Du lịch Lạng Sơn, du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh sắc hùng vĩ, thả hồn cũng sông núi, mà còn được thưởng thức những đặc sản và món ăn ngon ở Lạng Sơn mang đậm hương vị con người vùng rừng núi. Đối với nhiều người đi đâu, mua gì về làm quà sau mỗi chuyến đi xa luôn là vấn đề đau đầu, tuy nhiên khi đến Lạng Sơn thì đây không phải là vấn đề lớn bởi vùng đất này có rất nhiều lựa chọn về quà tặng. Du lịch Lạng Sơn mua gì về làm quà? Dưới đây là một vài gợi ý để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các đặc sản Lạng Sơn làm quà, cùng tham khảo nhé.
Đào Mẫu Sơn – Lạng Sơn
Ở ngoài Bắc nhắc đến đào người ta cứ nghĩ ngay đến đào Sapa mà không biết rằng có một loại đào Lạng Sơn quả to mà vị còn ngọt hơn nhiều. Đó chính là đào Mẫu Sơn. Đào Mẫu Sơn cũng là đặc sản Lạng Sơn làm quà mỗi khi mùa hè đến.
Đào Mẫu Sơn – Lạng Sơn
Nằm trên vùng núi cao của hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình, đất Mẫu Sơn mỗi năm chỉ trồng được một vụ đào nhưng vụ nào vụ nấy đều sai trái, nặng trĩu cành. Đào chín cây không có màu hồng như loại đào Trung Quốc ta vẫn thường hay thấy. Đào Mẫu Đơn có màu xanh trắng, lông tơ bọc ngoài mềm mại như nhung. Thịt ở trong màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, bao trọn lấy chiếc hạt bé xíu bên trong.
Đào Mẫu Sơn vừa to vừa ngọt. Khác hẳn với các loại đào thông thường tuy có màu đỏ rực, thơm nức nhưng bên trong lại mềm nhũn. Thịt đào giòn rộm nghe được cả tiếng nhai. Vị đào ngọt thanh, ăn xong còn đọng lại mùi thơm nơi đầu lưỡi. Ăn không đã ngon rồi, chấm thêm chén muối ớt thì lại càng phải vị hơn nữa.
Hồng Bảo Lâm – Lạng Sơn
Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc và các xã lân cận thuộc hai huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, hồng không hạt Bảo Lâm cho năng suất và chất lượng cao hơn, và đây cũng chính là “cái nôi” khai sinh ra loại quả này.
Hồng Bảo Lâm – Lạng Sơn
Giống hồng đặc sản được trồng từ bao giờ thì không ai biết, ngay các vị cao niên đã trên 80 – 90 tuổi cũng không hay. Do vậy, có thể coi giống hồng không hạt Bảo Lâm là giống cây trồng bản địa của tỉnh Lạng Sơn. Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc cùng các xã lân cận thuộc hai huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Hồng Bảo Lâm có thịt quả dòn, thơm .ngọt đậm. Mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 đến 12 cánh đều nhau, màu vàng đỏ đậm, các cánh hoa thị là do các hạt lép tạo thành. Mặt cắt dọc quả không có thớ, thị quả mịn, không có đốm đen và không có hạt. Giá bán hồng dao động 30.000-40.000 đồng/kg vào đầu vụ và 20.000-25.000 đồng/kg khi chính vụ.
Na Chi Lăng – Lạng Sơn
Na Chi Lăng hay còn được biết đến với cái tên khác là Na Đồng Bành được trồng ở huyện chi Lăng tỉnh Lạng Sơn. Người Lạng Sơn xem đây là loại đặc sản Lạng Sơn làm quà dành cho khách quý. Du khách có dịp đến Lạng Sơn lại càng không thể quên mang một vài kg về nhà.
Na Chi Lăng – Lạng Sơn
Na Chi Lăng thuộc giống na huộc thơm ngon có tiếng. Phải người sành ăn mới biết được rằng Lạng Sơn có món của ngon vật lạ này vị số lượng rất ít. Khí hậu thuận lợi đã giúp cây cối ở Chi Lăng phát triển mạnh mẽ, chất lượng quả cũng ngày càng thơm ngon. Trái na ở đây múi dày mà đều, thịt trắng ngần xen lẫn hạt đen nhánh.
Na Chi Lăng có vị ngọt nhưng không ngấy. Thịt na dai dai chứ không bở như những loại na thường thấy. Na ăn ngon nhất là khi đã chín kỹ, mấy mắt nứt ra để lộ thớ thịt dày dặn. Bóc vỏ đến đâu ăn đến đấy để giữ được trọn vẹn mùi vị của loại trái ngon.
Đặc sản Lạng Sơn không thiếu món ngon tuy nhiên na Chi Lăng chưa bao giờ làm du khách thất vọng. Giá na cũng rất phải chăng, mua làm quà biếu hoặc tặng vô cùng thích hợp.
Rượu Mẫu Sơn – Lạng Sơn
Rượu Mẫu Sơn là loại rượu nức tiếng cả nước bởi sự kết hợp giữa nguồn nước suối tinh khiết chảy ra từ lòng núi với khí hậu trong lành quanh năm mát mẻ ở đỉnh Mẫu Sơn.
Rượu Mẫu Sơn – Lạng Sơn
Người dân tộc Dao là cha đẻ của loại rượu trứ danh này. Người ta đã chưng cất thủ công gạo với nước tinh khiết từ những ngọn núi cao hơn 1000m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại dược liệu quý hiếm. Công thức này đã được lưu truyền từ xa xưa đến bây giờ và vẫn luôn khiến người ta uống rượu Mẫu Sơn chỉ một lần thôi là nhớ mãi không quên.
Rượu Mẫu Sơn không có màu trắng đục mà trong suốt như nước suối, mùi thơm nồng nàn, cuốn hút. Rót rượu ra chén rượu sủi tăm trông rất thích mắt. Thay vì vị cay đắng thông thường, rượu Mẫu Sơn uống rất dịu, vị đậm đà nhưng lại không quá nồng nặc, có chút ngọt ngọt thơm dịu của lá và rễ cây thuốc xứ Lạng.
Người dân Lạng Sơn thường dùng rượu Mẫu Sơn trong các buổi lễ tiệc quan trọng. Đây là món đặc sản mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống của con người nơi đây mà bạn chắc chắn phải thử một lần trong đời.
Hoa hồi – Lạng Sơn
Ai đi du lịch Lạng Sơn mà chẳng đã từng nghe danh hồi xứ Lạng. Hoa hồi cũng là đặc sản Lạng Sơn mang về làm quà được nhiều du khách hỏi mua. Cứ mỗi tháng 8, khi thời tiết bắt đầu chuyển sang hanh khô thì người dân ở đây cũng bắt đầu rục rịch vào vụ thu hoạch hoa hồi.
Hoa hồi – Lạng Sơn
Hoa hồi thực chất là quả, mỗi bông gồm 5 đến 8 cánh xếp thành hình thoi. Cây hồi khá dễ sống, chỉ cần gieo hạt xuống còn hầu như không cần chăm sóc nhiều. Hàng năm cứ đến vụ thu hoạch người ta lại đua nhau đi hái hồi về bán. Đầu vụ thì bán hồi tươi, cuối vụ thì sấy thành hồi khô mà bán.
Từ hoa hồi người ta chiết xuất ra tinh dầu có mùi thơm quyến rũ vô cùng. Loại tinh dầu này có rất nhiều công dụng. Có thể dùng để xoa bóp, chế biến hương liệu, mỹ phẩm,… Trái hồi khô dùng nhiều trong nấu ăn, các bài thuốc dân gian chữa trị bệnh về đường tiêu hóa,…
Hoa hồi được bán rất nhiều ở các phiên chợ vùng cao với giá cực hạt dẻ. Hoa hồi khô thì đắt hơn một chút nhưng bù lại sẽ để được lâu. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn hãy lựa chọn hồi khô hay hồi tươi làm quà tùy ý nhé.
Chanh rừng Mẫu Sơn – Lạng Sơn
Với độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, núi Mẫu Sơn ở xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, là địa điểm lý tưởng cho sự sinh trưởng của các loại cây đặc sản, trong đó có chanh rừng. Loài quả này nhỏ hơn chanh thông thường, khi chín vỏ màu vàng, ăn cả vỏ thì ngọt, bùi và thơm, nếu bỏ vỏ ăn lõi thì hơi chua.
Chanh rừng Mẫu Sơn – Lạng Sơn
Cùng là chanh nhưng giống chanh ở đây không quá chua, mang một chút vị ngọt lại rất thơm nên được nhiều người ở mọi miền ưa chuộng. Giá một cân chanh dao động khoảng 30k đến 40k/kg, có khi lên đến 70k, cao gấp đôi, thậm chí gấp ba lần chanh thường.
Quýt vàng Bắc Sơn – Lạng Sơn
Vùng núi Bắc Sơn sở hữu đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, hội tủ đầy đủ các yếu tố để cho ra đời những trái quýt thơm ngon mọng nước. Quýt Bắc Sơn khi chín có vỏ màu vàng ươm, thơm lừng, bên trong múi dày mọng nước. Vỏ quýt nhẵn bóng chứ không xù xì, nhìn ngoài thôi là đã muốn cắn ngay vào thịt.
Quýt vàng Bắc Sơn – Lạng Sơn
Quýt vùng Bắc Sơn có hai loại quýt tròn và quýt dẹt. Quả quýt tròn có trọng lượng nhỏ hơn, vỏ mỏng bên trong có lỗ hổng giữa các múi. Đặc biệt vị quýt ăn ngọt đậm đà. Khác với quýt tròn, quýt dẹt trái thường to hơn, dày vỏ hơn và vị lại nghiêng chua một chút. Hai loại này có giá gần như nhau nên hãy tùy vào khẩu vị của bản thân và người thân để mua về làm quà.
Nem Hữu Lũng – Lạng Sơn
Nem Hữu Lũng là một trong những món ăn dân giã không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân xứ Lạng. Nó tượng trưng cho nét văn hóa ẩm thực độc đáo của mỗi vùng miền. Nem được chế biến với nguyên liệu chính đó là thịt lợn sống, sau khi đã rửa sạch và để ráo nước thì mang lên men trong vòng 2 đến 3 ngày. Sau khi đã được lên men, nem sẽ được nướng trên bếp than hồng sao cho lớp lá gói được cháy xem để dậy lên mùi thơm đậm đà của nó.
Nem Hữu Lũng – Lạng Sơn
Nem Hữu Lũng thường được dung kèm với lá đinh lăng tươi xanh, chấm kèm là nước chấm chua ngọt. Với sự kết hợp như vậy đã tạo nên được hương vị đặc trưng riêng biệt chỉ có duy nhất ở xứ Lạng này. Vào những ngày thời tiết chuyển sang đông, nhâm nhi một ít nem Hữu Lũng cùng với vò rượu Mẫu Sơn thì trên cả tuyệt vời. Hãy đặt mua thật nhiều những cuốn nem Hữu Lũng về cho bạn bè người thân có cơ hội thưởng thức đặc sản Lạng Sơn nhé!
Mắc mật – Lạng Sơn
Mắc mật là một loại rau đặc sản Lạng Sơn. Người Tày, người Nùng hay gọi gần gũi là cây mắc mật thay cho cái tên mỹ miều hồng bì núi. Cả lá và quả của mắc mật đều là một thứ gia vị vô cùng đặc trưng, làm tăng thêm mùi vị của món ăn vùng núi Tây Bắc.
Mắc mật – Lạng Sơn
Hàng năm, cứ vào tháng 6 đến thàng 7 âm lịch, người dân ở đây lại kéo nhau lên rừng hái mắc mật về đem bán cho khách thập phương. Tại các phiên chợ vùng cao, đi đâu bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy món ra vị này.
Người ta sử dụng lá hay quả mắc mật rất nhiều trong các món ăn. Lá mắc mật là loại rau không thể thiếu khi chế biến thịt lợn quay, vịt quay, măng xào hay các món nướng,…Quả mắc mật tươi vị chua chua ngọt ngọt ăn không lạ miệng. Quả mắc mật phơi khô dùng để kho cá, kho thịt, mùi vị nồng đượm như tiêu.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà mắc mật lại trở thành thứ rau đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Món ăn miền xuôi chắc chắn sẽ có hương vị rất khác khi có thêm thứ gia vị này, không tin hãy thử đi.
Bánh khẩu si – Lạng Sơn
Bánh khẩu si– một loại đặc sản làm quà quê của người dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Lạng Sơn… Ở nhiều nơi, sản phẩm này còn được gọi với các tên khác nhau như: bánh gạo nếp nổ hay bánh bỏng kẹp lạc… Đây là đặc sản được chế biến khá kỳ công, chủ yếu làm bằng thủ công từ gạo nếp, trộn với lạc (hoặc vừng), đường phên (hoặc mật mía).
Bánh khẩu si – Lạng Sơn
Về quy trình tạo ra bánh khẩu si, sau khi chuẩn bị sẵn nguyên liệu cần thiết, gạo nếp sẽ được đồ thành xôi, sau đó đem xôi phơi dưới nắng cho những hạt gạo nếp săn lại. Với nguyên liệu đó đem rang trên chảo lửa, đảo đều tay cho những hạt nếp nở đều, giòn bung là có thể bắc xuống. Đường phên (hoặc mật mía) để kết dính bỏng với nhau được thắng với nước tạo nên thứ mật sền sệt. Khi nước mật sôi sủi, bỏng đã rang sẽ được trút vào đảo, đến khi mật ôm chặt lấy từng hạt bỏng, sóng sánh. Tiếp đó, trút bỏng quyện mật vào khuôn hoặc các dụng cụ phẳng, sạch sẽ rồi cán sao cho thật chặt. Có thể phủ lên trên lớp bánh một lớp vừng hoặc lạc đã rang, để mật đường dính chặt lại. Khi bánh nguội, có thể cắt thành từng khúc và thưởng thức.
Để cho ra lò được một phong bánh khẩu si, khẩu xà cũng khá kỳ công, tỉ mỉ và tinh tế. Trước đây, chỉ khi có dịp quan trọng người dân tộc thiểu số mới làm để cúng lễ, nhưng nay thứ bánh này đã được sản xuất nhiều và thường xuyên để bán cho khách hàng có nhu cầu đặt mua… Khách phần đông từ các tỉnh thành Hà Nội, Hải Dương, TP.HCM… Thậm chí nhiều khách hàng Trung Quốc sang du lịch cũng mua làm quà.
Bánh phồng – Lạng Sơn
Bánh phồng là một món đặc sản Lạng Sơn làm quà bạn có thể mua về cho các em nhỏ ở nhà. Món bánh này là của người Tày, người Nùng thường làm trong những dịp lễ Tết, được làm từ gạp nếp cùng với tro của cây Trà Dù (loại cây đặc trưng xứ Lạng).
Bánh phồng – Lạng Sơn
Để làm được món bánh phồng không hề đơn giản đâu nha. Gạo sau khi ngâm kỹ sẽ được giã thật nhuyễn sau đó cho bột bát rượu trắng pha khoai môn vào tiếp tục giã cho mềm cho mịn, đến khi bột quyện vào nhau, ko bị dính thì mới đạt. Sau đó người dân đem phơi nắng vài ngày đến khi bánh khô thì mới được coi là hoàn thành. Mua bánh phồng về bạn có thể chiên qua với chảo dầu để bánh vừa giòn, vừa ngon nhé..
Măng ớt ngâm – Lạng Sơn
Đến các tỉnh vùng núi phía Bắc đừng quên mua về vài lọ măng ớt ngâm. Măng ớt ngâm là đặc sản Lạng Sơn làm quà hợp với mọi nhà bởi độ tiện dụng và dễ ăn.
Măng ớt ngâm – Lạng Sơn
Nguyên liệu chính làm nên món đặc sản măng ớt Lạng Sơn vô cùng đơn giản: măng tươi, ớt, tỏi cùng các gia vị đi kèm như muối, đường, giấm gạo tạo nên món măng ớt ngâm nổi tiếng. Điểm đặc biệt của măng ớt ngâm ở Lạng Sơn là khi ngâm người ta cho thêm quả của cây mắc mật thì món măng ớt ngâm chua sẽ ngon hơn và có hương thơm hơn hẳn. Ngâm chừng một tuần thì món ăn đã hoàn thành và có thể mang ra thưởng thức.
Măng ớt chua thường ăn kèm với bún, mỳ hay dùng để nấu canh chua đều ngon. Măng không có vị chua gắt mà thanh thanh, nhẹ nhẹ. Cùng với vị the the nơi đầu lưỡi của ớt khiến kích thích vị giác người ăn. Ngon nhất khi ăn măng ớt ngâm phải ăn cùng với món bún ngan. Vị chua chua, cay cay của món măng ngâm ăn cùng với vị béo ngậy của nước hầm tạo nên hương vị tuyệt hơn bao giờ hết.
Ngày nay, người Lạng Sơn đóng gói măng chua vào trong các hũ nhỏ để tiện bán buôn, thuận tiên cho du khách mang về làm quà. Bạn có dịp ghé Lạng Sơn cũng đừng quên mua vài hũ măng chua ớt về làm quà cho người ở nhà nhé!
Các loại rau – Lạng Sơn
Không phải là loại đặc sản quá đặc trưng nhưng các loại rau ở Lạng Sơn lại được du khách thập phương cực kỳ yêu thích bởi độ tươi ngon đặc biệt. Rau cũng là đặc sản Lạng Sơn được các bà, các mẹ mua nhiều nhất mang về du cho không để được quá lâu.
Các loại rau – Lạng Sơn
Khí hậu tuyệt vời cho các loại rau rừng phát triển vì thế ở Lạng Sơn du khách có thể tìm được các loại rau vô cùng đặc biệt mà đồng bằng không có như rau sắng, rau sau sau, rau bò khai. Mỗi loại rau đều có một hương vị đặc trưng riêng nhưng điểm chung lớn nhất đó là vô cùng tươi, non, ngọt và giá cực rẻ.
Người xứ Lạng ăn thịt nhiều nhưng ăn rau còn nhiều hơn. Hầu như trong bữa cơm của họ không thể nào mà thiếu được màu xanh của lá. Người dân ở đây kết hợp rau cùng các món ăn vô cùng tinh tế để tạo nên những mùi vị rất khác biệt với món ăn miền xuôi. Một số món có thể kể đến như là cải ngồng xào thịt bò, rau bò khai ăn với bánh đa, rau sắng nấu canh với thịt lợn băm nhuyễn,…
Rau xứ Lạng vì mọc trên núi trên đá nên mỗi cọng rau đều mang hương vị của núi rừng. Nếu không tin, hãy mua về ăn thử nhé!
Đăng bởi: Dương Huệ
Từ khoá: Du lịch Lạng Sơn mua gì về làm quà?
Để lại một bình luận