13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Du lịch Lai Châu – du khách không chỉ được trải nghiệm và chinh phục những kỳ quan nhiên tươi đẹp như: Đèo Ô Quý Hồ, di tích đồn Mường Tè, Pu Sam Cap… Mà ở đây còn có một nền ẩm thực đặc sắc, độc đáo góp phần tạo nên sự đa dạng của ẩm thực Tây Bắc. Chính vì vậy nếu đến Lai Châu, bên cạnh việc hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng, du khách cũng được bỏ lỡ các món ngon Lai Châu được giới thiệu bên dưới nhé.

Lai Châu là vùng đất nơi địa đầu tổ quốc với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống như: Thái, Tày, Nùng, Lự, Mảng, Kháng, Kinh… chính vì điều này đã mang lại cho Lai châu một sự phong phú đa dạng về văn hóa, ẩm thực đặc sắc của các dân tộc và thưởng thức các món ăn ở Lai Châu, đây là một trong những nét ẩm thực đặc trung của Lai châu nói riêng và Tây Bắc nói chung mà khó có thể tim thấy ở những vùng đất khác.

1. Lợn Cắp Nách

Cái tên đầu tiên trong danh sách ẩm thực Lai Châu phải kể tên Lợn Cắp Nách, một món ăn thơm ngon và nổi tiếng ở đây. Lợn cắp nách ra đời từ thói quen chăn nuôi của bà con người dân tộc vùng cao như: Dao, Mông, Thái…Đây là giống lợn chuyên được thả rông không cần phải chăm nuôi. Để có được một đàn lợi cắp nách đúng chuẩn, người dân mua một đôi gồm con đực và con cái. Sau đó thả chúng vào trong rừng gần nhà, đôi lợn sẽ đi cùng nhau kiếm ăn và làm ổ trong rừng, tự giao phối và đẻ ra hàng chục lợn con.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Lợn cắp nách là giống lợn nhỏ, thường chỉ nặng khoảng 10 – 15kg. Sở dĩ món thịt lợn cắp nách được nhiều du khách ưa thích vì thịt rất thơm và ít mỡ, nếu có mỡ khi thưởng thức cũng rất ngon và không hề bị ngây như thịt lợn thông thường. Người dân địa phương có thể biến tấu thịt lợn cắp nách thành nhiều món ăn hấp dẫn như thịt lợn nướng, thịt lợn hấp giả cầy, lợn hấp…. Dù chế biến thành món gì thì thịt lợn vẫn có hương vị đậm đà, khi thưởng thức sẽ không quên được mùi thơm của thịt.

  • Địa chỉ: Đường 58, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu

2. Thịt Trâu Gác Bếp

Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là thịt trâu sấy là món ăn đặc sản vùng Tây Bắc. Thịt trâu gác bếp thường dùng loại thịt bắp, thịt thăn trâu được loại bỏ gân và được tẩm ướp với các loại gia vị như hạt dổi, mắc khén… trước khi gác lên bếp. Ở đây, người ta có một bí quyết rất riêng, khá khác biệt để làm nên món thịt trâu gác bếp lạ vị, tuyệt ngon này. Ai đã một lần thưởng thức sẽ khó có thể quên được.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Bếp nấu ăn hàng ngày ở đây được đun bằng củi, nên dùng hơi nóng của lửa sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ sẽ chảy ra một phần, phần thịt nạc và da sẽ có màu đỏ thẫm. Để cho ra đời những mẻ thịt thơm ngon hơn, ở nơi đây người ta còn lấy ngải cứu rừng hay bã mía để hun thịt. Trước khi thưởng thức, cần lấy thịt trâu ra và hơ qua lửa giúp cho thịt mềm, dễ ăn. Vì đã được ướp đầy đủ các gia vị đậm đà nên khi thưởng thức chỉ cần chấm với tượng ớt là ngon tuyệt vời. Nếu có dịp về Lai Châu, hãy nếm thử món thịt trâu gác bếp, du khách sẽ không thể quên được cái cảm giác dai dai, ngọt bùi của thịt xen lẫn vị thơm, cay cay của gia vị.

3. Xôi Tím

Xôi tím được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, Dáy…. làm với bí quyết riêng. Từ những hạt gạo nếp nương thơm dẻo, hạt to đều không lẫn tẻ, hương thơm ngọt, mang đi vo sạch và ngâm trong nước lã từ 6-8 giờ. Để có được màu tím đặc trung và hấp dẫn của xôi, người ta nhuộm bằng loại cây có tên là Khẩu cắm. Cây Khẩu cắm bẻ cả cành, lá rửa sạch, sau đó luộc. Luộc lá sôi trong 5 phút, khi thấy nước chuyển sang màu tím và sánh là được.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Đồ xôi tím phải đồ bằng chõ gỗ được đục từ thân cây sung, lửa củi mới có được hương thơm và ngon hơn cả. Đồ đến khi gạo chín mục, xới từng lớp xôi thấy màu tím tươi, bóng, hạt xôi dẻo và không dính, có mùi thơm ngào ngạt là đã hoàn thành công đoạn nấu xôi. Ngoài hương thơm đặc trưng, ngậy mà không ngán, xôi tím còn hấp dẫn du khách bởi màu sắc và chất của các loại cây rừng. Theo như lời truyền miệng của người đồng bào dân tộc ở Lai Châu, cây Khẩu cắm dùng đồ xôi còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.

  • Địa chỉ: Quán Thanh Hồng, 249 Trần Phú, thị xã Lai Châu
Xem Thêm  11+ Quán Ăn Tối Ngon Ở Đà Lạt: Đông Khách & Địa Chủ Cụ Thể

4. Măng Nộm Hoa Ban

Nếu du khách có dịp ghé qua các bản làng người Thái ở Lai châu sẽ không chỉ biết đến một truyền thuyết đầy cảm động về Hoa Ban – Măng Đắng mà còn được thưởng thức một món ăn hấp dẫn có đầy đủ các dư vị của: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi của món Măng nộm hoa ban. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị đặc trưng riêng của núi rừng, món ăn đậm đà, thơm nồng của cá nướng, lại có vị bùi, ngầy ngậy của hoa ban, và vị đắng của măng tươi.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Măng có rất nhiều loại, loại nào dùng làm nộm cũng được nhưng ngon nhất thì có măng nứa và măng đắng. Măng đắng cần sắt nhỏ và ngâm với nước muối 30 phút sau đó luộc 2 lần rồi vớt ra để ráo, còn nếu là măng nứa thì luộc trước khi tước nhỏ. Hoa ban cần chọn loại bông tươi, ngắt lấy những cánh hoa dày để dùng. Tiếp theo là chọn cá suối tươi ngon, mình dày, đem nướng trên than củi, gỡ lấy thịt. Sau đó pha một hỗn hợp nước gồm chanh, tỏi, ớt, rau húng và rau mùi đã thái nhỏ. Sau cùng là trộn đều tay để măng, hoa ban và cá trộn đều với nước. Tất cả nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo nên  một hương vị đặc trưng của núi rừng. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được huong vị đậm đà, thơm nồng của cá nướng, vì bùi bùi, ngầy ngậy của hoa ban, và vị đắng của măng tươi.

  • Địa chỉ: Chợ Người Thái Đen, Thái Trắng Than Uyên Lai Châu

5. Lam Nhọ

Lam nhọ Lai Châu là đặc sản khá lạ lùng và đặc biệt, để miêu tả đặc điểm chính của món ăn này là: Lam là nướng, nhọ là nhừ. Tuy là món ăn đặc sản ở Lai Châu và rất nổi tiếng nhưng vẫn còn khá xa lạ với nhiều du khách ở xa. Ngay từ tên gọi đã khiến nhiều người tò mò, lam nhọ là tên gọi của món ăn được làm từ thịt trâu hoặc thịt bò nướng nhừ. Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt trâu hoặc thịt bò ngon, nướng trên than cho thật chín. Tiếp đó sẽ thái theo thớ mỏng trộn cùng với mắc khén, ớt, tỏi, gừng, quả cà rừng, rau bí, quả bí non…

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Theo người dân nơi đây, lam nhọ được chế biến khá cầu kỳ. Trước hết, người dân chọn những miêng thịt trâu tươi ngon nhất rồi dùng khăn sạch thấm nhanh cho khô máu để tranh vi khuẩn xâm nhập vào. Thịt sau đó được nướng trên than hồng cho thật chín. Tiếp theo là thái mỏng ngang từng thớ và trộn thịt cùng với các loại gia vị đặc trưng của núi rừng như: muối, gừng, tỏi, ớt, mắc khén, quả cà rừng… Sau khi thịt, gia vị, rau được trộn đều và thấm thì lại được cho vào ống tre nướng tiếp để các nguyên liệu mới chín đều cùng thịt. Tiếp đó, lại bỏ ra lấy que dằm cho nhuyễn và lại bỏ nướng ống tre lần cuối để mọi thứ chín như. Lam nhọ khi thưởng thức có vị ngọt đậm, mềm nhừ, kết dính với nhau có thể xắn thành từng miếng.

  • Địa chỉ: Nhà Hàng Ẩm Thực Dân Tộc Thái – Bàn La: 153 Vừ A Dính, phường Quyết Thắng, Thị xã Lai Châu, Lai Châu.

6. Canh Tiết Lá Đắng

Món ngon tiếp theo để trả lời câu hỏi “Lai Châu có đặc sản gì ngon” của du khách chính là canh tiết lá đắng. Đúng như tên gọi, món ăn này có vị đắng rất đặc trưng của lá đắng mà không giống với những loại rau khác. Phải thưởng thức món ăn này du khách mới cảm nhận được nét độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của vùng đất này. Trước khia, khi món ăn này chưa phổ biến, để tìm được lá đắng về làm canh không hề đơn giản, vì lá cây này chỉ mọc ở nơi ven rừng, khe suối. Thường thì chỉ có khách quý, chủ nhà mới đi lên rừng tìm lá và nấy canh như một sự thể hiện tắm lòng mến khách. Ngày nay, loại cây lá đắng này được người dân mang về trồng tại vườn nhà, trên nương, trên rẫy, du khách có thể mua lá đắng vào mỗi dịp chợ phiên.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Nguyên liệu và cách nấu canh lá đắng cũng rất đơn giản. Chỉ cần ít phổi lợn băm nhỏ, thêm một miếng tiết và vài thư srau thơm cùng với nắm lá đắng vò nát, sau đó đun nước sôi và cho tất cả nguyên liệu vào nấu chín kỹ là du khách đã có bát canh lá đắng thơm ngon để thưởng thức. Nếu lần đầu thưởng thức món canh này sẽ cảm thấy vị đăng, chát tê đầu lưỡi, nhưng chính vị đắng đó lại đánh thức vi giác của du khách giúp bữa ăn thêm ngon miệng hơn. Tiếp tục thưởng thức, món canh lá đắng sẽ mang lại vị ngọt, bùi, thơm ngậy đến kỳ lạ.

  • Địa chỉ: Nhà Hàng Ẩm Thực Dân Tộc Thái – Bàn La: 153 Vừ A Dính, phường Quyết Thắng, Thị xã Lai Châu, Lai Châu.
Xem Thêm  Bỏ Túi 13+ Quán Cafe Ở Gia Lai Có View Đẹp & Đồ Uống Ngon

7. Cá Bống Vùi Tro

Cá bống là một trong những thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt. Không chỉ là nguyên liệu tạo ra món ăn ngon, giàu dinh dưỡng mà còn mang đậm nét văn hóa Việt. Đây cũng là nguyên liệu tạo ra món cá bống vùi tro nổi tiếng ở Lai Châu. Cá bóng vùi tro là món ăn khá cầu kì, phức tạp phải khách quý mới được người dân nơi đây tỉ mỉ chế biến món ăn này để chiêu đãi. Cá bống chuẩn người ta phải bắt ở suối Tùng Lâm, thịt ngon, dai chắc ngọt, thơm.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Giống như các món đặc sản khác ở Lai Châu, cá bống vùi tro mang đến mùi vị rất riêng của núi rừng Tây Bắc, thấm đượm những gia vị đặc trưng chỉ có ở nơi đây như hạt mắc khén, lá húng, lá hom, trong đó nổi bật là vị cay nồng của gừng, sả và vị ngon ngọt khó cưỡng của thịt cá bống. Theo lời các nghệ nhân ẩm thực ở Vàng Pheo, món cá bống vùi tro không thể chế biến cho nhiều người ăn một lúc. Mỗi mẻ cá có số lượng vừa phải thì cá chín mới ngon. Khi thưởng thức người ta sẽ thấy vị ngậy của cá, mùi thơm nhẹ của lá dong nướng, pha trộn một cách hoàn hảo.

  • Địa chỉ: Chợ Tam Đương Đất, Lai Châu họp vào sáng chủ nhật

8. Nộm Rau Dớn

Ẩm thực Lai Châu rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là các nguyên liệu từ rau được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Bên cạnh măng nộm hoa ban thì món rau dớn cũng là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu nói riêng và đồng bào người Tây Bắc nói chung. Món ăn này đơn giản nhưng lại thể hiện đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút cay cay của ớt.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Để làm được món nộm rau dớn vừa ngon, vừa mang hương vị đặc trưng của dân tộc Thái, người ta thường chỉ hái những ngọn rau dớn cong non, là bánh tẻ. Sau đó rửa sạch và phơi nắng cho tai. Tiếp theo cho rau dớn vào chõ xôi bằng gỗ để đồ, sau khoảng thời gian 20 phút để rau chín và giữ được màu xanh. Ở công đoạn này phải đồ chứ không luộc chín để giữ được vị bùi, ngọt ngọt của món nộm. Sau khi rau đươc đồ chín, cho vào bát to và thêm ít rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Để khoảng 5 phút cho thấm đều gia vị thì cho thêm lạc rang giã nhỏ vào là có thể thưởng thức được ngay.

  • Địa chỉ: Nhà hàng tình ca Tây Bắc, 154 Nguyễn Trãi, thị xã Lai Châu.

9. Trứng Kiến

Trứng kiến là món ăn mang đậm nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực dân tộc Thái. Nếu như trước đây, trứng kiến được người dân sử dụng như một thực phẩm để tăng thêm dưỡng chất, chống đói và thiếu thức ăn thì giờ đây những kinh nghiệm dân gian xưa được truyền lại, trứng kiến trở thành đặc sản đắt giá cho những người sành ăn. Tháng tư hàng nằm là thời điểm duy nhất có trứng kiến, là lúc trức kiến được thu hoạch và những tổ kiến mới với những quả trứng nhỏ làm rất nhiều món ngon mà không phải ai cũng biết.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Đến với các bản làng ở Lai Châu trong mùa này, du khách sẽ có dịp thưởng thức đủ các món chế biến từ trứng kiến như: Trứng kiến ướp gia vị trong lá dong, lá chuối và nướng trên bếp than hồng, hoặc món trứng kiến đồ cùng xôi nếp nương, làm nộm với lá chua chát, nấu canh ngọt dịu… cùng với nhiều món ăn khác món trứng kiến trở thành món ăn không thể thiếu ở các bản làng văn hóa vùng cao.

  • Vị trí: 62 Trần Phú, phương Tân Phong, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
  • Giờ mở cửa: 08:00 – 22:30
  • Giá cả: 100,000 – 550,000 vnđ

10. Rêu Đá

Nhắc đến đặc sản Lai Châu thì không thể thiếu món rêu đá khá nổi tiếng. Rêu đá Lai Châu là món ăn truyền thống của người dồng bào Thái Tây Bắc, một đặc sản mà đến Lai Châu không thể không thử du khách sẽ nhớ mãi hương vị của món ăn này. Để có được món rêu ngon đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, trước tiên cần vớt rêu cho vào rỗ, giặt qua với nước sạch nhằm loại bỏ đất cát và chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, hoặc thớt rồi dùng một khúc gỗ to để đập. Rêu sau khi được sơ chế sạch có màu xanh đậm, sờ ào mềm và mát. Qua những bước sơ chế cơ bản, rêu đã được chế biến thành nhiều món khác nhau như canh rêu đá, rêu nướng và rêu xào lá tỏi.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Thường thì món rêu đá nướng được người đồng bào Thái ưa chuộng và hay chế biến trong các dịp quan trọng. Để làm món rêu đá nước, sau khi sơ chế và vắt hết nước, đêm tẩm với các gia vị như sả, gừng, bột ớt, hạt dổi, quả muối, hạt sẻn…. sau đó gói vào lá dong và vùi trong tro nóng, bên trên phủ một lớp than hồng. Đến khi lớp lá bên ngoài chuyển thành màu đen thì người ta mới lấy ra rồi bóc từng lớp lá. Lúc này sẽ cảm thấy hương thơm của gia vị cùng mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rêu đá vùi than thường xuyên giúp cơ thể lưu thông khí quyết, giải độc, giải nhiệt, hạ huyết áp và nhiều chứng bệnh mãn tính khác.

  • Địa chỉ: 249 Trần Phú, Thị xã Lai Châu, Lai Châu
Xem Thêm  9+ Quán Cafe Sách Đà Nẵng Yên Tĩnh & Không Gian Đẹp

11. Khâu Nhục

Khâu nhục là một món ăn thường thấy trong những dịp lễ Tết hoặc những sự kiện được diễn rã hàng ngày như đám cưới, đám hỏi hoặc ma chay của người dân tộc vùng cao được làm từ thịt lợn nhưng lại mang đến một hương vị độc là khi thưởng thức. Tùy theo từng địa phương, món ăn này có các tên gọi khác như: Khau nhục, khổ nhục, nằm khau. Đây là món gần giống như thịt kho nhưng được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị, ướp càng lâu càng ngon.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Để có được món ăn khẩu nhục, người ta phải nấu tới nửa ngày cho miếng thịt mềm, sao cho khi ăn như tan ra trong miệng. Món ăn này có nguồn góc từ người hoa làm, xuất hiện hầu hết ở các tình vùng núi phía Bắc. Nguyên liệu để chế biến món khau nhục gồm có: thịt lợn ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu… Chế biến món này phải dùng thịt ba chỉ và thái miếng vuông, rửa sạch và cho vào nồi luộc kỹ. Thịt chín vớt  ra để nguội, cạo sạch phần bì của miếng thịt, dùng vật nhọn châm vào bì thật kỹ đến khi thấy bì chảy mỡ ra thì lau sạch, lấy rượu hoặc dấm bôi vào lớp da bì đó cho thấm đều. Sau cùng cho thịt vào chảo mỡ nóng chao (rán) sao cho vàng đều mới vớt ra.

  • Địa chỉ: số 06, đại lộ Lê Lợi, phường Tân Phong, Lai Châu

12. Bánh Dày Người Mông

Bánh dày là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người đồng bào dân tộc Mông. Vì thế, giã bánh dày ngày Tết là phong tục, tập quán văn hóa truyền thống đặc trưng được người dân tộc Mông ở bản Lao Chải, xã Khun Há (huyện Tam Đường) lưu giữ đến ngày nay. Bánh dày dẻo thơm và được làm từ gạo nếp nương. Công đoạn chế biến cũng rất công phu và tỉ mỉ: gạo nếp vo sạch và ngâm từ 12 đến 18 giờ, sau đó cho vào chõ đồ khoảng 1-2 giờ để xôi chín. Xôi đang nóng phải mang ra giã ngay bánh mới đảm bảo độ nhuyễn, dẻo, lúc nặn sẽ mềm.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Công đoạn giã bánh dày rất vất vả, sau khi giã xong sẽ được những bàn tay khéo léo của người phụ nữ nặn thành những chiếc bánh dày vừa vặn, tròn trịa, dẹt. Bánh sau khi nặn xong được đặt lên mặt phên. Bánh dày của người Mông không có nhân nên giữ được nguyên vị ngon tự nhiên, thơm dẻo của gạo nếp nương rất hấp dẫn. Dâng bánh len bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính của mình, với ước mong các đấng linh thiêng phù hộ cho đôi chân to khỏe, để có thể vượt núi, chèo đèo, phát nương làm rẫy. Phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

13. Bánh Chưng Đen

Vào những ngày lễ Tết, có một loại bánh rất đặc trưng và không thể thiếu với người Dao Khâu ở Sìn Hồ- Lai Châu, đó là bánh chưng đen. Bánh chưng đen của người Dao Khẩu được làm từ nguyên liệu gạo nếp, thịt lợn. Tuy nhiên, để làm loại bánh chưng này thì gạo nếp sẽ được nhuộm đen. Khi luộc xong, bánh có màu đen rất đều và đẹp mắt, vì thế mà người Dao khâu gọi là bánh chưng đen.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Lai Châu Nên Thưởng Thức Một Lần

Tục làm bánh chưng đen đã có từ rất lâu, cũng không biết do đâu mà có nhưng từ ông bà tổ tiên truyên lại và nó đã trở thành phong tục trong mỗi gia đình người Dao huyện Sìn Hồ. Đêm 30 Tết, con cháu quanh quần bên nhau luộc bánh đên giao thừa thì cũng là lúc bánh chín. Bánh sẽ được vớt lên và dâng cúng tổ tiên ngày Tết. Loại bánh này có ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới sung túc, đầy đủ, năm mới lúa gạo đầy nhà, gia đình được trong ấm ngoài êm. Với sự thơm dẻo và độc đáo, bánh chưng đen-loai bánh mang đậm hương vị mộc mạc của núi rừng đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của người Dao Sìn Hồ trong những ngày tết.

Ở trên là danh sách các món ăn ngon ở Lai Châu mà du khách có thể thưởng thức nếu có dịp về với vùng đất này. Mỗi đặc sản, món ngon được kèm theo địa điểm ăn uống giúp du khách dễ dàng tiếp cận và thưởng thức.

Xem thêm:

Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Lai Châu: Tham Quan, Đi Lại, Ăn Uống tại danh mục miền Bắc trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.

Xem Thêm Những Bài Viết Về Địa Điểm Ăn Uống Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *