Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất giai đoạn 2030 – 2050

Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất giai đoạn 2030 – 2050

Thủ đô Hà Nội đang trải qua một giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với các dự án quy hoạch hiện đại. Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất không chỉ phản ánh sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn thể hiện tầm nhìn dài hạn của thành phố trong việc xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và bền vững.

1. Tầm nhìn và mục tiêu quy hoạch TP. Hà Nội

Đề án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011.

1.1 Tầm nhìn

Đề án quy hoạch chung chủ trương xây dựng thành phố Hà Nội trở thành trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước; trung tâm văn hóa, giáo dục, đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng; một trong những trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Hà Nội được định hướng trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, du lịch hàng đầu cả nước
Hà Nội được định hướng trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, du lịch hàng đầu cả nước

1.2 Mục tiêu

Đề án quy hoạch Hà Nội đặt ra các mục tiêu cụ thể:

  • Xây dựng thành phố phát triển bền vững với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.
  • Đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa, di sản, di tích lịch sử.
  • Chú trọng vào nền kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng, quốc gia, quốc tế.
  • Xây dựng Hà Nội trở thành thành phố “Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao cả trong nước và khu vực quốc tế.
  • Tạo lập môi trường sống, làm việc, sinh hoạt giải trí chất lượng cao cho người dân tại khu vực.

2. Các thông tin được thể hiện trên bản đồ quy hoạch Hà Nội

Bản đồ quy hoạch TP Hà Nội cung cấp cái nhìn tổng thể về sự phát triển của thành phố thông qua các thông tin cụ thể sau đây:

  • Địa giới hành chính trong thành phố
  • Các khu dân cư
  • Mật độ dân cư
  • Các địa danh
  • Đất đai
  • Quy hoạch giao thông
  • Quy hoạch sử dụng đất
  • Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
  • Các dự án trọng điểm
  • Các khu vực bảo tồn
  • Dự kiến quy hoạch không gian xanh trong thành phố
Xem Thêm  [REVIEW] Kinh Nghiệm Du Lịch Buôn Mê Thuột Chi Tiết 2022
Thông tin được thể hiện trên bản đồ quy hoạch Hà Nội
Thông tin được thể hiện trên bản đồ quy hoạch Hà Nội

3. Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất 2030 – 2050

Theo đề án quy hoạch Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ khoác lên mình một diện mạo mới với nhiều công trình xây dựng hiện đại. Nổi bật trong đó là các đô thị vệ tinh như Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây,…

Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất giai đoạn 2030 - 2050
Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất giai đoạn 2030 – 2050

Các cơ quan đầu não của cả nước được quy hoạch tập trung ở các quận Ba Đình, Tây Hồ và Nam Từ Liêm. Thêm vào đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng chú trọng thực hiện các công trình hạ tầng, văn hóa xã hội và xây dựng trung tâm kinh tế mới. Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất cũng bao gồm việc mở rộng khu đô thị trung tâm từ nội đô về các khu ven đô:

  • Phía Bắc đến quận Mê Linh, huyện Đông Anh.
  • Phía Tây, Tây Nam đến đường Vành đai 4.
  • Phía Đông đến địa phận quận Long Biên, huyện Gia Lâm.

>> Tham khảo: Bản đồ quy hoạch TPHCM 2024

4. Phạm vi ranh giới 38 quy hoạch phân khu tại đô thị trung tâm TP. Hà Nội

Để quản lý và phát triển đô thị một cách hiệu quả, UBND thành phố Hà Nội đã chia đô thị trung tâm thành 38 phân khu. Mỗi phân khu sẽ có những quy hoạch riêng biệt, phù hợp với đặc điểm và tiềm năng của từng khu vực.

38 quy hoạch phân khu tại đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
38 quy hoạch phân khu tại đô thị trung tâm thành phố Hà Nội

Dưới đây là danh mục, phạm vi ranh giới 38 quy hoạch phân khu tại đô thị trung tâm thành phố Hà Nội:

Ký hiệu quy hoạch phân khu  Mô tả quy hoạch phân khu 
N1 Khu vực đô thị phía Bắc Sông Hồng (Mê Linh) 
N2 Khu vực công nghiệp và nêm xanh (Mê Linh) 
N3 Khu vực đô thị phía Bắc Sông Hồng (Mê Linh – Đông Anh)
N4 Khu vực đô thị phía Bắc Sông Hồng (Đông Anh)
N5 Khu vực đô thị phía Bắc Sông Hồng (Đông Anh)
N6 Khu vực công nghiệp và dân cư (Đông Anh)
N7 Khu vực đô thị phía Bắc Sông Hồng (Đông Anh)
N8 Khu vực đô thị phía Bắc Sông Hồng (Đông Anh)
N9 Khu vực đô thị phía Bắc Sông Hồng (Đông Anh – Gia Lâm)
N11 Khu vực đô thị phía Bắc Sông Hồng (Gia Lâm)
GN Khu vực nêm xanh phía Bắc Sông Hồng (Mê Linh – Đông Anh)
S1 Khu vực đô thị Tây VĐ 4 (Đan Phượng – Từ Liêm)
S2 Khu vực đô thị Tây VĐ 4 (Hoài Đức – Đan Phượng – Từ Liêm)
S3 Khu vực đô thị Tây VĐ 4 (Hoài Đức – Từ Liêm)
S4 Khu vực đô thị Tây VĐ 4 (Hà Đông)
S5 Khu vực đô thị Tây VĐ 4 (Thanh Trì – Thường Tín)
GS Khu vực vành đai xanh, nêm xanh Nam Sông Hồng
A6 Khu vực Hồ Tây và xung quanh
A1 Khu trung tâm hành chính, chính trị Ba Đình
A2 Khu Hoàng thành Thăng Long và Khảo cổ 18 Hoàng Diệu
A5 (H1-1) Hồ Gươm và phụ cận
A3 (H1-1) Khu phố cổ
A4 (H1-1) Phố Cũ
A7 (H1-2) Khu vực hạn chế phát triển Ba Đình
A7 (H1-3) Khu vực hạn chế phát triển Đống Đa
A7 (H1-4) Khu vực hạn chế phát triển Hai Bà Trưng
B1 (H2-1) Khu vực nội đô mở rộng (Tây Hồ – Từ Liêm)
B2 (H2-2) Khu vực nội đô mở rộng (Cầu Giấy – Từ Liêm – Hà Đông)
B3 (H2-3) Khu vực nội đô mở rộng (Thanh Xuân – Hoàng Mai – Hà Đông)
B4 (H2-4) Khu vực nội đô mở rộng (Hoàng Mai – Hai Bà Trưng)
N10 Khu vực quận Long Biên
GN-(A) Khu vực trung tâm TDTT Asiad và nêm xanh
GN-(A) Khu vực đất cây xanh công viên vui chơi giải trí và nêm xanh phía Nam KCN Đông Anh (Phân khu N6)
GN-(C) Khu vực phía Nam sông Cà Lồ
GN-(ĐB) Khu vực di tích thành Cổ Loa
GS-(D) Khu vực nêm xanh phía Đông phân khu
S5 Khu vực xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì
R-(1+5) Khu vực hành lang xanh dọc 2 bên sông Hồng
R-(6) Khu vực hành lang xanh dọc 2 bên sông Đuống
Xem Thêm  Dinh Bảo Đại Đà Lạt: Hồi ức lịch sử về vị vua cuối cùng của Việt Nam

5. Bản đồ quy hoạch các đô thị vệ tinh tại Hà Nội

Dựa theo bản đồ quy hoạch Hà Nội đến năm 2030, thành phố sẽ phát triển theo mô hình chùm khu đô thị. Trong đó bao gồm 01 đô thị trung tâm và 05 đô thị vệ tinh, bao gồm: Hòa Lạc, Sóc Sơn, Sơn Tây, Xuân Mai và Phú Xuyên. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ có những thế mạnh và điều kiện thuận lợi riêng để phát triển, góp phần giải quyết các vấn đề đô thị như quá tải dân số, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường,…

Bản đồ quy hoạch các đô thị vệ tinh tại thành phố Hà Nội
Bản đồ quy hoạch các đô thị vệ tinh tại thành phố Hà Nội

Định hướng phát triển của mỗi đô thị vệ tinh được thiết lập cụ thể trong bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất như sau:

  • Quy hoạch Hòa Lạc: Hòa Lạc là đô thị vệ tinh lớn nhất trong 5 đô thị mới tại Hà Nội, nằm ở phía Tây đô thị trung tâm. Khu vực này được định hướng quy hoạch trở thành đô thị khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo hàng đầu. Trong đó tập trung phát triển các ngành công nghệ tiên tiến, các trường đại học, viện nghiên cứu và khu vực dân cư hỗ trợ.
  • Quy hoạch Sơn Tây: Sơn Tây tọa lạc về phía Tây Bắc của đô thị trung tâm, được định hướng phát triển thành trung tâm văn hóa, lịch sử gắn liền cùng du lịch nghỉ dưỡng. Mục tiêu hướng đến là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời phát triển du lịch bền vững, tạo thêm việc làm cho người dân.
  • Quy hoạch Xuân Mai: Đề án quy hoạch TP.HCM chủ trương phát triển Xuân Mai thành đô thị dịch vụ – công nghiệp. Mục tiêu là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội.
  • Quy hoạch Phú Xuyên: Phú Xuyên tọa lạc tại phía Nam đô thị trung tâm. Khu vực này được quy hoạch trở thành đô thị công nghiệp và logistics, tập trung vào công nghiệp sản xuất, chế biến và trung chuyển hàng hóa. Mục tiêu hướng đến giảm tải áp lực giao thông cho khu vực nội đô và tạo nên một trung tâm công nghiệp lớn cho khu vực phía Nam của thành phố.
  • Quy hoạch Sóc Sơn: Đề án quy hoạch Hà Nội định hướng phát triển Sóc Sơn trở thành đô thị sinh thái và dịch vụ. Trong đó tập trung phát triển các trung tâm dịch vụ thương mại, logistics và trung chuyển hàng hóa quốc tế, cung cấp dịch vụ cảng hàng không, trung tâm dịch vụ du lịch thương mại, trung tâm dịch vụ đào tạo cấp vùng.
Xem Thêm  Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc cho người mới – phân biệt 4 loại tour khác nhau

Mỗi đô thị vệ tinh được quy hoạch với chức năng đặc thù nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng, đồng thời thúc đẩy phát triển đồng bộ cho toàn bộ thủ đô Hà Nội.

6. Cách tra cứu bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất

Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, bản đồ quy hoạch Hà Nội cũng có nhiều thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước. Việc tra cứu và cập nhật liên tục thông tin quy hoạch sẽ là bước cần thiết để có được cái nhìn tổng quan nhất về sự phát triển và quy hoạch đô thị của thủ đô. Hiện nay, bạn có thể tra cứu bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất theo 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Tra cứu quy hoạch trên website chính thức của Bộ Xây dựng tại địa chỉ: quyhoach.xaydung.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Cách 2: Tra cứu bản đồ quy hoạch TP Hà Nội trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại địa chỉ: qhkhsdd.hanoi.gov.vn/datdai

Tra cứu quy hoạch Hà Nội qua trang web của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội
Tra cứu quy hoạch Hà Nội qua trang web của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội

Cách 3: Tra cứu quy hoạch trực tuyến trên website của Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội tại địa chỉ: quyhoach.hanoi.vn

Cách 4: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến qua các trang web uy tín của các doanh nghiệp chuyên về BĐS như: Guland, MeeyMap, Remaps,…

Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất không chỉ phản ánh những định hướng phát triển dài hạn của thủ đô mà còn cung cấp cái nhìn rõ ràng về các khu vực chức năng, hệ thống hạ tầng và không gian xanh. Việc theo dõi và cập nhật thường xuyên thông tin từ bản đồ quy hoạch là vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cư dân. Đảm bảo rằng các quyết định liên quan đến đầu tư, mua bán, xây dựng đều phù hợp với định hướng quy hoạch của thành phố.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *