Đặc sản, món ngon Bắc Giang có rất nhiều và đa dạng, bất kể du khách khi đến với vùng đất này cũng đều muốn khám phá. Du khách trong và ngoài nước khi đến Bắc Giang không chỉ chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên, tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật dân tộc nơi đây mà còn được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon và có thể mua về làm quà.
Văn hóa ẩm thực Bắc Giang được chia thành các nhóm, trong đó có nhóm món ăn được chế biến trong lễ hội đình, chùa; nhóm các món ăn đặc trưng sử dụng trong các dịp lễ, Tết; và cuối cùng là nhóm ẩm thực chế biến. Dưới đây là danh sách các món ngon Bắc Giang mà du khách có thể thưởng thức khi tới vùng đất này.
1. Bánh Đa Thổ Hà
Về thăm Bắc Giang, nếu có ghé qua làng Thổ Hà thì du khách nên thử qua loại bánh đa nổi tiếng ở đây. Bánh đa Thổ Hà được sản xuất với công thức bí truyền từ việc lựa chọn nguyên liệu cho tới cách chế biến nên khi thưởng thức có hương vị rất riêng. Để có được món bánh đa ngon, người làng Thổ Hà phải chọn nguyên liệu rất cẩn thận, công phu gồm gạo tẻ loại ngon, vừng trắng đãi kỹ, không sạn; lạc loại già, mẩy; dừa già, cùi dày và đường kính.
Bánh đa Thổ Hà có 2 loại là bánh đa nem và bánh đa nướng. Bánh đa nướng vàng ruộm, giòn tan thơm bùi vị rừng, lạc. Bánh đa nem có màu trắng ngà, mềm dẻo, dai ngon rất được ưa thích. Người làm bánh đa ở làng Thổ Hà không phải mang bánh đi bán mà đều co người đến tận nhà để lấy. Từ đó bánh đa Thổ Hà theo chân thương lai đến nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, như một món quà của ngôi làng ven sông Cầu thơ mộng.
2. Vải Thiều Lục Ngạn
Vải thiều Lục Ngạn vốn có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương), nhưng từ khi đến với vùng đất sỏi đá này đã trở thành một đặc sản ở Bắc Giang. Vải thiều Lục Ngạn là vùng đất có tiểu vùng khí hậu đặc trưng riêng và được người dân nơi đây chăm sóc, vun trồng cùng với quy trình kỹ thuật đầy sáng tạo nên cho ra đời những quả vải thiều rất chất lượng. Điều đã tạo nên thương hiệu vải thiều Lục Ngạn đó là một đặc sản có hương vị thơm ngon riêng biệt mà không nơi nào có được.
Vải thiều Lục Ngạn giờ đây không còn là đặc sản của riêng Bắc Giang nữa mà đã trở thành thứ đặc sản nức tiếng của Việt NAm trong mắt bạn bè quốc tế. Vải thiều ở đây khi chín có vỏ mỏng, màu đỏ tươi, cùi dày, khi thưởng thức rất ngọt và thơm hơn các loại vải khác. Hiện nay, vải Lục Ngạn, Bắc Giang có diện tích khoảng 40.000ha.
- Địa chỉ: Lục Ngạn, Bắc Giang
3. Bánh Đa Kế
Bánh đa kế là một món ăn bình dị, dân dã, chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà vùng quê Bắc Giang. Bánh đa kế Bắc Giang được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon không thể lẫn với bất cứ loại bánh đa nào khác. Là một món ăn đậm chất thôn quên nhưng đã làm nên thương hiệu của Bắc Giang khiến ai đến đây hoặc đi ngang cũng đều thưởng thức hoặc mua vài túi bánh đa rắc mè đen hay mè trắng về làm quà. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng bóng, hương thơm, béo của vừng đen, vị bùi của lạc, vị thơm nhè nhẹ của gạo hòa lẫn với khoai lang, và vị đậm đà của muối tinh.
Nguyên liệu chính để làm bánh đa kế là gạo, phải chọn gạo ngon, để lâu ngày, khi ấy nhựa gạo chuyển hóa thành một dạng thức khác, nó cô đọng và hòa tan vào những hạt gạo trắng trong. Điểm đặc biệt để nhận ra bánh đa kế chính là lớp vùng lạc ở bên trên. Vì vậy, bánh sẽ được rắc lên phía trên một lượt vừng đen cùng lạc sống giã giập. Vốn dĩ có tên gọi là bánh đa kê là bởi món bánh được làm ở làng Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang. Xưa kia, bánh đa kế chỉ là món ăn dân dã ở vùng quê, còn ngày nay trở thành đặc sản để du khách thưởng thức, hoặc mua về làm quà.
- Địa chỉ: làng Dĩnh Kế, Bắc Giang
4. Gạo Thơm Yên Dũng
Yên Dũng, Bắc Giang với điều kiện thổ những đặc biệt được phù sa bồi đắp liên tục, cùng với đó là điều kiện thời tiết thuận lời nên việc trồng lúa nước trở nên thuận lợi, từ đó sản xuất ra những hạt gạo thơm ngon nhất. Gạo thơm Yên Dũng với hạt gạo trắng ngần, to đều, khi nấu thành cơm rất dẻo và có hương vị thơm ngon đặc biệt nên được nhiều người yêu thích sử dụng trong các bữa cơm gia đình.
Với tổng diện tích trồng lúa của huyện Yên Dũng là 5.800ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 18.000 tấn. Gạo thơm Yên Dũng không chỉ mang đến chất lượng tốt mà còn mang lại giá trị kinh tế cho người dân trồng lúa. Mỗi ha lúa thơm tại Yên Dũng cho thu nhập cao hơn 5 triệu đồng so với lúa thuần, trong khi chi phí đầu tư không lớn cả về lượng thóc giống lẫn công lao động. Hiện nay, diện tích lúa thơm được sản xuất tập trung tại các xã Cảnh Thuỵ, Tư Mại, Đức Giang, Tiến Dũng…
5. Nham Vân Xuyên
Nham Vân Xuyên có hương thơm, bùi, béo ngậy đó là đặc trưng hấp dẫn không thể cưỡng lại khi thưởng thức món ăn đặc sản của người làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa. Nguyên liệu chính để làm món Nham gồm: trám đen bỏ hạt lấy cùi, thịt ba chỉ áp chảo thái chỉ, thịt cá chép nướng giòn. Nguyên liệu của ba thứ đó theo tỉ lệ 1:1:1, đem trộn với gia vị như lạc rang, quả núc nác nướng, rau thơm, khế chua, nêm mắm muối vừa đủ.
Món nham Vân Xuyên thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình, bạn bè ngồi quanh quần bên mâm cỗ quê, thưởng thức món Nham, hòa quyện với chén rượu cay cay, thơm nồng gạo mới làm nên phong vị hồn quê khó quên. Khi thưởng thức món ăn này, du khách sẽ cảm nhận được vị bùi, béo của trám đen, ngọt đậm của cá và hương thơm của các loại gia vị rau thơm, vừng, lạc… tất cả tạo nên một hương vị đặc trưng rất lạ, khó quên.
6. Rượu Làng Vân
Làng Vân hay còn gọi là Vạn Vân, có tên chữ là Yên Viên, nằm ở phía Bắc của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng nằm dọc tả ngạn sông Cầu, trải dài hơn 1km, đối diện với làng Đại Lâm ở bên kia sông. Làng Vân và rượu làng Vân đã có từ bao giờ, khó mà có câu trả lời chính xác, bởi thần phả, tộc phả đã bị chiến tranh tàn phá và tiêu hủy cả. Rượu làng Vân được nấy bằng gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang với men rượu bí truyền của làng Vân.
Loại rượu này được xem là đặc sản ở Bắc Giang mà du khách nên thử, sản phẩm là sự hòa quyện giữa gạo nếp và một loại men rượu bí truyền từ 36 vị thuốc Bắc được ngâm ủ trong 72 tiếng đồng nên rất quý. Khi thưởng thức rượu làng Vân cảm giác rất đậm và êm chứ không gắt, khó chịu hay đau đầu như nhiều loại rượu khác. Chính vì vậy, đây là đặc sản và niềm tự hào của người dân Bắc Giang.
- Địa chỉ: Xóm 2, thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
7. Gà Đồi Yên Thế
Nhắc đến đặc sản gà đồi, gà chạy bộ thì không thể bỏ qua gà đồi Yên Thế, Bắc Giang. Đây là một giống gà lai tạo của địa phương được nuôi theo hình thức chăn thả ở đồi, vì thế có hương vị thơm ngon, thịt chắc, ngọt. Huyện Yên Thế có đất đai rất rộng nên có thể nuôi gà đồi và một loại gà nữa ngon không kém, đó chính là gà ta thả vườn. Đối với loại gà này, cách chế biến ngon nhất là luộc chín tới, chấm muối ớt trộn tiết luộc, lá chanh.
Đa số người dân ở nơi đây, nuôi gà theo kiểu thả tự do, chăn nuôi bằng các loại thức ăn tự nhiên như: Gạo, ngô thừa thì sẽ vãi ra cho chúng ăn, còn lại gà tự kiếm ăn trong khu vườn rộng lớn, nên chất lượng thịt gà rất tốt. Vốn dĩ gà đồi ở đây ngon như vậy là do nhiều yếu tố, chủ yếu vẫn là diện tích đất đai rộng lớn, gà có không gian chạy nhả, cùng với khái hậu mét mẻ, nguồn nước, nguồn thức ăn dồi dào và một số kỹ thuật chăn nuôi chất lượng tại nơi đây.
- Địa chỉ: Trang trại gà đồi Yên Thế, Bắc Giang
8. Mật Ong Rừng Yên Thế
Huyện Yên Thế có 15 nghìn hecta rừng, trong đó có gần 1 nghìn hecta rừng tự nhiên. Hệ thực vật ở những khu rừng này rất đa dạng, vào mùa sinh trưởng cây trồng, có rất nhiều loài hoa đua nở. Cũng vì lý do đó mà nghề nuôi ong lấy mật trên địa bạn sớm hình thành và phát triển, nhất là tại xã Hồng Kỳ. Mật ong rừng Yên thế được chiết xuất từ những tổ ong nuôi trong rừng, nên có vị ngọt tinh khiết, mang hương vị đặc trưng của hoa rừng. Vì thế mật ong rừng Yên Thế sánh, sạch, thơm tinh khiết.
Mật ong rừng Yên Thế cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như các vitamin B, C, D, E, K và khoáng chất khác. Các công dụng chính của mật ong rừng có thể kể tên như kháng khuẩn, giảm đau, mau lành vết thương, tăng cường hoạt động gan, sinh lực tốt, bồi bổ cơ thể,…Phát triển nghề nuôi ong và xây dựng thương hiệu mật ong hoa rừng Yên Thế theo tiêu chuẩn sạch, tự nhiên là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của huyện Yên Thế. Vì thế sản chiếc xuất tự nhiên, không pha tạp chất hay hóa chất bảo quản.
9. Mỳ Chũ
Mỳ chũ Lục Ngạn Bắc Giang đã trở nên nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước, sợi mỳ mềm mịn, dẻo dai thơm mùi gạo mới. Những sợi mì mịn và dẻo được làm từ gạo Bao Thai Hồng được canh tác trên đất đồi Chũ chính là yếu tố làm nên sự khách biệt của thức đặc sản Bắc Giang này. Mỳ chũ có thể dùng ăn liền, nấu bữa sáng, ăn kèm lẩu rất ngon. Khi hòa quyện vào nước dùng mỳ Chũ trở nên bóng với màu trắng đục đặc trưng cùng vị dai dai ngọt bùi của gạo ngon.
Mỳ chũ có thể chế biến tùy theo sở thích của người ăn, rất thích hợp cho người sành ăn lẩu, mỳ xào bò hay bát mì thịt lợn,… đây cũng là thức qua tặng bạn bè và người thân. Hơn nữa, mỳ Chũ Bắc Giang hoàn toàn không dùng các chất bảo quản, chất phụ gia nên rất an toàn cho sức khỏe.
10. Bún Đa Mai
Bún Đa Mai là một sản phẩm bún được làm ở phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Bún Đa Mai ở Bắc Giang có sợi dẻo, ăn rất mát và du khách có thể mua về để cả ngày mà không bị chua. Bún Đa Mai nổi tiếng từ bao đời nay và ngày càng phát triển với chất lượng cao. Bún Đa Mai có 4 sản phẩm chính, đó là: bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún vẩy và được ứng dụng rất nhiều trong ẩm thực nơi đây.
Trong đó, bún vẩy ốc và bún bcon ba thường chỉ được chế biến khí dân làng có hội hè, hoặc có người đặt riêng. Bún rối và bún lá thì là những sản phẩm luôn luôn được chế biến và tiêu thụ hàng ngày. Bún là món ăn dân dã hợp khẩu vị của nhiều người, từ sản phẩm bún, mọi người. Từ sản phẩm bún, có thể chế biến ra nhiều món ẩm thực vô cùng hấp dẫn như: bún riêu cua, bún ốc, bún cá, bún ngan, bún vịt, bún măng, bún chân giò, bún thịt chó, bún chả, bún chấm nước mắm cà cuống, bún chấm mắm tôm, bún đậu, bún nem, nộm bún…
11. Cam Bố Hạ
Cam Bố Hạ là loại cam rất mọng nước và có vị rất ngọt, thơm, vị ngọt thanh dễ chịu được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em. Cam Bố Hạ thường được làm quà tặng, quà biếu vào dịp Tết Nguyên Đán. Loại cam này được trồng rất nhiều ở Bắc Giang, đến tháng Mười hai âm lịch hằng năm rất nhiều người, nhiều thương nhân, lái buôn từ khắp nơi đổ về chợ Bố Hạ thu mua loại cam này. Loại cam này đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trên khắp các tỉnh thành và trở hành món quà tặng ưa chuộng của rất nhiều người.
Cam Bố Hạ là một trong những đặc sản trái cây nổi tiếng ở Bắc Giang, sự hấp dẫn đặc biệt của loại trái cây này là mùi thơm đặc trung, vị ngọt đậm, tép to mọng nước, ruột vàng cùng hàm lượng chất xơ, Vitamin C, chất chống oxy hóa cao cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như Canxi, Kali, Sắt, Phốt pho rất tốt cho sức đề kháng, hệ miễn dịch, giảm cholesterol, chống viêm nhiễm,… Loại cam này được trồng theo phương pháp hữu cơ, không có dư lượng chất bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
12. Chè Xanh Yên Thế
Bên cạnh thương hiệu Gà đồi Yên Thế, giờ đây khi nhắc đến vùng đất này người ta còn nói đến chè xanh Yên Thế. Yên Thế là một trong 4 huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nhờ điều kiện thổ nhưỡng, đất đai thuận lợi, tiểu cùng khí hậu phù hợp với sự phát triển của cây chè, đây cũng là vùng chè lớn nhất của tỉnh Bắc Giang. Là huyện có địa hình đồi núi thấp, điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp nên cây chè được trồng ở đây sinh trưởng mạnh, nước chè thơm và ngon.
Thông qua việc triển khai thực hiện Đề án, huyện Yên Thế đã xây dựng thành công các mô hình chè với năng suất, chất lượng được nâng cao, giá trị thu nhập từ sản xuất chè tăng lên, đời sống các hộ dân sản xuất chè được cải thiện. Bên cạnh đó, các giống chè mới được đưa vào trồng và cho năng suất rất đáng kể. Điều này góp phần làm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.
13. Tương La
Tương là món ăn dân dã của người dân Việt Nam, đây là loại nước chấm không thể thiếu khi ăn bánh đúc, bánh tẻ, chấm rau muống, cà muối, thịt luộc… và còn dùng làm gia vị chế biến một số món ăn. Từ ngày xưa, người dân ở các vùng quê đã biết làm tương ăn dần. Theo như kinh nghiệm được lưu truyền ở Trí Yên, để làm được một mẻ tương như ý và đúng quy trình kỹ thuật xưa cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Nguyên liệu chính làm tương La và không thể thay thế chính là gạo nếp cái hoa vàng và đậu (đỗ) tương hạt nhỏ.
Gạo nếp chọn lựa kỹ bằng cách giần, sàng sao cho không còn hạt gãy. Sau đó ngâm, đãi rồi nấu thành xôi, xong xới ra nong, nia cho lên men, lên mốc tự nhiên. Sau khi mốc lên đều có màu hoa cau là được. Đỗ tương sau khi loại bỏ hạt léo, hạt hỏng thì rửa sạch, ran chín vừa, để nguội rồi xay ra, cho vào chum ngâm với nước trong khoảng thời gian thích hợp cho mềm. Công đoạn ngả tương là trộn mốc với nước tương đã ngâm, thêm muối cho vừa, đánh đều, phơi nắng, rồi để vào nơi thoáng mát bảo quản. Để tương ngấu, ăn ngon phải mất tối thiểu một tháng, tương sau khi là thành phẩm có thể để được khoảng 2 năm mà không dùng bất kỳ chất bảo quản nào.
Ở trên là danh sách các món ngon Bắc Giang, cùng với đó là những đặc sản mà du khách có thể thưởng thức hoặc mua về làm quà cho người thân và bạn bè. Văn hóa ẩm thực Bắc Giang rất đa dạng, vì thế hãy sẵn sàng khám phá ngay trong hành trình đến với vùng đất sỏi đá này nhé. Chúng tôi có gửi kèm thông tin, địa điểm ăn uống giúp du khách dễ dàng tiếp cận và thưởng thức, chúc du khách có chuyến du lịch khám phá Bắc Giang trọn vẹn nhất.
Xem thêm:
Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Bắc Giang Tự Túc Chi Tiết tại danh mục miền Bắc trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.
Để lại một bình luận