Hồ núi lửa Nyiragongo của Congo là một kì quan đẹp nhưng đáng sợ
Hồ núi lửa Nyiragongo là một kì quan “đáng sợ” của lục địa đen. Hồ có kích thước lớn nhất thế giới và tồn tại vĩnh viễn. Theo ước tính của các nhà khoa học thì bên trong nó đang chứa đến 282 triệu mét khối dung nham. Trên mặt hồ núi lửa, những bong bóng dung nham cứ thi nhau nổ tanh tách. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự vận động không ngừng của lớp vỏ Trái Đất. Khí ga thoát ra từ bên dưới đã tác động lên lớp dung nham bên trên. Núi lửa Nyiragongo là một trong tám ngọn núi lớn vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay của dãy Virunga. Vào năm 1977 và năm 2002, dung nham từ hồ trên ngọn núi này đã tràn ra ngoài, phá hủy một phần lớn thành phố Goma, thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo gây nên hậu quả ngiêm trọng về người và tài sản. Cứ sau mỗi năm, diện tích của hồ dung nham càng ngày càng rộng ra và dễ dàng chạm đến miệng núi lửa hơn. Đến một ngày, miệng núi lửa Nyiragongo như một chiếc tô bị đổ đầy dung nham và tràn cả ra ngoài. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Để ngăn chặn việc này đòi hỏi các nhà khoa học phải tiên đoán chính xác thời điểm nào diễn ra sự kiện khủng khiếp đó và làm sao để kịp thời ngăn chặn.
Sự đáng sợ của hồ núi lửa Nyiragongo:
Miệng hồ đỏ rực trong đêm
Miệng hồ núi lửa Nyiragongo
Dung nham nóng chảy
Dung nham đỏ rực
Dòng dung nham nóng hừng hực
Dung nham bắt đầu trào ra ngoài
Dòng dung nham như những con rắn trườn trên mặt đất
Dòng nhung nham “bò” ra ngoài.
Theo Ione
Đăng bởi: Bích Hiếu Nguyễn Thị
Từ khoá: Hồ núi lửa Nyiragongo
Để lại một bình luận