Quận Bình Thạnh là một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao của thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực này nổi tiếng với loạt dự án khu đô thị sầm uất cùng nhiều tòa nhà cao ốc văn phòng hiện đại. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ cũng biến nơi đây trở thành đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thành phố.
Quận Bình Thạnh sở hữu vị trí chiến lược quan trọng tại phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ có quỹ đất rộng lớn mà còn tập trung đông dân cư, là một trong những khu vực có giá trị bất động sản dẫn đầu thành phố. Dự án nổi bật phải kể đến là Landmark 81 – tòa nhà cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Tên quận | Quận Bình Thạnh |
Thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh |
Vùng | Đông Nam Bộ |
Thành lập | 06/1976 |
Mã hành chính | 765 |
Phân chia hành chính | 20 phường |
Trụ sở UBND | 6 Phan Đăng Lưu, Phường 14, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh |
Diện tích | 20,78 km2 |
Dân số | 552.171 người |
Mật độ dân số | 26.572 người/km² |
Biển số xe | 59-S1-S2-S3 |
Website | binhthanh.hochiminhcity.gov.vn |
1. Lịch sử hình thành
Địa bàn quận Bình Thạnh ngày nay có diện tích gần tương ứng với 5 thôn: Bình Hòa, Thanh Đa, Bình Quới Tây, Bình Lợi Trung và Phú Mỹ (thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An). Vào thời Pháp thuộc, phần đất Bình Thạnh lại tương ứng với tổng Bình Trị Thượng, hạt Sài Gòn.
Năm 1911, Bình Thạnh thuộc về tổng Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp – một trong bốn quận trực thuộc tỉnh Gia Định cũ. Vùng đất Bình Thạnh lúc bấy giờ có diện tích tương ứng với 2 làng Bình Hòa Xã và Thạnh Mỹ Tây. Tháng 5 năm 1975, hai xã này được tách ra khỏi quận Gò Vấp để thành lập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây (trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định).

Ngày 20 tháng 05 năm 1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định sắp xếp lại tổ chức hành chính. Theo đó, quận Bình Thạnh chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây cũ. Các phường cũ đều bị giải thể để thành lập 28 phường mới, được đánh số từ 1 – 28.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh. Bình Thạnh lúc này trở thành một quận trực thuộc TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục có nhiều điều chỉnh về địa giới hành chính cho đến năm 1988. Cho đến nay, quận Bình Thạnh còn lại 20 phường trực thuộc.
Tìm hiểu thêm: Các quận huyện TPHCM
2. Vị trí địa lý quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh tọa lạc ở phía Bắc nội thành thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý trên bản đồ như sau:
- Phía Đông giáp thành phố Thủ Đức (ranh giới là sông Sài Gòn);
- Phía Tây giáp các quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp;
- Phía Nam giáp Quận 1 (ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè);
- Phía Bắc giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 12 (qua sông Vàm Thuật).

Không chỉ có ranh giới tiếp giáp với sông Sài Gòn, trên địa bàn quận Bình Thạnh còn có rất nhiều kênh rạch lớn nhỏ như: Cầu Bông, Thị Nghè, Thanh Đa,… Điều này tạo nên sự thuận lợi cho các hoạt động giao thương hàng hóa bằng đường thủy của khu vực với các địa phương khác lân cận.
3. Diện tích quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh hiện có 20,78 km2 diện tích đất tự nhiên, chiếm khoảng 1% diện tích của toàn thành phố. Trong đó, phần lớn diện tích của khu vực là đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể từ sau năm 1975 nhằm đáp ứng phù hợp với sự phát triển của sản xuất công nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Diện tích TPHCM
4. Dân số quận Bình Thạnh
Theo thống kê mới nhất đến năm 2023, khu vực Bình Thạnh có tổng dân số là 552.171 người. Mật độ dân số đạt khoảng 26.572 người/km², cao hơn gần gấp 7 lần so với mật độ dân số trung bình của toàn thành phố. Khu vực này có sự đa dạng về dân cư, là nơi sinh sống của 21 dân tộc (trong đó chiếm phần lớn là dân tộc Kinh).
Bạn có biết: Dân số TPHCM là bao nhiêu?
5. Các phường quận Bình Thạnh TPHCM
Quận Bình Thạnh hiện có 20 phường trực thuộc, bao gồm: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 17, Phường 19, Phường 21, Phường 22, Phường 24, Phường 25, Phường 26, Phường 27 và Phường 28.

STT | Tên phường | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Mật độ (người/km2) |
1 | Phường 1 | 0,27 | 12.474 | 46.200 |
2 | Phường 2 | 0,32 | 15.874 | 49.606 |
3 | Phường 3 | 0,46 | 21.132 | 45.939 |
4 | Phường 5 | 0,37 | 16.146 | 43.637 |
5 | Phường 6 | 0,30 | 10.764 | 35.880 |
6 | Phường 7 | 20,78 | 552.164 | 26.571 |
7 | Phường 11 | 0,77 | 30.352 | 39.418 |
8 | Phường 12 | 1,11 | 36.127 | 32.546 |
9 | Phường 13 | 2,60 | 38.511 | 14.811 |
10 | Phường 14 | 0,32 | 10.656 | 33.300 |
11 | Phường 15 | 0,52 | 22.597 | 43.455 |
12 | Phường 17 | 0,64 | 23.548 | 36.793 |
13 | Phường 19 | 0,39 | 17.906 | 45.912 |
14 | Phường 21 | 0,40 | 22.781 | 56.952 |
15 | Phường 22 | 1,77 | 43.510 | 24.581 |
16 | Phường 24 | 0,57 | 24.309 | 42.647 |
17 | Phường 25 | 1,84 | 41.361 | 22.478 |
18 | Phường 26 | 1,32 | 38.991 | 29.538 |
19 | Phường 27 | 0,85 | 20.949 | 24.645 |
20 | Phường 28 | 5,49 | 16.771 | 3.054 |
6. Các tuyến đường giao thông tại Bình Thạnh
Địa bàn quận Bình Thạnh hiện nay có đến hơn 310 tuyến đường giao thông, được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại. Trong đó có nhiều tuyến đường lớn kết nối giao thông liên quận, thuận tiện cho người dân trong việc di chuyển đến các quận huyện lân cận. Dưới đây là danh sách các tuyến đường giao thông tại khu vực Bình Thạnh hiện nay:
|
|
|
II – Khám phá các địa điểm tại quận Bình Thạnh
1. Địa danh du lịch nổi tiếng tại quận Bình Thạnh Sài Gòn
Một tour khám phá Bình Thạnh chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên dành cho những ai yêu thích tìm hiểu về mảnh đất Sài Gòn. Khu vực này không chỉ nổi tiếng với các tòa cao ốc chọc trời mà còn lưu giữ rất nhiều giá trị lịch sử – văn hóa truyền thống, gắn liền với quá trình phát triển của thành phố. Nếu có dịp ghé đến quận Bình Thạnh TPHCM, bạn đừng bỏ qua những điểm đến hấp dẫn dưới đây:
- Landmark 81
- Chợ Bà Chiểu
- Công viên Vinhomes Central Park
- Khu du lịch Văn Thánh
- Lăng Ông Bà Chiểu





2. Các trường đại học tại Bình Thạnh
Nhắc đến quận Bình Thạnh thì không thể không nhắc đến nền giáo dục phát triển với hệ thống các trường đại học thuộc đa dạng lĩnh vực. Với nhiều trường đại học uy tín, chất lượng cao hàng đầu, nơi đây thu hút đông đảo sinh viên đến học tập, nghiên cứu và phát triển. Dưới đây là danh sách các trường đại học tốt nhất tại quận Bình Thạnh hiện nay:
STT | Tên trường | Địa chỉ | Ghi chú |
1 | Phân hiệu Trường Đại học Thủy lợi tại Thành phố Hồ Chí Minh | 2 Trường Sa, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Cơ sở 2 |
2 | Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh | 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Trụ sở chính (cơ sở Sài Gòn) |
31/36 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Cơ sở Ung Văn Khiêm | ||
3 | Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh | 2 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Trụ sở chính |
4 | Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh | 141–145 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Trụ sở chính |
276–282 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Cơ sở đào tạo | ||
5 | Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh | 5 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Trụ sở chính |
6 | Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II | Số 15 đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | |
7 | Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 215 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Trụ sở chính |
36/70 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Cơ sở 2 | ||
8 | Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 98 Nguyễn Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | |
9 | Trường Đại học Văn Lang | 233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Cơ sở 2 |
3. Tòa nhà nổi tiếng tại quận Bình Thạnh
Nằm bên bờ sông Sài Gòn thơ mộng, quận Bình Thạnh không chỉ nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp mà còn sở hữu nhiều công trình mang tính biểu tượng của thành phố. Những tòa nhà cho thuê văn phòng quận Bình Thạnh hiện đại tại khu vực này đã một phần làm nên bức tranh đô thị sôi động và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có những cái tên nổi bật như:
- CII Tower: CII Tower là tòa nhà văn phòng hạng B, được đầu tư với tổng số vốn lên đến 1.200 tỷ đồng. Công trình này chính thức đi vào hoạt động từ Quý II/2021, tọa lạc ngay mặt tiền đường Điện Biên Phủ giao Nguyễn Văn Thương. Quy mô dự án gồm 2 tòa tháp, trong đó có một tháp văn phòng 27 tầng và một tháp căn hộ dịch vụ tiện nghi. Tổng diện tích sàn cho thuê văn phòng là gần 30.000 m2, có thể được phân chia linh hoạt theo nhu cầu hoạt động.

- Pearl Plaza: Đây là tổ hợp trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê, tọa lạc ngay mặt tiền đường Điện Biên Phủ sầm uất. Tòa nhà nằm ngay trung tâm tài chính quan trọng của Quận Bình Thạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc kết nối, hợp tác kinh doanh. Kết cấu tòa nhà gồm 32 tầng cao, trong đó văn phòng cho thuê đặt từ tầng 9 đến tầng 32. Diện tích mỗi sàn là 1.362 m2, được phân chia thành nhiều không gian chức năng đáp ứng nhu cầu thuê đa dạng của khách hàng.
- Opal Tower: Opal Tower là một tòa nhà văn phòng hạng A cao cấp, tọa lạc ngay mặt tiền đường Nguyễn Hữu Cảnh – trục đường chính ra vào trung tâm TPHCM. Kết cấu tòa nhà gồm 41 tầng nổi và 4 tầng hầm, được thiết kế hiện đại, sang trọng và đặc biệt chú trọng mang đến không gian làm việc yên tĩnh. Bên cạnh đó, tầm nhìn đắt giá ra sông Sài Gòn thơ mộng cũng là điểm cộng lớn cho tòa cao ốc hạng A này.

Với sự kết hợp hài hòa giữa sông nước êm đềm, thơ mộng và sự sầm uất, hiện đại của kiến trúc đô thị, quận Bình Thạnh được đánh giá là một nơi đáng sống của TP.HCM. Trong tương lai, khu vực này hứa hẹn sẽ còn có nhiều đóng góp quan trọng làm thay đổi diện mạo đô thị của thành phố ngày càng văn minh, hiện đại.
Để lại một bình luận