GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH QUẬN 12

GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH QUẬN 12

Khu tưởng niệm Vườn Cau Đỏ

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp đến kháng chiến chống đế quốc Mỹ, những tên làng, tên đất đã đi vào lịch sử dân tộc như những mốc son chói lọi. Vùng đất Vườn Cau Đỏ đã hình thành những căn cứ lõm cách mạng. Vườn Cau Đỏ bao quanh là các xã Nhị Bình, Quới Xuân, Thạnh Lộc, Tân Thới Hiệp và Đông Thạnh. Đây là nơi có nhiều vườn cau, cây trái xum xuê, xưa kia là vùng đất đầm lầy, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện, cỏ dại mênh mông, rắn rết, muỗi, đỉa, bò cạp,… nhiều vô tận. Tên gọi Vườn Cau Đỏ ra đời cách đây khá lâu, không ai còn biết chính xác nguồn gốc ra đời của nó. Theo các đồng chí lão thành cách mạng đã từng hoạt động trên địa bàn này, trong chiến tranh ở đây cau mọc thành từng đám nên gọi là “Vườn Cau”, còn màu “đỏ” của địa danh “Vườn Cau Đỏ” không chỉ đơn thuần là màu sắc của thân cau bị ngả màu do tàn phá ác liệt của chiến tranh mà còn mang ý nghĩa là những hy sinh xương máu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân đã ngã xuống mảnh đất này. Vị trí của Vườn Cau Đỏ ở sát cạnh và bao quanh là các cơ quan quân sự của địch chiếm đóng. Nó được ví như một chiếc túi chứa đựng tất cả những mối liên hệ từ bên ngoài, và là một căn cứ nối liền rừng với thành phố. Mất Vườn Cau Đỏ là mất liên lạc với thành phố. Chính vì vậy, Vườn Cau Đỏ trở thành bàn đạp giữa thành phố và căn cứ. Nơi đây vừa có địa hình thuận lợi về tầm che khuất, giữ được yếu tố bí mật để triển khai đội hình chiến đấu. Đối với ta, Vườn Cau Đỏ trấn giữ một vị trí trung chuyển không thể thay thế trên hướng Tây Bắc Sài Gòn. Từ một “vành đai an ninh” thô sơ ban đầu, về sau Vườn Cau Đỏ phát triển thành một khu “căn cứ lõm”, một mật khu cách mạng, là nơi đứng chân, che giấu lực lượng cách mạng. Căn cứ gồm nhiều “Lõm” khác nhau giàn trải trên một địa bàn rộng, là bàn đạp xuất phát của các lực lượng kháng chiến tấn công vào Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ.

Xem Thêm  Top 5 địa chỉ quán mì Sài Gòn ngon khó cưỡng hút thực khách

Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông

Hàng năm, để thể hiện sự tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ, các gia đình có công, Quận ủy – Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 12 đều tổ chức họp mặt truyền thống với sự tham dự của các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình có công cách mạng, các đơn vị bạn như Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Dĩ An,… đây là dịp để ôn lại qhá khứ hào hùng, động viên, thăm hỏi chia sẻ và cũng là nơi để thế hệ trẻ ghi nhớ, hứa quyết tâm sống, lao động và học tập để góp phần xây dựng quê hương, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước. Ngày nay, Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Quận 12 mà nơi đây còn là địa điểm học tập lịch sử của học sinh, sinh viên trong và ngoài quận. Các câu chuyện lịch sử được thuyết minh viên tái hiện một cách sinh động làm cho khách tham quan như được ngược dòng thời gian, sống lại cùng với quá khứ hào hùng của dân tộc. Không chỉ tham quan, học tập, Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông còn là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi, chụp ảnh lưu niệm, sinh hoạt đoàn, cắm trại,…; là nơi rèn luyện thân thể, tập võ, tập thể dục của các em học sinh, thanh thiếu niên và người. Hàng năm, Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông tiếp đón khoảng 5.000 lượt khách đến tham quan.

Xem Thêm  Hấp dẫn chùm Tour 0 đồng tại Ngày hội du lịch Tp. Hồ Chí Minh

Nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh

Với kiểu dáng cổ điển, nguồn tài liệu phong phú, hiện vật giàu ý nghĩa, đội ngũ quản lý và nhân viên thân thiện, vui vẻ, nhiệt tình; kết hợp với khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Hàng năm, Nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh thu hút khoảng 2.500 du khách đến tham quan, tưởng niệm, tìm hiểu lịch sử,…Nơi đây còn là nơi luyện tập võ, thể dục của gần 150 người mỗi ngày. Đây là điểm hẹn tham quan lý tưởng, thích hợp cho những buổi sinh hoạt chủ điểm, dã ngoại kết hợp “về nguồn” và giáo dục lịch sử địa phương.

Chùa Khánh An

Với ý nghĩa là cơ sở cách mạng, nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chùa Khánh An đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố theo Quyết định số 3269/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2007.

Chùa Tường Quang

Đình Hanh Phú

Đình Hanh Phú là kho lương thực của Ban Tiếp tế tỉnh Gia Định, cung cấp lương thực cho cán bộ, chiến sĩ căn cứ An Phú Đông và là chứng cứ tố giác tội ác của quận xâm lược, nhờ đó được công nhận xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố theo Quyết định số 3270/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2007 của UBND thành phố.

Xem Thêm  Khám phá Nóc hầm Thủ Thiêm – Điểm hẹn cực Chill của giới trẻ – Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Miếu Cây Quéo

Đình Tân Hội

Tu viện Vĩnh Nghiêm

Khu du lịch Bến Xưa

Khu Du Lịch Bến Xưa tọa lạc tại Quận12 gần bờ sông Vàm Thuật xanh mát. Từ trung tâm thành phố Sài Gòn chỉ cần chạy xe khoảng 15 phút là đã đến được đây. Trong khuôn viên rộng gần 25.000m2 là không gian ẩm thực, giải trí lý tưởng cho những ai muốn tìm tới với thanh bình và lắng đọng giữa thiên nhiên.

Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC)

Thành lập vào ngày 16/3/2001, QTSC là công viên phần mềm đầu tiên, lớn nhất tại Việt Nam và hàng đầu Châu Á. Hiện QTSC đã thu hút 146 doanh nghiệp CNTT trong đó có 6 doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 người với 650 sản phẩm, giải pháp và là nơi phục vụ cho 21.094 người học tập, làm việc thường xuyên.

Mời bạn cùng chúng tôi khám phá Du lịch Quận 12 đầy đủ tại đây.