Kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại từ A-Z cho người mới

Kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại từ A-Z cho người mới

Sức hút của việc kinh doanh phụ kiện điện thoại

Dưới đây là một số lý do khiến hoạt động kinh doanh phụ kiện điện thoại được nhiều người lựa chọn:

  • Nhu cầu của thị trường lớn, nhất là với đối tượng khách hàng trẻ. 
  • Yêu cầu về vốn ban đầu không quá lớn, thời gian hoàn vốn nhanh.
  • Không bắt buộc mở cửa hàng, thuê địa điểm kinh doanh cố định.
  • Nguồn hàng và chủng loại sản phẩm đa dạng, có thể lựa chọn kinh doanh ốp lưng điện thoại, tai nghe, cáp sạc,…
  • Tính linh hoạt cao.
kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại từ a-z cho người mới

Sức hút của việc kinh doanh phụ kiện điện thoại

Tất nhiên, quyết định nên hay không nên kinh doanh phụ kiện điện thoại cũng cần dựa vào điều kiện và định hướng của mỗi người. Nhưng về cơ bản, so với phần lớn lĩnh vực hay với sản phẩm chính là điện thoại, mặt hàng phụ kiện dễ triển khai hơn đáng kể.

Những yếu tố quan trọng khi kinh doanh phụ kiện điện thoại

Kiến thức 

Khi kinh doanh phụ kiện điện thoại hay bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào khác, chúng ta cần nắm được những kiến thức liên quan. Đối với phụ kiện điện thoại, cần tập trung vào xu thế thời trang, chất lượng, mức giá, tính tiện ích.

Đặc biệt, vì đây là nhóm những mặt hàng bổ trợ cho sản phẩm chính là điện thoại nên người bán cũng cần cập nhật thông tin về các đời máy, tính năng và điểm mạnh của từng dòng để tư vấn khách hàng được tốt hơn.

Ví dụ: Đối với các ốp silicon trong suốt, chúng tôn được vẻ đẹp được smartphone nhưng thường bị ố, xỉn màu sau một thời gian sử dụng. Lựa chọn tai nghe Bluetooth như airpod của Apple tiện lợi hơn tai nghe dây nhưng giá cũng cao hơn.

kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại từ a-z cho người mới

Yếu tố quan trọng khi kinh doanh phụ kiện điện thoại – Kiến thức

Xem Thêm  Bỏ túi kinh nghiệm khám phá bãi Ông Cù Lao Chàm đầy đủ nhất

Nguồn vốn

Để bắt đầu kinh doanh cửa hàng ăn, quán cà phê, chúng ta cần bỏ ra những khoản tiền tương đối lớn, thậm chí hàng tỷ đồng. Nhưng khi bán phụ kiện điện thoại, con số này chỉ khoảng vài chục đến dưới 300 triệu đồng, tùy vào quy mô và hình thức kinh doanh. Chi tiết hơn:

  • Với tiền vốn 20 – 50 triệu đồng: Tập trung vào nhóm mặt hàng phụ kiện đang được ưa chuộng nhất, lựa chọn kinh doanh phụ kiện online và tự phục vụ khách hàng để tối ưu chi phí.
  • Với tiền vốn 50 – 100 triệu đồng: Hướng đến nguồn hàng gồm các phụ kiện của những dòng máy cơ bản với số lượng không quá lớn; có thể lựa chọn hình thức kinh doanh online hoặc thuê địa điểm kinh doanh nhỏ.
  • Với tiền vốn 100 – 300 triệu đồng: Hướng đến phụ kiện của các thương hiệu lớn hoặc đa dạng hóa sản phẩm về cả chủng loại lẫn thiết kế. Nhà kinh doanh cũng có thể thuê mặt bằng, làm website, tuyển nhân viên,…

Địa điểm kinh doanh

Nếu như tiềm lực cho phép, việc mở cửa hàng phụ kiện điện thoại cố định là cần thiết. Yếu tố này sẽ giúp “giữ chân” những khách hàng cũ, hình thành nhóm người mua quen thuộc hay đơn giản đảm bảo việc bán hàng ổn định hơn.

Chúng ta nên ưu tiên tìm đến địa điểm gần các trường đại học, cao đẳng, khu chợ, khu dân cư đông đúc hoặc gần những cửa hàng chuyên bán smartphone chính hãng. Đây là những vị trí tiếp cận được nhiều khách hàng, nhất là các bạn trẻ, các bạn sinh viên – nhóm đối tượng có nhu cầu rất cao về phụ kiện điện thoại.

kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại từ a-z cho người mới

Địa điểm kinh doanh là một yếu tố quan trọng khi kinh doanh phụ kiện điện thoại

Nguồn hàng

Một trong những ưu điểm của việc kinh doanh các phụ kiện điện thoại chính là nguồn hàng rất đa dạng. Bạn có thể tham khảo:

  • Các chợ đầu mối: Chợ Kim Biên, chợ Bình Tây ở TP. Hồ Chí Minh; chợ Phùng Khoang, chợ Trời tại Hà Nội… Đây là những nơi có nguồn hàng lớn, phong phú về chủng loại với mức giá rất rẻ. Song cần lưu ý về tình trạng hàng giả, hàng nhái khi lựa chọn nguồn hàng này.
  • Các đại lý bán buôn, bán sỉ: Chất lượng phụ kiện điện thoại tại đây sẽ được đảm bảo hơn. Các đại lý cũng thường đưa ra chính sách hợp tác hấp dẫn. Dẫu vậy, mức giá có thể nhỉnh hơn so với nguồn hàng từ chợ đầu mối.
  • Nguồn hàng từ nước ngoài: Không ít cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại nhập hàng từ Trung Quốc, Thái Lan,… Ưu điểm là nhiều sản phẩm độc đáo, thú vị và giá nhập rất rẻ. Nhược điểm là phí vận chuyển lớn và đôi khi không thể có hàng liên tục.
Xem Thêm  Top 10 tòa nhà cao nhất Thái Lan [Bảng xếp hạng mới nhất]

Hình thức

Lựa chọn kinh doanh phụ kiện điện thoại online hay cửa hàng cố định tùy thuộc vào tiềm lực và định hướng phát triển của từng người bán. Nếu vốn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều thì chắc chắn bán sản phẩm qua Facebook, Zalo, Tik Tok,… sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, vốn lớn, nhà kinh doanh cần xây dựng thương hiệu bền vững thì rất cần mở cửa hàng phụ kiện điện thoại.

Top 4 phụ kiện điện thoại bán chạy nhất

Ốp lưng điện thoại

Hiện nay, một chiếc ốp lưng không chỉ giúp bảo vệ “dế yêu” mà còn là phụ kiện thời trang gắn với những tiện ích cụ thể. Kiểu dáng, màu sắc cần tương thích cho từng loại máy, dòng máy và gu thẩm mỹ của khách hàng.

Đặc biệt, đối với một số người dùng, mỗi smartphone sẽ được trang bị 2 đến 3 ốp lưng khác nhau. Vì thế, kinh doanh ốp lưng điện thoại chắc chắn là lựa chọn không nên bỏ qua.

kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại từ a-z cho người mới

Kinh doanh ốp lưng điện thoại

Kính cường lực

Gần như 100% khách hàng sử dụng điện thoại cảm ứng hay smartphone đều dán kính cường lực cho “dế yêu”. Bởi khả năng bảo vệ của nó nên dù tính thẩm mỹ không quá nhiều nhưng đây vẫn là phụ kiện điện thoại điện săn đón hàng đầu.

Đối với nhà kinh doanh, cũng cần lưu ý rằng, việc bán kính cường lực thường đi kèm với dịch vụ dán kính. Bạn có thể cân nhắc để sử dụng như một chính sách “hậu mãi” hay tính thêm giá mua sản phẩm.

Nhóm phụ kiện cáp sạc, pin dự phòng

Nhóm phụ kiện cáp sạc, sạc dự phòng luôn được cửa hàng bán phụ kiện điện thoại ưa chuộng vì nhu cầu người dùng rất lớn. Mặc dù hầu hết smartphone đều đi kèm một bộ sạc riêng nhưng giống như ốp lưng, hầu hết khách hàng đều mua thêm nhiều cáp sạc và pin dự phòng ngoài vì sự tiện ích.

kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại từ a-z cho người mới

Kinh doanh cáp sạc, pin dự phòng

Tai nghe

Kinh doanh phụ kiện điện thoại thì không thể thiếu tai nghe. Đây là sản phẩm đem lại nhiều giá trị sử dụng cho khách hàng, có thể mang lại mức lợi nhuận cao hơn ốp lưng, kính cường lực,…

Xem Thêm  Vi vu Mũi Né cực chill và mang về cả rổ ảnh đẹp với bí quyết tủ từ fashionista Châu Giang 

Thậm chí, một số loại tai nghe không dây, tai nghe chính hãng được bán với mức giá tương đương với điện thoại. Dẫu vậy, cần lưu ý vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu bạn hướng đến để lựa chọn kinh doanh dòng headphones phù hợp.

Kinh doanh phụ kiện điện thoại cần lưu ý gì?

Dưới đây là một số kinh nghiệm bán phụ kiện điện thoại bạn không nên bỏ qua:

  • Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có khả năng tương thích với đa số các dòng điện thoại, thương hiệu điện thoại. Điều này giúp người bán hàng khai thác được tối đa nhóm khách hàng phổ thông.
  • Luôn cập nhật xu thế của thị trường để biết sản phẩm nào lỗi thời, sản phẩm nào đang trở thành “hot trend”. Vấn đề này càng cần thiết đối với kinh doanh phụ kiện điện thoại online.
  • Tận dụng tối đa hình thức bán combo hay chương trình khuyến mãi để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
  • Trong trường hợp mở cửa hàng phụ kiện điện thoại cố định, hãy lưu ý thêm về việc trang trí không gian kinh doanh và quản lý hoạt động bán hàng thông qua những phần mềm hỗ trợ.
  • Không quên thực hiện các thủ tục pháp lý trước khi kinh doanh.
kinh nghiệm, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại từ a-z cho người mới

Kinh doanh các phụ kiện điện thoại cần lưu ý gì?

FAQ

Kinh doanh các mặt hàng phụ kiện điện thoại cần bao nhiêu tiền?

Tùy vào quy mô, hình thức và định hướng kinh doanh của từng người mà số vốn cần bỏ ra để bán các phụ kiện điện thoại sẽ dao động từ khoảng vài chục tới vài trăm triệu đồng.

Những nguồn hàng phụ kiện điện thoại nên lựa chọn?

Theo kinh nghiệm bán phụ kiện điện thoại, dưới đây là một số nguồn hàng nên lựa chọn:

  • Từ chợ đầu mối: Ưu điểm là giá rẻ, đa dạng mẫu mã và có thể nhập số lượng lớn; nhược điểm là có nguy cơ gặp phải hàng giả, hàng nhái.
  • Từ các đại lý bán buôn, bán sỉ: Ưu điểm là chất lượng được đảm bảo; nhược điểm là giá thường cao hơn khi nhập từ chợ đầu mối.
  • Nhập từ nước ngoài: Ưu điểm là giá trẻ, nhiều sản phẩm độc lạ; nhược điểm là chi phí vận chuyển lớn và thời gian giao hàng dài.

Đăng bởi: Thành Nguyễn

Từ khoá: Kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại từ A-Z cho người mới

Xem Thêm Những Bài Viết Về Kinh Nghiệm – Bí Kíp Du Lịch Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *