Chùa Khai Nguyên Sơn Tây bề thế, nơi sở hữu pho tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á nằm giữa vùng quê thanh bình yên ả. Đến đây để được ngắm nhìn vẻ đẹp độc đáo, kiến trúc tinh xảo với quy mô hoành tráng của một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Thủ đô.
Chùa Khai Nguyên ở đâu?
Chùa Khai Nguyên hay còn được biết đến với tên gọi là Cổ Liêu hay Tản Viên Sơn Quốc Tự. Chùa nằm ở thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây cách trung tâm thành phố không quá xa. Một địa điểm du lịch tâm linh, an yên nơi cửa Phật không chỉ nổi tiếng tại Hà Nội mà cũng thu hút một lượng lớn du khách thập phương đến vãn cảnh, dâng hương cầu mong bình an và những điều tốt đẹp cho gia đình.
Ảnh: @trinhdzuo
Hướng dẫn đi chùa Khai Nguyên Sơn Tây
Từ trung tâm thành phố di chuyển đến đây chỉ khoảng chừng 45km. Du lịch Hà Nội để đi đến chùa Khai Nguyên bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau như: xe buýt, xe taxi, xe máy và ô tô cá nhân,… Tuy nhiên, phương tiện cá nhân được gợi ý với sự tiện lợi, nhanh chóng.
Ảnh: @khampan66
Đường đi không khó tìm, bạn chỉ cần đi theo hướng về ĐCT08 qua Nguyễn Trãi, hầm chui Trung Hoà. Đến nút giao đường 80 rẽ phải đi Thạch Thất/Quốc Oai, qua ĐT419 để đến Quốc lộ 32. Sau đó, rẽ vào ĐT82 đi thẳng đến Cao Sơn, từ đây đi thêm khoảng 2km nữa là đến được chùa Khai Nguyên.
Ảnh: @gianghama.199
Lịch sử hình thành chùa Khai Nguyên
Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Nội đã có lịch sử khá lâu, được xây dựng từ thế kỷ 16 vào thời nhà Lý. Trải qua nhiều thăng trầm, thiên tai chùa đã bị phá huỷ gần hết. Mãi đến năm 2003 mới được trùng tu lại với quy mô lớn nhờ nguồn kinh phí đóng góp của các phật tử gần xa.
Ảnh: @trinhdzuo
Ngôi chùa mới được xây dựng trên nền móng cũ, mô phỏng lại kiến trúc của ngôi chùa đã bị hư hại nhưng vẫn toát lên được nét đẹp kim cổ đặc trưng. Cũng như những giá trị lịch sử quý báu của ngôi chùa. Toát lên vẻ đẹp trang nghiêm giữa vùng quê thanh bình với lối kiến trúc đặc sắc. Tạo nên sự choáng ngợp và sức cuốn hút lớn cho bất cứ ai về đây viếng Phật.
Ảnh: @duoctinphong
Kiến trúc chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây
Xét về quy mô và độ hoành tráng thì kiến trúc của chùa Khai Nguyên Sơn Tây cũng thuộc vào top hàng đầu ở miền Bắc. Lối kiến thiết kế “nội công ngoại quốc” kim – cổ giao hoà từ trong ra ngoài. Bên trong chùa, các gian thờ chính được bí trí theo kiểu “Tiền Phật hậu Tổ”, sau đó là đến các khu vực khác như: Tăng đường, tả vu, hữu vu, tháp Báo Ân, gác trống,…
Ảnh: @vietnam_travel_media
Bên trong Tam Bảo gây ấn tượng với hệ thống 1.975 pho tượng Phật lớn nhỏ khác nhau được đặt khắp trong khuôn viên từ Nội điện, hành lang, sân chùa,… tạo nên tổng hoà kiến trúc vô cùng độc đáo. Ngoài ra, còn sở hữu một số di vật có giá trị cao như: 2 tấm bia đá có từ năm 1759, quả chuông đồng được đúc từ năm 1870. Đó đều là những hiện vật mang trong mình giá trị văn hoá và lịch sử không gì sánh bằng.
Ảnh: @hoangphuongnam96
Còn bên ngoài, ngay phía trước chùa bạn sẽ thấy một hồ nước lớn, hồ hình chữ nhật với nước xanh như ngọc, quanh năm như tấm gương lớn phản chiếu ánh nắng mặt trời. Trên mặt hồ còn được xây dựng một lầu gác mô phỏng lại kiến trúc của chùa Một Cột Hà Nội. Bên trong thờ Địa Tạng vương Bồ Tát và cũng là nơi cất giữ bộ kinh Địa Tạng vô cùng quý hiếm.
Ảnh: @tramanh.sally
Những kiệt tác ấn tượng khác còn có: giếng Rồng Tiên, biển non bộ mô phỏng thần Kim Quy 2 đầu đang vái Phật cầu kinh, tượng Phật Di Lặc, hang động 18 tầng Địa ngục ở dưới tầng ngầm của tượng A Di Đà,… Các tác phẩm điêu khắc có giá trị lớn, mang những đặc trưng về kiến trúc mà không nơi nào có được.
Ảnh: @_nthuong84_
Nổi bật nhất ở chùa Khai Nguyên Sơn Tây còn phải nói đến bức đại tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á được khởi công xây dựng từ năm 2015. Tượng cao đến 72m, đường kính bệ tượng lên đến 1.200m2 được những người thợ lành nghề tạo tác tinh xảo, kết cấu vững chãi. Tư thế uy nghiêm nhưng gương mặt lại từ bi, tượng mang đậm nét đặc trưng của văn hoá Phật giáo Việt Nam với tay phải ở thế Giáo hoá thủ ấn, còn tay trái thì đang nâng niu đoá sen hồng.
Ảnh: @chuakhainguyen
Chùa Khai Nguyên – điểm hẹn du lịch hấp dẫn
Từ quy mô hoành tráng cho đến lối kiến trúc mang giá trị văn hoá và thẩm mỹ cao. Được trang trí lộng lẫy đẹp mắt, nhất là vào những dịp Lễ Tết, chùa Khai Nguyên là điểm đến tham quan thưởng ngoạn và ghi lại những bộ ảnh ấn tượng. Dịp cuối tuần các gia đình có thể về đây viếng Phật, thưởng thức cơm chay và làm những việc công đức ý nghĩa. Không những thế, chùa còn nổi tiếng với bài thuốc nam chữa gan, mật bí truyền.
Ảnh: @yeens16
Không chỉ đến chùa vui an lạc, cầu bình an. Kinh nghiệm du lịch Hà Nội, hàng năm vào dịp hè chùa thường tổ chức khoá tu mùa hè thu hút một lượng lớn tăng ni phật tử cũng như mọi người ở khắp mọi nơi. Trong suốt 1 tháng mọi người cùng kết nối, học hỏi những điều hay lẽ phải để hướng thiện, tận hưởng thiên nhiên trong lành cùng chơi trò chơi, cắm trại,…
Ảnh: @maiiitron_
Địa điểm du lịch gần chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây
1. Làng cổ Đường Lâm
Ngôi cổ trấn bình yên này là điểm đến lý tưởng để bạn tận hưởng không khí thanh tĩnh và tạm quên đi những bộn bề, hối hả của cuộc sống. Đạp xe xung quanh làng check in cổng làng Mông Phụ, thăm thú những ngôi nhà cổ, đền thờ Phùng Hưng, lăng và đền thờ Ngô Quyền,… và không quên thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất này.
Ảnh: @dulichxuodoai
2. Thành cổ Sơn Tây
Du lịch chùa Khai Nguyên Sơn Tây nhớ dành chút thời gian đến tham quan và tìm hiểu ngôi thành cổ được xây dựng bằng đá ong duy nhất ở Việt Nam. Kiến trúc độc đáo được xây dựng từ thời vua Minh Mạng, những điểm tham quan ấn tượng ở đây có: cột cờ, vọng lâu, súng thần công, điện Kính Thiên, hào nước thơ mộng,… Tất cả đều toát lên nét cổ kính và đậm chất yên bình.
Ảnh: @hoang_anh584
3. Chùa Mía
Ngôi chùa lưu giữ nhiều pho tượng cổ nhất Việt Nam như: tượng Bà Thị Kính, tượng Tuyết Sơn, tượng Phật Bà Quan Âm, nhưng bức tượng La Hán,… Đến đây bạn sẽ được ngắm nhìn cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tán lớn xum xuê với gốc bám sâu vào lòng đất. Tòa bảo Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa kiến trúc vô cùng độc đáo hay khoảng sân vườn với những hòn non bộ cực đẹp.
Ảnh: @raynguyens
4. Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
Nằm ở thị xã Sơn Tây, cách chùa Khai Nguyên chỉ khoảng chưa đầy 15km, địa điểm này là nơi để tìm hiểu những kiến trúc, cũng như nét đẹp văn hoá trong phong tuc, lối sống của các dân tộc Việt Nam. Hàng năm còn có nhiều lễ hội được tổ chức với các hoạt động tín ngưỡng ấn tượng.
Ảnh: @ttu_roro
Những lưu ý khi đến chùa Khai Nguyên
– Đến chùa Khai Nguyên đừng mải mê ngắm cảnh, chụp ảnh mà hãy tận hưởng vẻ đẹp bình yên và an lạc của chốn linh thiêng này.
– Nếu muốn quay phim hay chụp ảnh bằng máy chuyên nghiệp nên xin phép ban quản lý của chùa trước. Và tránh gây ảnh hưởng đến người khác.
– Không tự ý đụng chạm hay di dời các đồ vật ở trong chùa khi chưa được sự cho phép.
– Không dẫm đạp lên cỏ, ngồi không đúng chỗ hay vứt rác bừa bãi trong quá trình đi tham quan chùa.
Ảnh: amthucdochay
Hành trình về vãn cảnh và viếng Phật ở chùa Khai Nguyên Sơn Tây là chuyến đi đầy ý nghĩa mà bạn chớ nên bỏ lỡ. Nếu có thời gian hãy đến đây để được chiêm ngưỡng những kiến trúc ấn tượng, tận hưởng không khí an yên và cùng cầu mong cho những điều may mắn, tốt đẹp đến với mình.
Hà Lê (tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Ngọc Hiền
Từ khoá: Chùa Khai Nguyên Sơn Tây – cổ tự linh thiêng đẹp nhất xứ Đoài
Trả lời