ăn đang chờ chúng ta trải nghiệm. Còn đợi gì mà không làm một chuyến du lịch và tất cả đang chờ bạn khám phá thêm đó.
Đăng bởi: Đặng Khánh Linh
Từ khoá: 13 đặc sản Bắc Kạn đủ sức mê hoặc với mọi thực khách
Trả lời